- Tham gia
- 23/6/21
- Bài viết
- 36
- Thích
- 0
- Điểm
- 6
Tế bào hồng cầu bị thiếu hụt là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu máu. Chế độ dinh dưỡng không khoa học có thể là lý do dẫn đến vấn đề này. Đối với mẹ bầu, giai đoạn 3 tháng thai kì cuối cùng là thời điểm rất dễ gặp tình trạng thiếu máu. Vậy mẹ nên làm gì để cải thiện thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối?
Những điều cần biết khi mẹ thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối
Bổ sung thêm protein và chất xơ
Protein thúc đẩy quá trình sản xuất máu, đặc biệt là protein từ các loại thịt đỏ, thịt gà và động vật có vỏ. Lượng máu được tăng lên trong khi mang thai đảm bảo đáp ứng nhu cầu của mẹ và thai nhi. Các loại thực phẩm chứa nhiều protein và ít béo mẹ có thể tham khảo như thịt nạc, cá, thịt gia cầm, đậu phụ và các sản phẩm đậu nành khác, các loại hạt và lòng trắng trứng.
Táo bón là một tác dụng phụ phổ biến của việc bổ sung sắt. Để giúp giảm táo bón và ngăn chặn tình trạng chuột rút, hãy tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, đậu, mì ống và gạo, rau xanh . Tốt nhất bạn nên bổ sung chất xơ từ thực phẩm. Nhưng nếu việc ăn nhiều chất xơ trở nên quá khó khăn, bạn cũng có thể uống bổ sung các loại xơ bao gồm psyllium và methylcellulose. Nếu bạn uống bổ sung chất xơ, hãy tăng lượng dùng dần dần và đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Mẹ bầu thiếu máu 3 tháng cuối khi mang thai hẳn đã biết rằng sắt là yếu tố cần thiết để tái tạo hồng cầu. Do đó, bạn cần tăng cường các loại thực phẩm giàu sắt, nhất là các loại thịt nạc đỏ, rau bina, đậu và ngũ cốc. Mỗi ngày bạn cần đảm bảo tiêu thụ đủ ít nhất 27 (mg) sắt. Việc lựa chọn nguồn thực phẩm bổ sung axit folic mỗi ngày cũng tốt cho quá trình tạo máu trong cơ thể mẹ. Các loại thực phẩm chứa nhiều axit folic như rau lá xanh đậm, thịt bê và các loại đậu. Mỗi phụ nữ mang thai cần ít nhất khoảng 600 mcg axit folic mỗi ngày để giúp ngăn ngừa thiếu máu và các khuyết tật thần kinh ở thai nhi.
Vấn đề thiếu máu có thể xảy ra ở mẹ bầu từ sớm, không phải chỉ ở riêng 3 tháng cuối thai kỳ. Tình trạng thiếu máu kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất khi đang mang thai, bạn nên bổ sung vitamin cho bà bầu từ trước khi sinh, chứa sắt và axit folic. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn cho mình một nhãn hiệu bổ sung phù hợp và hiệu quả.
Bổ sung đầy đủ và đa dạng các loại vitamin và khoáng chất
Mẹ bầu thường sợ tăng cân quá mức vào những tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, bạn cần bổ sung đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm để nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ. Chỉ khi cơ thể khỏe mạnh và đầy đủ dinh dưỡng, quá trình tạo máu mới có thể diễn ra nhịp nhàng. Cả bạn và thai nhi đều cần một số chất béo để khỏe mạnh. Hãy cần nhớ chọn nguồn bổ sung chất béo loại lành mạnh, không bão hòa như dầu thực vật, dầu ô liu và các loại hạt.
Bạn cũng nên chú ý cung cấp vitamin C mỗi ngày, chẳng hạn từ nước ép cam, bưởi, dâu tây, đu đủ, ... hoặc các loại rau xanh như súp lơ xanh, ớt xanh hoặc đỏ, cà chua ... Vitamin C giúp cơ thể bạn dễ dàng hấp thụ sắt, đặc biệt là sắt non-heme thức ăn thực vật, tăng cường khả năng miễn dịch, giữ cho mạch máu và các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Phụ nữ khi mang thai cần 80-85 mg vitamin C mỗi ngày, chú ý không vượt quá liều 2.000 mg.
Mẹ bầu thiếu máu 3 tháng cuối nên bổ sung viên uống nào là tốt nhất?
Thiếu máu thiếu sắt khiến tình trạng giảm kích thước và số lượng hồng cầu trở nên nghiêm trọng hơn. Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ mang thai đều nên uống bổ sung sắt, đặc biệt là người thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối. Liều lượng khuyên dùng khoảng 27 mg sắt mỗi ngày trong tam cá nguyệt thứ hai và ba. Bạn chỉ nên chọn viên uống có liều lượng phù hợp với nhu cầu bản thân, bởi bổ sung thừa sắt có thể khiến mẹ bầu gặp phải một số phản ứng nguy hiểm.
Khi chọn chất bổ sung sắt, thay vì nhìn vào trọng lượng tổng hợp chất, hãy chú ý vào lượng sắt nguyên tố. Sắt nguyên tố là lượng sắt có sẵn để hấp thụ. Ví dụ: thực phẩm bổ sung sắt có thể ghi “300 mg”, nhưng chỉ chứa 30 mg sắt nguyên tố. Thêm vào đó, để đảm bảo rằng cơ thể hấp thụ càng nhiều sắt từ sản phẩm bổ sung càng tốt, bạn nên chọn viên uống từ sắt hữu cơ và có chứa thành phần vitamin C. Sắt hữu cơ thường dễ hấp thu và không gây tác dụng phụ, trong khi vitamin C có tác dụng tăng cường hấp thu sắt.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ thiếu máu rất cao. Đặc biệt, nhu cầu chất sắt còn tăng lên nhiều lần khi thai nhi phát triển hơn khiến mẹ có thể gặp tình trạng thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ. Lúc này, thay đổi chế độ dinh dưỡng kịp thời trước khi sinh kèm theo hoạt động nhẹ nhàng kết hợp và nghỉ ngơi hợp lý sẽ sẽ giúp mẹ cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe. Hy vọng mẹ đã biết cách cải thiện thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối một cách hiệu quả. Chúc mẹ có một thai kỳ vẹn tròn, thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Những điều cần biết khi mẹ thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối
Bổ sung thêm protein và chất xơ
Protein thúc đẩy quá trình sản xuất máu, đặc biệt là protein từ các loại thịt đỏ, thịt gà và động vật có vỏ. Lượng máu được tăng lên trong khi mang thai đảm bảo đáp ứng nhu cầu của mẹ và thai nhi. Các loại thực phẩm chứa nhiều protein và ít béo mẹ có thể tham khảo như thịt nạc, cá, thịt gia cầm, đậu phụ và các sản phẩm đậu nành khác, các loại hạt và lòng trắng trứng.
Táo bón là một tác dụng phụ phổ biến của việc bổ sung sắt. Để giúp giảm táo bón và ngăn chặn tình trạng chuột rút, hãy tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, đậu, mì ống và gạo, rau xanh . Tốt nhất bạn nên bổ sung chất xơ từ thực phẩm. Nhưng nếu việc ăn nhiều chất xơ trở nên quá khó khăn, bạn cũng có thể uống bổ sung các loại xơ bao gồm psyllium và methylcellulose. Nếu bạn uống bổ sung chất xơ, hãy tăng lượng dùng dần dần và đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bổ sung sắt và axit folic từ thực phẩm và viên uống bổ sungMẹ bầu thiếu máu 3 tháng cuối khi mang thai hẳn đã biết rằng sắt là yếu tố cần thiết để tái tạo hồng cầu. Do đó, bạn cần tăng cường các loại thực phẩm giàu sắt, nhất là các loại thịt nạc đỏ, rau bina, đậu và ngũ cốc. Mỗi ngày bạn cần đảm bảo tiêu thụ đủ ít nhất 27 (mg) sắt. Việc lựa chọn nguồn thực phẩm bổ sung axit folic mỗi ngày cũng tốt cho quá trình tạo máu trong cơ thể mẹ. Các loại thực phẩm chứa nhiều axit folic như rau lá xanh đậm, thịt bê và các loại đậu. Mỗi phụ nữ mang thai cần ít nhất khoảng 600 mcg axit folic mỗi ngày để giúp ngăn ngừa thiếu máu và các khuyết tật thần kinh ở thai nhi.
Vấn đề thiếu máu có thể xảy ra ở mẹ bầu từ sớm, không phải chỉ ở riêng 3 tháng cuối thai kỳ. Tình trạng thiếu máu kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất khi đang mang thai, bạn nên bổ sung vitamin cho bà bầu từ trước khi sinh, chứa sắt và axit folic. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn cho mình một nhãn hiệu bổ sung phù hợp và hiệu quả.
Bổ sung đầy đủ và đa dạng các loại vitamin và khoáng chất
Mẹ bầu thường sợ tăng cân quá mức vào những tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, bạn cần bổ sung đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm để nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ. Chỉ khi cơ thể khỏe mạnh và đầy đủ dinh dưỡng, quá trình tạo máu mới có thể diễn ra nhịp nhàng. Cả bạn và thai nhi đều cần một số chất béo để khỏe mạnh. Hãy cần nhớ chọn nguồn bổ sung chất béo loại lành mạnh, không bão hòa như dầu thực vật, dầu ô liu và các loại hạt.
Bạn cũng nên chú ý cung cấp vitamin C mỗi ngày, chẳng hạn từ nước ép cam, bưởi, dâu tây, đu đủ, ... hoặc các loại rau xanh như súp lơ xanh, ớt xanh hoặc đỏ, cà chua ... Vitamin C giúp cơ thể bạn dễ dàng hấp thụ sắt, đặc biệt là sắt non-heme thức ăn thực vật, tăng cường khả năng miễn dịch, giữ cho mạch máu và các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Phụ nữ khi mang thai cần 80-85 mg vitamin C mỗi ngày, chú ý không vượt quá liều 2.000 mg.
Mẹ bầu thiếu máu 3 tháng cuối nên bổ sung viên uống nào là tốt nhất?
Thiếu máu thiếu sắt khiến tình trạng giảm kích thước và số lượng hồng cầu trở nên nghiêm trọng hơn. Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ mang thai đều nên uống bổ sung sắt, đặc biệt là người thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối. Liều lượng khuyên dùng khoảng 27 mg sắt mỗi ngày trong tam cá nguyệt thứ hai và ba. Bạn chỉ nên chọn viên uống có liều lượng phù hợp với nhu cầu bản thân, bởi bổ sung thừa sắt có thể khiến mẹ bầu gặp phải một số phản ứng nguy hiểm.
Khi chọn chất bổ sung sắt, thay vì nhìn vào trọng lượng tổng hợp chất, hãy chú ý vào lượng sắt nguyên tố. Sắt nguyên tố là lượng sắt có sẵn để hấp thụ. Ví dụ: thực phẩm bổ sung sắt có thể ghi “300 mg”, nhưng chỉ chứa 30 mg sắt nguyên tố. Thêm vào đó, để đảm bảo rằng cơ thể hấp thụ càng nhiều sắt từ sản phẩm bổ sung càng tốt, bạn nên chọn viên uống từ sắt hữu cơ và có chứa thành phần vitamin C. Sắt hữu cơ thường dễ hấp thu và không gây tác dụng phụ, trong khi vitamin C có tác dụng tăng cường hấp thu sắt.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ thiếu máu rất cao. Đặc biệt, nhu cầu chất sắt còn tăng lên nhiều lần khi thai nhi phát triển hơn khiến mẹ có thể gặp tình trạng thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ. Lúc này, thay đổi chế độ dinh dưỡng kịp thời trước khi sinh kèm theo hoạt động nhẹ nhàng kết hợp và nghỉ ngơi hợp lý sẽ sẽ giúp mẹ cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe. Hy vọng mẹ đã biết cách cải thiện thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối một cách hiệu quả. Chúc mẹ có một thai kỳ vẹn tròn, thai nhi phát triển khỏe mạnh.