Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh Phân biệt các loại gạo nếp được ưa chuộng tại các đại lý gạo quận 8

Thu Thủy content

Thành viên cấp 1
Tham gia
22/9/22
Bài viết
94
Thích
0
Điểm
6
#1
Hiện nay trên thị trường, tại các đại lý gạo quận 8 có nhiều loại gạo nếp với đa dạng về hương vị, mức độ thơm dẻo theo cảm quan của mỗi người. Thông thường xôi nấu từ gạo nếp là món ăn không thể thiếu trong các mâm cỗ của người Việt Nam vào mỗi dịp tết đến xuân về hay ngày cúng rằm hằng năm bởi nó gắn liền với truyền thống, quan niệm từ xa xưa của cha ông ta.

Phân biệt các loại gạo nếp

Gạo nếp cái hoa vàng

Gạo nếp cái hoa vàng được xem là loại gạo được nhiều gia đình lựa chọn để đồ xôi trong những dịp quan trọng. Lý giải cho điều này là bởi gạo nếp cái hoa vàng có phần hạt to tròn, màu gạo nâu nhạt tới nâu sẫm tùy từng đơn vị cung cấp. Khi bạn mua gạo nếp tại các đại lý uy tín thì bạn sẽ cảm nhận thấy mùi hương thơm nhẹ thoang thoảng và khi nấu phần hạt sẽ trong hơn ban đầu.

Bạn có thể bảo quản tại không gian có nhiệt độ phòng ổn định trong từ 3 đến 4 ngày mà không lo phần vỏ bị khô cứng.

Gạo nếp cẩm

Gạo nếp cẩm sẽ phổ biến để làm món ăn kèm sau mỗi bữa ăn hoặc làm món ăn bữa phụ, Loại gạo này còn được gọi là nếp than vì nó có màu đỏ nâu thẫm chứ không phải màu trắng hay nâu be khi gạo nếp thông thường.

Theo nghiên cứu gạo nếp cẩm đạt chuẩn sẽ có hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho đường tiêu hóa, bổ máu huyết cũng như trừ giun sán trong cơ thể.

Gạo nếp nhung

Gạo nếp nhung có phần hạt to, màu trắng đục nên thường có giá trị kinh tế lớn và được xuất khẩu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt khi bạn đồ xôi xong thì sẽ cảm nhận được mùi hương thơm nhẹ không quá nồng. Bên cạnh đó, xôi có độ dẻo vừa phải nên khi đổ nguội vẫn sẽ kết dính đều trên bề mặt mà không bị rơi ra bên ngoài.


Gợi ý cách chọn gạo nếp ngon, thơm dẻo


Cách chọn gạo nếp ngon, thơm dẻo chủ yếu sẽ dựa vào hình thức của hạt gạo nên bạn lưu ý khi mua thì để ý tới điều này. Nếu là gạo nếp ngon, chất lượng thì phần hạt sẽ to, tròn đều có màu trắng đục tới nâu sẫm tùy từng loại. Khi cầm nắm thì không bị gãy, bị mùn hoặc đồ lông hay có màu vàng nhạt.

Ngoài ra bạn cần dựa vào hương vị của gạo nếp và nếu gạo có vị ngọt thanh không có mùi lạ thì bạn có thể yên tâm về chất lượng.

Một tips dành cho bạn khi chọn mua gạo nếp là thọc tay sâu xuống phần thùng gạo. Nếu gạo thật thì sẽ không có mùi hương đọng lại, còn nếu bạn cảm nhận mùi hương khi còn phảng phất thì có thể đây là sản phẩm đã được tẩm hóa chất để tạo mùi.

Ngoài ăn gạo nếp còn dùng để làm gì?

Ngoài ăn gạo nếp còn có thể dùng để làm thuốc chữa bệnh

Gạo nếp làm thuốc

Chữa nôn mửa không ngừng: gạo nếp 20g, gừng tươi 3 lát. Gạo nếp sao vàng, sắc cùng với gừng lấy nước uống.

Chữa viêm loét dạ dày - tá tràng: gạo nếp 10g, mai mực 10g, cam thảo 10g, bằng sa phi 5g, mẫu lệ nung 10g, hoàng bá 10g, kê nội kim 10g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang

Chữa liệt dương: cám nếp 12g, hoài sơn 12g, đinh lăng 12g, ý dĩ 12g, hoàng tinh 12g, hà thủ ô 12g, kỷ tử 12g, long nhãn 12g, trâu cổ 8g, cao ban long 8g, sa nhân 6g. Để riêng cao ban long; các vị khác sắc lấy nước, hòa tan cao và uống trong ngày.

Món ăn - bài thuốc có gạo nếp

Rượu nếp (cơm rượu): cách làm đơn giản, nấu cơm nếp lứt (gạo xay) rồi trộn với men cơm rượu, ủ vài ba hôm, qua quá trình lên men ta được cơm rượu. Mỗi ngày ăn một bát con cơm rượu có tác dụng kiện tỳ, bổ khí khai vị.

Nước gạo nếp rang: gạo nếp 1kg. Ngâm nước một ngày đêm, thay nước vài ba lần, đem vo rửa sạch, phơi nắng hoặc sấy khô, sao vàng và tán bột để sẵn. Khi dùng hòa với nước sôi, chút đường uống. Dùng cho các trường hợp nôn ói như trào ngược dạ dày - thực quản, hẹp môn vị, rối loạn do thai nghén...

Hồ bột gạo nếp, củ mài: gạo nếp 500g, củ mài 500g. Gạo nếp ngâm nước khoảng 12 tiếng, vo rửa sạch, để khô, sao tán bột. Củ mài sao qua, tán bột. Mỗi lần lấy mỗi thứ 1 thìa, thêm đường và bột hồ tiêu dùng nước sôi khuấy đều. Ăn bữa sáng khi đói. Dùng cho người cao tuổi, trẻ em ăn kém suy nhược hoặc do bệnh tiêu chảy lâu ngày ăn kém.

Chè gạo nếp, đậu đỏ: gạo nếp 50g, đậu đỏ 50g, cám gạo 50g, đường vừa ăn. Nấu thành chè ăn. Chữa bệnh tê phù.

Kiêng kỵ: người bị bệnh đàm kết, phong, nhiệt nên hạn chế dùng.



 

Đối tác

Top