Phòng sạch là một hệ thống làm việc hiện đại ở các nhà máy Dược, Mỹ Phẩm, TPCN, Bệnh viện và Điện tử. Thực tế, không thể phủ nhận lợi ích của các phòng sạch nhưng cũng có một số ý kiến nêu lên sự độc hại khi làm việc trong đó. Vậy làm việc trong phòng sạch có thực sự độc hại không? Hãy cùng ANH KHANG M&E tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Phòng sạch là gì?
Phòng sạch là một phòng mà nồng độ của hạt lơ lửng trong không khí bị khống chế và nó được xây dựng và sử dụng trong một kết cấu sao cho sự có mặt, sự sản sinh và duy trì các hạt trong phòng được giảm đến tối thiểu và các yếu tố khác trong phòng như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất đều có thể khống chế và điều khiển".
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THUẬT NGỮ PHÒNG SẠCH
Phòng sạch được sử dụng lần đầu tiên là trong lĩnh vực y tế. Mở đầu là các công trình nghiên cứu của Pasteur, Koch, Lister và các nhà sinh học tiên phong khác đã chỉ ra rằng sự nhiễm khuẩn là nguyên nhân của nhiều căn bệnh, mà một trong những nguyên nhân của sự nhiễm khuẩn là sự mất vệ sinh trong môi trường. Lần đầu tiên vào những năm 1860, Joseph Lister (một giáo sư ở Đại học Tổng hợp Glasgow) đã thiết lập một hệ thống phòng khép kín nhằm hạn chế bụi bẩn, chống sự nhiễm khuẩn ở Viện xá Hoàng gia Glasgow (Royal Infirmary, là một Viện xá thành lập bởi ĐH Glasgow, ngày nay tách ra làm 2 phần mang tên là Glasgow Western Infirmary và Glasgow Royal Infirmary). Đây chính là phòng sạch sơ khai đầu tiên [1].
Và hệ thống phòng sạch sử dụng cho sản xuất được bắt đầu sử dụng vào thời gian chiến tranh thế giới thứ hai để cải tiến các súng ống, vũ khí quân sự. Cho đến lúc này, phòng sạch mới chỉ ở mức sơ khai là làm sạch bằng cách hệ thống hút bụi và hút ẩm đơn giản, khác xa so với ngày nay. Tiếp đến, phòng sạch được phát triển thêm một bước nhờ sự thúc đẩy từ các ngành nghiên cứu về hạt nhân, sinh và hóa dẫn sự ra đời của các hệ thống lọc không khí. Các phòng sạch với dung tích lớn, hệ thống lọc không khí tốt bắt đầu phát triển mạnh từ năm 1955. Công ty điện tử Western Electric Company (Winston-Salem, Mỹ) gặp phải các vấn đề trục trặc với các sản phẩm sai hỏng do sự có mặt của các hạt bụi trong không khí. Yêu cầu đặt ra cho họ là các phòng sạch không nhiễm bụi, và từ đó hệ thống phòng sạch đươc phát triển, với các hệ thống lọc, các hệ thống điều khiển, các quần áo bảo hộ nhằm chống bụi bẩn cho phòng... được phát triển như ngày nay. Và hiện nay, phòng sạch được sử dụng cho nhiều lĩnh vực: y tế, khoa học và kỹ thuật vật liệu, linh kiện điện tử, lý, hóa, sinh, cơ khí chính xác, dược..
Làm việc trong phòng sạch có độc hại hay không?
“Làm phòng sạch có độc hại không?” là câu hỏi của không ít người. Phòng sạch cần đảm bảo đáp ứng các yêu cầu khắt khe về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, độ sạch và độ nhiễm chéo. Điều này giúp hạn chế tối đa sự nhiễm khuẩn và nhiễm chéo giữa các trang thiết bị, nhân viên và sản phẩm trong quá trình sản xuất. Mỗi lĩnh vực lại có những tiêu chuẩn phòng sạch khác nhau. Các tiêu chuẩn này luôn được kiểm tra, đánh giá, giám sát chặt chẽ bởi các cơ sở sản xuất và các cơ quan chức năng. Giúp đảm bảo an toàn cho nhân viên sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Những lưu ý khi làm việc trong phòng sạch
Trước khi bước vào phòng sạch cần đảm bảo những yêu cầu tối thiểu sau đây:
- Che kín tóc: Với mỗi người, việc rụng tóc trong quá trình vận động và làm việc là rất khó tránh khỏi. Tóc rụng xuống sàn dễ dàng là nơi trú ngụ của vi khuẩn dẫn đến nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Bởi vậy sử dụng mũ trùm đầu và khẩu trang được khử trùng là cần thiết để ngăn chặn tóc rơi rụng và các dịch tiết khác từ cơ thể.
- Bảo vệ mắt: Nhân viên phòng sạch cần đeo kính bảo hộ để bảo vệ đôi mắt. Nhiều nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất cũng có thể gây nguy hiểm cho đôi mắt. Do đó, không nên tháo bỏ kính bảo hộ trong quá trình tham gia sản xuất.
- Đeo găng tay: Để hạn chế tối đa những độc hại có thể xảy ra trong phòng sạch thì găng tay là vật dụng bảo hộ không thể thiếu. Tay là phần cơ thể sẽ trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm nên việc đeo găng tay trong phòng sạch luôn được yêu cầu. Găng tay cần được đựng trong hộp nhựa đã được khử trùng. Tùy từng lĩnh vực sản xuất, hóa chất và dung môi tiếp xúc mà găng tay được làm từ các nguyên liệu khác nhau, đảm bảo chúng sẽ không phản ứng hoặc bị phân hủy bởi các hợp chất trên.
- Mặc quần áo bảo hộ: Cơ thể của bạn cũng cần cách ly hoàn toàn với các dụng cụ, thiết bị trong phòng sạch nhờ bộ trang phục bảo hộ. Bộ trang phục này bao gồm cả lớp bọc cho đôi giày sẽ ngăn chặn lớp da, vẩy hay những hạt bụi nhỏ từ cơ thể phát tán ra môi trường gây nhiễm khuẩn và nhiễm chéo.
- Mang giày: Một điều nữa không thể thiếu khi vào phòng sạch là đôi giày. Mang giày được thiết kế riêng để vận động trong phòng sạch sẽ giúp nhân viên di chuyển dễ dàng khi thực hiện các thao tác và không mang vi khuẩn và bụi bẩn từ môi trường bên ngoài vào.
Những điều trên đã giải đáp thắc mắc làm phòng sạch có độc hại không?. Những thông tin về phòng sạch độc hại là không có căn cứ khi các nhân viên phòng sạch thực hiện đúng các yêu cầu khi bước vào phòng sạch.
Thông tin chi tiết về TƯ VẤN - THIẾT KẾ - THI CÔNG PHÒNG SẠCH, vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Thương mại & Kỹ thuật Anh Khang
Hotline: 1900 636 814
Email: info@akme.com.vn
Website: akme.com.vn
Add: Số 184 Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Phòng sạch là gì?
Phòng sạch là một phòng mà nồng độ của hạt lơ lửng trong không khí bị khống chế và nó được xây dựng và sử dụng trong một kết cấu sao cho sự có mặt, sự sản sinh và duy trì các hạt trong phòng được giảm đến tối thiểu và các yếu tố khác trong phòng như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất đều có thể khống chế và điều khiển".
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THUẬT NGỮ PHÒNG SẠCH
Phòng sạch được sử dụng lần đầu tiên là trong lĩnh vực y tế. Mở đầu là các công trình nghiên cứu của Pasteur, Koch, Lister và các nhà sinh học tiên phong khác đã chỉ ra rằng sự nhiễm khuẩn là nguyên nhân của nhiều căn bệnh, mà một trong những nguyên nhân của sự nhiễm khuẩn là sự mất vệ sinh trong môi trường. Lần đầu tiên vào những năm 1860, Joseph Lister (một giáo sư ở Đại học Tổng hợp Glasgow) đã thiết lập một hệ thống phòng khép kín nhằm hạn chế bụi bẩn, chống sự nhiễm khuẩn ở Viện xá Hoàng gia Glasgow (Royal Infirmary, là một Viện xá thành lập bởi ĐH Glasgow, ngày nay tách ra làm 2 phần mang tên là Glasgow Western Infirmary và Glasgow Royal Infirmary). Đây chính là phòng sạch sơ khai đầu tiên [1].
Và hệ thống phòng sạch sử dụng cho sản xuất được bắt đầu sử dụng vào thời gian chiến tranh thế giới thứ hai để cải tiến các súng ống, vũ khí quân sự. Cho đến lúc này, phòng sạch mới chỉ ở mức sơ khai là làm sạch bằng cách hệ thống hút bụi và hút ẩm đơn giản, khác xa so với ngày nay. Tiếp đến, phòng sạch được phát triển thêm một bước nhờ sự thúc đẩy từ các ngành nghiên cứu về hạt nhân, sinh và hóa dẫn sự ra đời của các hệ thống lọc không khí. Các phòng sạch với dung tích lớn, hệ thống lọc không khí tốt bắt đầu phát triển mạnh từ năm 1955. Công ty điện tử Western Electric Company (Winston-Salem, Mỹ) gặp phải các vấn đề trục trặc với các sản phẩm sai hỏng do sự có mặt của các hạt bụi trong không khí. Yêu cầu đặt ra cho họ là các phòng sạch không nhiễm bụi, và từ đó hệ thống phòng sạch đươc phát triển, với các hệ thống lọc, các hệ thống điều khiển, các quần áo bảo hộ nhằm chống bụi bẩn cho phòng... được phát triển như ngày nay. Và hiện nay, phòng sạch được sử dụng cho nhiều lĩnh vực: y tế, khoa học và kỹ thuật vật liệu, linh kiện điện tử, lý, hóa, sinh, cơ khí chính xác, dược..
Làm việc trong phòng sạch có độc hại hay không?
“Làm phòng sạch có độc hại không?” là câu hỏi của không ít người. Phòng sạch cần đảm bảo đáp ứng các yêu cầu khắt khe về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, độ sạch và độ nhiễm chéo. Điều này giúp hạn chế tối đa sự nhiễm khuẩn và nhiễm chéo giữa các trang thiết bị, nhân viên và sản phẩm trong quá trình sản xuất. Mỗi lĩnh vực lại có những tiêu chuẩn phòng sạch khác nhau. Các tiêu chuẩn này luôn được kiểm tra, đánh giá, giám sát chặt chẽ bởi các cơ sở sản xuất và các cơ quan chức năng. Giúp đảm bảo an toàn cho nhân viên sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Những lưu ý khi làm việc trong phòng sạch
Trước khi bước vào phòng sạch cần đảm bảo những yêu cầu tối thiểu sau đây:
- Che kín tóc: Với mỗi người, việc rụng tóc trong quá trình vận động và làm việc là rất khó tránh khỏi. Tóc rụng xuống sàn dễ dàng là nơi trú ngụ của vi khuẩn dẫn đến nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Bởi vậy sử dụng mũ trùm đầu và khẩu trang được khử trùng là cần thiết để ngăn chặn tóc rơi rụng và các dịch tiết khác từ cơ thể.
- Bảo vệ mắt: Nhân viên phòng sạch cần đeo kính bảo hộ để bảo vệ đôi mắt. Nhiều nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất cũng có thể gây nguy hiểm cho đôi mắt. Do đó, không nên tháo bỏ kính bảo hộ trong quá trình tham gia sản xuất.
- Đeo găng tay: Để hạn chế tối đa những độc hại có thể xảy ra trong phòng sạch thì găng tay là vật dụng bảo hộ không thể thiếu. Tay là phần cơ thể sẽ trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm nên việc đeo găng tay trong phòng sạch luôn được yêu cầu. Găng tay cần được đựng trong hộp nhựa đã được khử trùng. Tùy từng lĩnh vực sản xuất, hóa chất và dung môi tiếp xúc mà găng tay được làm từ các nguyên liệu khác nhau, đảm bảo chúng sẽ không phản ứng hoặc bị phân hủy bởi các hợp chất trên.
- Mặc quần áo bảo hộ: Cơ thể của bạn cũng cần cách ly hoàn toàn với các dụng cụ, thiết bị trong phòng sạch nhờ bộ trang phục bảo hộ. Bộ trang phục này bao gồm cả lớp bọc cho đôi giày sẽ ngăn chặn lớp da, vẩy hay những hạt bụi nhỏ từ cơ thể phát tán ra môi trường gây nhiễm khuẩn và nhiễm chéo.
- Mang giày: Một điều nữa không thể thiếu khi vào phòng sạch là đôi giày. Mang giày được thiết kế riêng để vận động trong phòng sạch sẽ giúp nhân viên di chuyển dễ dàng khi thực hiện các thao tác và không mang vi khuẩn và bụi bẩn từ môi trường bên ngoài vào.
Những điều trên đã giải đáp thắc mắc làm phòng sạch có độc hại không?. Những thông tin về phòng sạch độc hại là không có căn cứ khi các nhân viên phòng sạch thực hiện đúng các yêu cầu khi bước vào phòng sạch.
Thông tin chi tiết về TƯ VẤN - THIẾT KẾ - THI CÔNG PHÒNG SẠCH, vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Thương mại & Kỹ thuật Anh Khang
Hotline: 1900 636 814
Email: info@akme.com.vn
Website: akme.com.vn
Add: Số 184 Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội