Sau sinh là giai đoạn mẹ cần được nghỉ ngơi, thư giãn nhất để nhanh chóng phục hồi thể trạng, ổn định sức khỏe và quay trở lại cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nghỉ ngơi không có nghĩa là sản phụ không thể vận động. Vậy sau sinh mổ ngồi nhiều có sao không?
Phụ nữ sinh mổ ngồi nhiều có sao không?
Không có quy định cụ thể về việc mẹ sau sinh mổ có thể ngồi trong bao lâu. Các chị em có thể nghỉ ngơi ở tư thế ngồi cho đến khi nào cảm thấy mỏi, muốn thay đổi tư thế thì có thể chủ động nằm xuống nghỉ ngơi hay đứng lên đi lại sao cho phù hợp với tình trạng cụ thể của mỗi người.
Nếu ngồi quá nhiều cả sau khi đã cảm thấy mỏi mệt, sản phụ có thể bị đau lưng. Ngoài ra, việc ngồi quá lâu cũng khiến hoạt động co bóp tử cung bị ảnh hưởng, quá trình co hồi tử cung về vị trí ban đầu cũng bị làm chậm lại, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, băng huyết hậu sản,… nguy hiểm đến sức khỏe của sản phụ.
Xem thêm: omega 3 và canxi có uống cùng nhau được không
Nguyên nhân sản phụ sinh mổ nên ngồi dậy sau 24h
Sau sinh mổ khoảng 24h mẹ bỉm nên ngồi dậy, vận động nhẹ nhàng để tăng cường trao đổi chất, tăng cường lưu thông khí huyết cũng như giúp vết mổ nhanh lành hơn. Đồng thời tránh gặp tai biến thai sản do ít vận động như: dính ruột, tắc ruột, bế sản dịch, huyết khối tĩnh mạch,… Tuy nhiên, thời gian ngồi của mẹ sau sinh mổ cũng không nên quá dài.
Việc thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi, đứng lên đi lại nhẹ nhàng là hình thức vận động phù hợp nhất với mẹ sinh mổ trong tuần đầu tiên. Có thể ngồi dậy, đi lại nhẹ nhàng không chỉ giúp mẹ bỉm nâng cao sức khỏe, phòng ngừa tai biến hậu sản. Đồng thời còn giúp chị em thư giãn tinh thần, giảm nguy cơ căng thẳng, stress, trầm cảm sau sinh,…
Sau sinh khoảng 1 tuần, các chị em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về hình thức vận động và các bài tập rèn luyện sức khỏe phù hợp. Sau đó tiến hành tập luyện theo đúng hướng dẫn để nâng cao thể chất, rút ngắn thời gian hồi phục sức khỏe, ngăn ngừa tai biến hậu sản hiệu quả.
Xem thêm: uống vitamin tổng hợp có cần uống thêm dha
Một số lưu ý khi chăm sóc mẹ bầu sau sinh mổ
Cách chăm sóc bà mẹ sau khi sinh mổ cần sự kiên nhẫn và tỉ mỉ. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc sản phụ sau đẻ mổ:
Không được bỏ qua bữa sáng cho mẹ sau sinh mổ để bổ sung đầy đủ năng lượng cho mẹ bỉm trong cả ngày dài.
Nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế tác động đến vết mổ để sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần được nhanh chóng phục hồi, vết mổ nhanh liền liền sẹo. Đồng thời giảm tần suất và cường độ cơn đau quá trình co bóp tử cung gây ra.
Ngủ đúng giờ, đủ giấc để tuyến sữa tiết nhiều sữa hơn, cơ thể và tinh thần người mẹ được thư giãn. Giấc ngủ cũng giúp cơ thể bổ sung năng lượng, có đủ sức lực và sự minh mẫn trong quá trình chăm sóc con nhỏ. Mẹ sau sinh mổ nên ngủ ít nhất 7 – 8h/ngày và đi ngủ trước 22h để có chất lượng giấc ngủ tốt nhất.
Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử như TV, điện thoại,… để hệ thần kinh và đôi mắt được nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi cho mẹ sau sinh mổ
Chăm sóc vết mổ bằng cách thường xuyên vệ sinh, thay băng hàng ngày, giữ cho vết mổ luôn khô ráo,… để tránh bị nhiễm trùng.
Không nằm ngửa, ngồi xổm hay bắt chéo chân khiến sản dịch có nguy cơ bị ứ đọng gây nhiễm trùng hoặc có thể khiến mẹ bỉm bị sa dạ con,…
Sau sinh, mẹ nên duy trì bổ sung sắt tốt cho mẹ sau sinh qua cả chế độ ăn và viên uống để đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Đủ chất cũng là yếu tố quan trọng giúp mẹ phục hồi sức khỏe tốt hơn!
Việc sinh nở ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể, sức khỏe và tâm sinh lý, nhất là với phụ nữ sau sinh. Vậy nên, hãy chú trọng kiêng cữ cẩn thận để thể trạng sớm phục hồi, an tâm quay lại với nhịp sống hàng ngày.
Phụ nữ sinh mổ ngồi nhiều có sao không?
Không có quy định cụ thể về việc mẹ sau sinh mổ có thể ngồi trong bao lâu. Các chị em có thể nghỉ ngơi ở tư thế ngồi cho đến khi nào cảm thấy mỏi, muốn thay đổi tư thế thì có thể chủ động nằm xuống nghỉ ngơi hay đứng lên đi lại sao cho phù hợp với tình trạng cụ thể của mỗi người.
Nếu ngồi quá nhiều cả sau khi đã cảm thấy mỏi mệt, sản phụ có thể bị đau lưng. Ngoài ra, việc ngồi quá lâu cũng khiến hoạt động co bóp tử cung bị ảnh hưởng, quá trình co hồi tử cung về vị trí ban đầu cũng bị làm chậm lại, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, băng huyết hậu sản,… nguy hiểm đến sức khỏe của sản phụ.
Xem thêm: omega 3 và canxi có uống cùng nhau được không
Nguyên nhân sản phụ sinh mổ nên ngồi dậy sau 24h
Sau sinh mổ khoảng 24h mẹ bỉm nên ngồi dậy, vận động nhẹ nhàng để tăng cường trao đổi chất, tăng cường lưu thông khí huyết cũng như giúp vết mổ nhanh lành hơn. Đồng thời tránh gặp tai biến thai sản do ít vận động như: dính ruột, tắc ruột, bế sản dịch, huyết khối tĩnh mạch,… Tuy nhiên, thời gian ngồi của mẹ sau sinh mổ cũng không nên quá dài.
Việc thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi, đứng lên đi lại nhẹ nhàng là hình thức vận động phù hợp nhất với mẹ sinh mổ trong tuần đầu tiên. Có thể ngồi dậy, đi lại nhẹ nhàng không chỉ giúp mẹ bỉm nâng cao sức khỏe, phòng ngừa tai biến hậu sản. Đồng thời còn giúp chị em thư giãn tinh thần, giảm nguy cơ căng thẳng, stress, trầm cảm sau sinh,…
Sau sinh khoảng 1 tuần, các chị em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về hình thức vận động và các bài tập rèn luyện sức khỏe phù hợp. Sau đó tiến hành tập luyện theo đúng hướng dẫn để nâng cao thể chất, rút ngắn thời gian hồi phục sức khỏe, ngăn ngừa tai biến hậu sản hiệu quả.
Xem thêm: uống vitamin tổng hợp có cần uống thêm dha
Một số lưu ý khi chăm sóc mẹ bầu sau sinh mổ
Cách chăm sóc bà mẹ sau khi sinh mổ cần sự kiên nhẫn và tỉ mỉ. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc sản phụ sau đẻ mổ:
Không được bỏ qua bữa sáng cho mẹ sau sinh mổ để bổ sung đầy đủ năng lượng cho mẹ bỉm trong cả ngày dài.
Nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế tác động đến vết mổ để sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần được nhanh chóng phục hồi, vết mổ nhanh liền liền sẹo. Đồng thời giảm tần suất và cường độ cơn đau quá trình co bóp tử cung gây ra.
Ngủ đúng giờ, đủ giấc để tuyến sữa tiết nhiều sữa hơn, cơ thể và tinh thần người mẹ được thư giãn. Giấc ngủ cũng giúp cơ thể bổ sung năng lượng, có đủ sức lực và sự minh mẫn trong quá trình chăm sóc con nhỏ. Mẹ sau sinh mổ nên ngủ ít nhất 7 – 8h/ngày và đi ngủ trước 22h để có chất lượng giấc ngủ tốt nhất.
Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử như TV, điện thoại,… để hệ thần kinh và đôi mắt được nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi cho mẹ sau sinh mổ
Chăm sóc vết mổ bằng cách thường xuyên vệ sinh, thay băng hàng ngày, giữ cho vết mổ luôn khô ráo,… để tránh bị nhiễm trùng.
Không nằm ngửa, ngồi xổm hay bắt chéo chân khiến sản dịch có nguy cơ bị ứ đọng gây nhiễm trùng hoặc có thể khiến mẹ bỉm bị sa dạ con,…
Sau sinh, mẹ nên duy trì bổ sung sắt tốt cho mẹ sau sinh qua cả chế độ ăn và viên uống để đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Đủ chất cũng là yếu tố quan trọng giúp mẹ phục hồi sức khỏe tốt hơn!
Việc sinh nở ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể, sức khỏe và tâm sinh lý, nhất là với phụ nữ sau sinh. Vậy nên, hãy chú trọng kiêng cữ cẩn thận để thể trạng sớm phục hồi, an tâm quay lại với nhịp sống hàng ngày.