- Tham gia
- 13/4/19
- Bài viết
- 271
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Trái tim co bóp và bơm máu đi nuôi cơ thể được là nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh thực vật, cụ thể là hệ thần kinh tim. Nó còn được gọi là hệ thần kinh tự động, do có chức năng điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể một cách chủ động, không phụ thuộc sự chỉ huy của não bộ.
Đó là lý do vì sao bạn không thể “bảo” được trái tim đập chậm lại hay đập nhanh hơn. Khi hệ thần kinh tim bị rối loạn, trái tim cũng hoạt động lệch lạc và gây ra các vấn đề nghiêm trọng.
Rối loạn thần kinh tim (hay cường giao cảm, rối loạn thần kinh thực vật) không do các tổn thương ở tim gây ra nhưng lại có triệu chứng tương tự bệnh tim như: hồi hộp, chóng mặt, nhịp tim nhanh, choáng ngất hoặc rối loạn nhịp tim...
Rối loạn thần kinh tim là tình trạng không rõ nguyên nhân, thường xuất hiện khi người bệnh gặp trạng thái căng thẳng, lo âu, stress hay suy nhược thần kinh. Nó cũng có thể là hậu quả của một thời gian dài sống trong môi trường chật chội, thiếu không khí; Hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc.
Sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, ma túy; Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng hoặc thực phẩm có chứa nhiều hóa chất độc hại. Rối loạn thần kinh tim cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc dùng trong điều trị ung thư, trầm cảm và một số thuốc tim mạch.
Giảm rối loạn thần kinh tim bằng chế độ ăn uống, luyện tập:
Bên cạnh điều trị bằng thuốc, việc từ bỏ các thói quen có hại và thay đổi chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với những người bị rối loạn thần kinh tim.
Người bệnh nên ăn nhiều rau, củ, quả tươi. Không nên tiêu thụ những loại đồ ăn thức uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà… và nhất là thuốc lá. Người bệnh cũng nên khuyên các thành viên khác trong gia đình bỏ thuốc lá vì việc hít phải khói thuốc cũng nguy hiểm không kém hút thuốc lá.
Hãy dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Những bộ môn hữu ích cho người bị rối loạn thần kinh tim là bơi lội, yoga, đi bộ, thái cực quyền... Yoga và thái cực quyền là những bộ môn giúp điều chỉnh tâm trạng, giảm căng thẳng còn bơi lội và đi bộ giúp tăng cường sức khỏe trái tim.
Nếu thực hiện tốt điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ, các triệu chứng rối loạn thần kinh tim sẽ dần thuyên giảm, trả lại cho bạn một trái tim khỏe mạnh.
Đó là lý do vì sao bạn không thể “bảo” được trái tim đập chậm lại hay đập nhanh hơn. Khi hệ thần kinh tim bị rối loạn, trái tim cũng hoạt động lệch lạc và gây ra các vấn đề nghiêm trọng.
Rối loạn thần kinh tim (hay cường giao cảm, rối loạn thần kinh thực vật) không do các tổn thương ở tim gây ra nhưng lại có triệu chứng tương tự bệnh tim như: hồi hộp, chóng mặt, nhịp tim nhanh, choáng ngất hoặc rối loạn nhịp tim...
Rối loạn thần kinh tim là tình trạng không rõ nguyên nhân, thường xuất hiện khi người bệnh gặp trạng thái căng thẳng, lo âu, stress hay suy nhược thần kinh. Nó cũng có thể là hậu quả của một thời gian dài sống trong môi trường chật chội, thiếu không khí; Hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc.
Sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, ma túy; Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng hoặc thực phẩm có chứa nhiều hóa chất độc hại. Rối loạn thần kinh tim cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc dùng trong điều trị ung thư, trầm cảm và một số thuốc tim mạch.
Giảm rối loạn thần kinh tim bằng chế độ ăn uống, luyện tập:
Bên cạnh điều trị bằng thuốc, việc từ bỏ các thói quen có hại và thay đổi chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với những người bị rối loạn thần kinh tim.
Người bệnh nên ăn nhiều rau, củ, quả tươi. Không nên tiêu thụ những loại đồ ăn thức uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà… và nhất là thuốc lá. Người bệnh cũng nên khuyên các thành viên khác trong gia đình bỏ thuốc lá vì việc hít phải khói thuốc cũng nguy hiểm không kém hút thuốc lá.
Hãy dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Những bộ môn hữu ích cho người bị rối loạn thần kinh tim là bơi lội, yoga, đi bộ, thái cực quyền... Yoga và thái cực quyền là những bộ môn giúp điều chỉnh tâm trạng, giảm căng thẳng còn bơi lội và đi bộ giúp tăng cường sức khỏe trái tim.
Nếu thực hiện tốt điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ, các triệu chứng rối loạn thần kinh tim sẽ dần thuyên giảm, trả lại cho bạn một trái tim khỏe mạnh.