Quản trị kinh doanh là một công việc quan trọng và hết sức cần thiết trong mọi doanh nghiệp, vì vậy để làm được ở vị trí này bạn cần một quá trình học hỏi và tìm tòi rất nhiều, ngoài ra bạn phải có một đầu óc nhanh nhạy, khéo léo vì quá trình làm việc hằng ngày của bạn là sẽ thường xuyên tiếp xúc với những con số và nhìu đối tác làm ăn nên bạn phải có sự khéo léo nhanh nhạy trong quá trình làm việc. Bây giờ mình sẽ giới thiệu cho các bạn những điều có thể bạn chưa biết về ngành nha.
- Quản trị kinh doanh là gì?
- Quản trị kinh doanh là việc thực hiện quản lý một hoạt động kinh doanh. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh của việc giám thị và giám sát hoạt động kinh doanh và những lĩnh vực liên quan bao gồm kế toán, tài chính và tiếp thị.
- Quản trị kinh doanh bao gồm việc thực hiện hoặc quản lý hoạt động kinh doanh và ra quyết định cũng như tổ chức hiệu quả con người và các nguồn lực khác để chỉ đạo các hoạt động hướng tới các mục tiêu chung. Nói chung, quản trị đề cập đến chức năng quản lý rộng hơn, bao gồm các dịch vụ tài chính, nhân sự và dịch vụ MIS có liên quan.
- Quản trị kinh doanh và những nhánh khác.
- Ngành quản trị kinh doanh tổng hợp: với vị trí này các bạn sẽ làm được nhiều công việc khác nhau của quản trị kinh doanh như: quản trị dự án, quản trị sản xuất, quản trị bán hàng, quản trị tài chính,…
- Ngành quản trị marketing: Marketing là ngành học ngày càng được thu hút được sự chú ý của nhiều sinh viên hiện nay, đặc biệt là lĩnh vực digital marketing. Marketing hiện đại bao gồm các khía cạnh: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm
- Chuyên ngành quản trị doanh nghiệp: Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp đào tạo chuyên sâu về quản lý trong lĩnh vực kinh doanh, trang bị kỹ năng cho bạn về quản trị chiến lược và quản trị điều hành các loại hình doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay.
- Các môn học tiêu biểu của chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp: Quản trị chiến lược, Tài chính doanh nghiệp, Luật kinh doanh; Quản trị dự án, Quản trị văn phòng, Quản trị Logistics, Quản trị sản xuất...
- Chuyên ngành Quản trị khởi nghiệp: Chuyên ngành này sẽ phác họa toàn cảnh quá trình một tổ chức, công ty được thành lập, tồn tại, phát triển và đạt đến thành công. Đây được xem là nguồn thông tin giá trị cho những cá nhân có đam mê kinh doanh, nuôi hoài bão làm chủ doanh nghiệp hoặc mong muốn đưa doanh nghiệp gia đình đến một tầm cao mới.
- Những môn học gắn liền với chuyên ngành này gồm có Quản trị hộ kinh doanh gia đình, Khởi tạo khởi nghiệp, Marketing khởi nghiệp, Nghệ thuật lãnh đạo, Quản trị chiến lược, Quản trị nguồn nhân lực...
- Quản trị Logistics: Quản trị Logistics mang đến cho bạn các kiến thức và kỹ năng liên quan đến chuỗi cung ứng vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ hàng hóa với nhiều phương thức khác nhau như đường bộ, đường sắt và đường biển.
- Với những đặc thù trên, chương trình đào tạo không thể thiếu những môn học gắn liền với chuyên ngành Quản trị Logistics như: Tổ chức giao nhận vận tải trong Logistics, Quản trị kho hàng và nguyên vật liệu, Quản trị chuỗi cung ứng, Vận tải hàng không trong Logistics, Quản trị chất lượng...
- Những công việc của quản trị kinh doanh
- Phòng kinh doanh, dịch vụ khách hàng, giao dịch, hành chính nhân sự, makerting, PR
- Có thể làm giám đốc, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý khách sạn, khu giải trí, nhà hàng;
- Có thể tham gia mọi loại hình công việc như quản lý sản xuất, bán lẻ, tổ chức cung cấp dịch vụ, bảo hiểm, nghiệp vụ khách sạn,
- Tham gia hoạt động nghiên cứu, tư vấn, đào tạo, tự thành lập, tham gia thành lập để làm chủ sở hữu doanh nghiệp, tham gia công tác quản lý nhà nước về các hoạt động kinh tế…
- Chuyên viên xây dựng chiến lược, phát triển thị trường và tìm kiếm đối tác tại các công ty xuất nhập khẩu hay công ty đa quốc gia.
- những tố chất cần thiêt của quản trị kinh doanh.
+ có niềm đam mê với nghành
+ có năng lực lãnh đạo
+ có khả năng giao tiếp tốt
+Chịu được áp lực công việc cao
- Mức lương của quản trị kinh doanh
Đối với những người đã sở hữu kinh nghiệm làm việc lâu năm, các bạn hoàn toàn có thể có mức thu nhập từ 15 – 20 triệu/tháng. Chẳng hạn, bạn làm ở vị trí Giám đốc Marketing hoặc Giám đốc Kinh doanh; mức thu nhập sẽ dao động trong khoảng từ 10- 25 triệu/tháng. Nhìn chung mức lương trung bình của ngành Quản trị kinh doanh là khoảng trên 10 triệu đồng/tháng.
- Tổng kết
Cảm ơn bạn đã xem và chúc bạn thành công