- Tham gia
- 7/8/20
- Bài viết
- 170
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Khái niệm Ngành học Quản trị Nhân sự
Nguồn tài nguyên luôn luôn bị kham hiếm, Nhân sự cũng không phải là ngoại lệ, hơn nữa Nhân lực trước nay được xem là nguồn lực có vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào, vì thế mà Nhà doanh nghiệp nào cũng quan tâm về vấn đền nguồn Nhân lực đầu tiên, và những người quản lý nguồn nhân lực tại doanh nghiệp. Để tìm hiểu và phát triển việc quản lý nguồn Nhân lực, thì phải hiểu được bản chất của quản trị Nhân sự. Có rất nhiều những nhận định khác nhau về quản trị Nhân sự, cũng như theo Giáo sư người Mỹ Dimock : “Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ các biện pháp và thủ tục áp dụng cho nhân viên của một tổ chức và giải quyết tất cả các trường hợp xảy ra có liên quan tới một loại công việc nào đó”.
Vai trò của ngành quản trị Nhân sự
Nhìn vào cách làm việc và thái độ làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp ta có thể đánh giá được doanh nghiệp có hoạt động tốt hay không, thành công hay không. Làm thế nào để nhân lực, người lao động có thể làm việc luôn luôn với một tinh thần thoải mái, phấn chấn, lại luôn mở rộng sự sáng tạo trong bất kỳ hoạt động. Không thể phủ nhận được vai trò của nhân lực trong quá trình tạo ra của cải vật chất, phát triển của doanh nghiệp và đây chắc chắn là nguồn lực cạnh tranh với đối thủ bền vững nhất, so với những thiết bị , máy móc công nghệ hiện đại, của cải vật chất, đều có thể mua được, học hỏi được, cạnh tranh được. Một doanh nghiệp có được nguồn nhân lực mạnh, làm việc hăng say với tinh thần và sức sáng tạo tuyệt vời, công hiến hết sức mình cho doanh nghiệp, chắc chắn doanh nghiệp sẽ phát triển nhanh chóng và bền lâu, đối thủ cạnh tranh khó có thể đào tạo được nguồn nhân lực tốt và cần chờ đợi rất nhiều thời gian. Và để có được đội ngũ nhân viên như vậy, công lao và trách nhiệm không ai khác phụ thuộc chính vào người làm trong ngành Nhân sự. Nhà quản trị là người có vai trò trong việc đề ra các chủ chương, đường lối, chính sách, định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp dựa trên nguồn lao động vốn có, và đòi hỏi người làm nhân sự phải có tầm nhìn xa trông rộng, vừa có tính chuyên môn lại điềm tĩnh, kiên trì lắng nghe những đóng góp của nhân viên. Chính năng lực của nhân viên, sẽ đáp ứng, thực hiện những chính sách đưa ra của nhà quản lý, góp công sức trong việc hoàn thành nhiệm vụ , cùng nhau xây dựng một doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
Quản lý chính sách và đề ra chính sách liên quan đến tài nguyên nhân sự
Bộ phận quản trị nhân sự đóng vai trò chủ yếu trong việc quản lý chính sách, nhằm đảm bảo rằng chính sách do Nhà nước qui định được thực hiện đúng và đầy đủ trong doanh nghiệp.
Không chỉ vậy, những người làm quản trị nhân sự còn có trách nhiệm phải đề ra và giải quyết các chính sách trong phạm vi của doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Tư vấn cho các bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp
Một bộ phận nào đó trong doanh nghiệp có thể có vấn đề nhân viên bỏ việc, bộ phận có tỷ lệ nhân viên vắng mặt cao, bộ phận khác có vấn đề thắc mắc về chế độ phụ cấp… Trong tất cả các vấn đề trên, người phục trách về nhân sự sẽ chịu trách nhiệm đảm nhận việc giải quyết các vấn đề này
Kiểm tra nhân viên
Bộ phận quản trị nhân sự đảm nhận chức năng kiểm tra quan trọng bằng cách giám sát, các bộ phận khác đảm bảo việc thực hiện các chính sách, các chương trình thuộc về nhân sự đã đề ra hay không; kiểm tra các thủ tục, kiểm tra các bộ phận khác đánh giá thành tích nhân viên có đúng không, hay có bỏ sót một phần thành tích nào đó hay không.
Bộ phận này cũng làm nhiệm vụ kiểm tra thông qua việc đo lường, đánh giá, phân tích các đơn khiếu nại, các tai nạn lao động, các kỳ hạn chấm dứt hợp đồng, lý do vắng mặt của nhân viên, các biện pháp kỷ luật, thúc đẩy các bộ phận khác quản trị tài nguyên nhân sự có hiệu quả hơn.
Các cuộc kiểm tra các bộ phận quản trị nhân sự phải được thực hiện bằng văn bản thông báo cho các bộ phận được kiểm tra biết và báo cáo lên nhà quản trị cấp trên của doanh nghiệp.
Chấm công, tính lương cho nhân viên
Việc theo dõi việc chấm công hằng ngày của nhân viên cũng được coi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của một nhà quản lý nhân sự. Mặc dù với công nghệ hiện đại như ngày nay, sẽ không nhất thiết phải ghi chép lại từng ngày công của nhân viên như trước kia mà đã có phần mềm chấm công tương đối chính xác và hiệu quả cho việc quản lý ngày công của nhân viên.
Tuy nhiên vẫn không thể phủ nhận được vai trò của một nhà quản trị nhân sự trong việc này, bởi doanh nghiệp vẫn cần phải giám sát việc đi muộn, số ngày nghỉ của nhân viên để thuận tiện cho việc đánh giá chuyên cần hay tính lương cho nhân viên sau này. Ngoài việc tính lương, chấm công thì đôi khi quản trị nhân sự cũng sẽ trực tiếp tiến hành thanh toán lương thưởng cho toàn bộ nhân viên trong công ty.
Nguồn tài nguyên luôn luôn bị kham hiếm, Nhân sự cũng không phải là ngoại lệ, hơn nữa Nhân lực trước nay được xem là nguồn lực có vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào, vì thế mà Nhà doanh nghiệp nào cũng quan tâm về vấn đền nguồn Nhân lực đầu tiên, và những người quản lý nguồn nhân lực tại doanh nghiệp. Để tìm hiểu và phát triển việc quản lý nguồn Nhân lực, thì phải hiểu được bản chất của quản trị Nhân sự. Có rất nhiều những nhận định khác nhau về quản trị Nhân sự, cũng như theo Giáo sư người Mỹ Dimock : “Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ các biện pháp và thủ tục áp dụng cho nhân viên của một tổ chức và giải quyết tất cả các trường hợp xảy ra có liên quan tới một loại công việc nào đó”.
Vai trò của ngành quản trị Nhân sự
Nhìn vào cách làm việc và thái độ làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp ta có thể đánh giá được doanh nghiệp có hoạt động tốt hay không, thành công hay không. Làm thế nào để nhân lực, người lao động có thể làm việc luôn luôn với một tinh thần thoải mái, phấn chấn, lại luôn mở rộng sự sáng tạo trong bất kỳ hoạt động. Không thể phủ nhận được vai trò của nhân lực trong quá trình tạo ra của cải vật chất, phát triển của doanh nghiệp và đây chắc chắn là nguồn lực cạnh tranh với đối thủ bền vững nhất, so với những thiết bị , máy móc công nghệ hiện đại, của cải vật chất, đều có thể mua được, học hỏi được, cạnh tranh được. Một doanh nghiệp có được nguồn nhân lực mạnh, làm việc hăng say với tinh thần và sức sáng tạo tuyệt vời, công hiến hết sức mình cho doanh nghiệp, chắc chắn doanh nghiệp sẽ phát triển nhanh chóng và bền lâu, đối thủ cạnh tranh khó có thể đào tạo được nguồn nhân lực tốt và cần chờ đợi rất nhiều thời gian. Và để có được đội ngũ nhân viên như vậy, công lao và trách nhiệm không ai khác phụ thuộc chính vào người làm trong ngành Nhân sự. Nhà quản trị là người có vai trò trong việc đề ra các chủ chương, đường lối, chính sách, định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp dựa trên nguồn lao động vốn có, và đòi hỏi người làm nhân sự phải có tầm nhìn xa trông rộng, vừa có tính chuyên môn lại điềm tĩnh, kiên trì lắng nghe những đóng góp của nhân viên. Chính năng lực của nhân viên, sẽ đáp ứng, thực hiện những chính sách đưa ra của nhà quản lý, góp công sức trong việc hoàn thành nhiệm vụ , cùng nhau xây dựng một doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
Quản lý chính sách và đề ra chính sách liên quan đến tài nguyên nhân sự
Bộ phận quản trị nhân sự đóng vai trò chủ yếu trong việc quản lý chính sách, nhằm đảm bảo rằng chính sách do Nhà nước qui định được thực hiện đúng và đầy đủ trong doanh nghiệp.
Không chỉ vậy, những người làm quản trị nhân sự còn có trách nhiệm phải đề ra và giải quyết các chính sách trong phạm vi của doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Tư vấn cho các bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp
Một bộ phận nào đó trong doanh nghiệp có thể có vấn đề nhân viên bỏ việc, bộ phận có tỷ lệ nhân viên vắng mặt cao, bộ phận khác có vấn đề thắc mắc về chế độ phụ cấp… Trong tất cả các vấn đề trên, người phục trách về nhân sự sẽ chịu trách nhiệm đảm nhận việc giải quyết các vấn đề này
Kiểm tra nhân viên
Bộ phận quản trị nhân sự đảm nhận chức năng kiểm tra quan trọng bằng cách giám sát, các bộ phận khác đảm bảo việc thực hiện các chính sách, các chương trình thuộc về nhân sự đã đề ra hay không; kiểm tra các thủ tục, kiểm tra các bộ phận khác đánh giá thành tích nhân viên có đúng không, hay có bỏ sót một phần thành tích nào đó hay không.
Bộ phận này cũng làm nhiệm vụ kiểm tra thông qua việc đo lường, đánh giá, phân tích các đơn khiếu nại, các tai nạn lao động, các kỳ hạn chấm dứt hợp đồng, lý do vắng mặt của nhân viên, các biện pháp kỷ luật, thúc đẩy các bộ phận khác quản trị tài nguyên nhân sự có hiệu quả hơn.
Các cuộc kiểm tra các bộ phận quản trị nhân sự phải được thực hiện bằng văn bản thông báo cho các bộ phận được kiểm tra biết và báo cáo lên nhà quản trị cấp trên của doanh nghiệp.
Chấm công, tính lương cho nhân viên
Việc theo dõi việc chấm công hằng ngày của nhân viên cũng được coi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của một nhà quản lý nhân sự. Mặc dù với công nghệ hiện đại như ngày nay, sẽ không nhất thiết phải ghi chép lại từng ngày công của nhân viên như trước kia mà đã có phần mềm chấm công tương đối chính xác và hiệu quả cho việc quản lý ngày công của nhân viên.
Tuy nhiên vẫn không thể phủ nhận được vai trò của một nhà quản trị nhân sự trong việc này, bởi doanh nghiệp vẫn cần phải giám sát việc đi muộn, số ngày nghỉ của nhân viên để thuận tiện cho việc đánh giá chuyên cần hay tính lương cho nhân viên sau này. Ngoài việc tính lương, chấm công thì đôi khi quản trị nhân sự cũng sẽ trực tiếp tiến hành thanh toán lương thưởng cho toàn bộ nhân viên trong công ty.