Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Quy định về tiền đặt cọc thuê nhà như thế nào ?

viet anh

Thành viên cấp 1
Tham gia
2/1/19
Bài viết
1,409
Thích
0
Điểm
36
#1
Hiện nay, việc thuê nhà dường như trở nên rất phổ biến, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Mặc dù thuê nhà là nhu cầu cấp thiết, nhưng không phải ai cũng có thể tìm được căn hộ phù hợp với mong muốn của bản thân.

Hàng loạt các yếu tố xoay quanh như: thời hạn cho thuê, hợp đồng, mức giá sinh hoạt, tiền đặt cọc...khiến cho người thuê phải “đau đầu”. Trong đó, tiền đặt cọc khi thuê nhà luôn khiến cho người thuê...nơm nớp lo sợ vì không biết có thể được hoàn trả đầy đủ hay không.

Vậy, hãy cùng Chothuephongtrore đọc bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu những quy định về tiền đặt cọc thuê nhà để tránh tình trạng bị “mất oan” tiền nhé.

Tiền đặt cọc thuê nhà là gì?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại khoản 1 điều 318 bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định, đặt cọc là thực hiện hoạt động bảo đảm khi hai hoặc nhiều bên thực hiện 1 giao dịch nào đó. Như vậy, chúng ta có thể hiểu đặt cọc chính là kết quả của việc hai bên thương lượng với nhau và đưa ra thỏa thuận phù hợp. Sau khi thương lượng với nhau, một trong hai bên sẽ giao cho đối tác một khoản tiền hoặc tài sản, vật chất có giá trị tương đương trong thời gian nhất định để đảm bảo giao kết giữa hai bên được thực hiện.



Tiền đặt thuê nhà là gì?

Như vậy, tiền đặt cọc thuê nhà là khoản tiền mà người thuê nhà đưa cho chủ nhà nhằm bảo đảm hợp đồng thuê nhà được thực hiện chính xác và đầy đủ.

Tiền đặt cọc thuê nhà bao nhiêu?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không quy định mức giá cụ thể cho tiền đặt cọc thuê nhà, mà tiền đặt cọc sẽ phụ thuộc vào kết quả hai bên thương lượng với nhau. Bởi vì khoản tiền đặt cọc chỉ mang tính chất uy tín, thiện chí nhằm bảo đảm hợp đồng thuê nhà được thực hiện chính xác và đầy đủ nhất.

Đối với những khách hàng thuê nhà, mức tiền đặt cọc hiện nay sẽ dao động trong khoảng 1 - 3 tháng tiền thuê nhà (không tính các chi phí khác như tiền điện nước, tiền mạng,...), tùy thuộc vào giá trị căn hộ bạn thuê. Trong trường hợp chủ nhà yêu cầu tiền đặt cọc 3 tháng trở lên, thiết nghĩ bạn nên thương thảo lại để điều chỉnh mức giá phù hợp hơn, tránh việc khó khăn khi yêu cầu lại khoản tiền đặt cọc sau khi kết thúc hợp đồng.



Pháp luật Việt Nam không quy định mức giá cụ thể cho tiền đặt cọc thuê nhà

Theo khảo sát, bên thuê nhà thường có khả năng cao bị mất khoản chi phí đặt cọc này vì số tiền này do bên cho thuê nhà giữ lại để đảm bảo hợp đồng được thực hiện. Thường thì khoản tiền đặt cọc sẽ được ghi rõ trong hợp đồng, vậy nên người thuê nhà cần phải lưu ý nội dung trong đó để tránh trường hợp tiền cọc “một đi không trở lại”.

Những quy định về tiền đặt cọc thuê nhà
Thực tế, có một số chủ nhà khi ký kết hợp đồng thuê nhà sẽ không yêu cầu khoản tiền đặt cọc. Trong trường hợp này, cả hai sẽ không phải tốn thời gian thỏa thuận nội dung về khoản tiền đặt cọc trong Hợp đồng thuê nhà.

Tuy nhiên, những trường hợp thuê nhà không cần tiền đặt cọc hiếm khi xảy ra, chủ yếu chủ nhà sẽ yêu cầu khoản tiền đặt cọc để tránh trường hợp không may xảy ra. Vì thế, bạn cần lưu ý những quy định về tiền đặt cọc thuê nhà dưới đây để có thể bảo đảm quyền lợi của bản thân.

1. Mức giá tiền đặt cọc thuê nhà
Giá trị của tiền đặt cọc thuê nhà là một trong những yếu tố đầu tiên bạn cần lưu ý. Hai bên cần có sự thỏa thuận rõ ràng về điều khoản đặt cọc, mức giá và được quy định rõ trong hợp đồng thuê nhà.

Sau khi thương lượng được mức giá đặt cọc (1 - 3 tháng tiền nhà), hai bên tiếp tục thỏa thuận các vấn đề liên quan bao gồm: thời điểm bàn giao tiền đặt cọc, biên bản bàn giao tiền (có xác nhận) để tránh những trường hợp tranh chấp có thể xảy ra sua này.

2. Những điều khoản xoay quanh khoản tiền đặt cọc
Hiện nay, tình trạng chủ nhà “giữ luôn” khoản tiền đặt cọc không hề hiếm. Có rất nhiều lý do khiến cho người thuê mất trắng tiền đặt cọc như: chủ nhà trừ tiền hao phí đồ đạc, nội thất (lý do thường gặp nhất), phí tổn thất, tiền bồi thường quá thời hạn hợp đồng hoặc hủy hợp đồng trước thời hạn,....

Để tránh được tình trạng trên, hai bên cần phải ghi rõ những điều khoản xoay quanh tiền đặt cọc trong bản hợp đồng, những trường hợp cụ thể chủ nhà có thể giữ lại tiền đặt cọc như:

  • Người thuê nhà vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thuê nhà khiến cho hợp đồng chấm dứt trước thời hạn.

  • Người thuê nhà không tiếp tục thuê, trả nhà trước thời hạn được quy định trong hợp đồng.

  • Các trường hợp khác theo thỏa thuận của hai bên và được ghi rõ trong bản hợp đồng.
Với những trường hợp trên, chủ nhà có quyền giữ lại khoản tiền đặt cọc và xem đó là khoản chi phí bù vào tổn thất do việc hủy hợp đồng thuê nhà trước thời hạn.

Như vậy, qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn hiểu rõ hơn về khoản tiền đặt cọc khi thuê nhà cũng như những quy định về tiền đặt cọc thuê nhà, từ đó có thể đảm bảo quyền lợi của bản thân một cách tốt nhất.

Nguồn tin tức bất động sản : http://chothuephongtrore.com/thue-b...thue-nha-va-nhung-dieu-ban-chua-biet-ar15.htm
 

Đối tác

Top