Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Quy trình lắp dựng nhà thép tiền chế

Công Ty Nhà Thép

Thành viên cấp 1
Tham gia
20/6/23
Bài viết
6
Thích
0
Điểm
1
#1
Nhà thép tiền chế, là một trong những Phương án thi công mang lại hiệu quả cao về mặt tiến độ và kinh tế. Với thời gian thi công được rút ngắn chỉ còn 1/3 so với cách xây dựng bằng bê tông cốt thép thông thường.
Nhà thép tiền chế
là một trong những Phương án thi công mang lại hiệu quả cao về mặt tiến độ và kinh tế. Với thời gian thi công được rút ngắn chỉ còn 1/3 so với cách xây dựng bằng bê tông cốt thép thông thường, quy trình gia công lắp dựng ,nhà thép tiền chế, trải qua 5 giai đoạn chính: lắp đặt bu lông móng, lắp đặt phần khung chính, lắp đặt phần tôn mái, thi công lắp dựng tôn tường và giai đoạn hoàn thiện.
Trước khi tiến hành lắp dựng, cần chuẩn bị mặt bằng (mặt bằng nhận vật liệu phải đủ lớn, sạch sẽ, đất đủ cứng để di chuyển xe cẩu) và các thiết bị cần thiết như: xe cẩu lắp, cáp giằng, máy khoan thép, máy khoan bê tông, khóa vặn bu lông, máy bắn đinh tán,…

quy trình gia công lắp dựng nhà thép tiền chế trải qua 5 giai đoạn chính: lắp đặt bu lông móng, lắp đặt phần khung chính, lắp đặt phần tôn mái, thi công lắp dựng tôn tường và giai đoạn hoàn thiện.


I. Thi công lắp đặt bu lông móng:

- Trước khi tiến hành thi công phần kết cấu thép, chúng tôi tiến hành định vị lại tim cốt công trình và thống nhất lập lưới trắc địa để thi công phần kết cấu thép. Ở đây chúng tôi tạo lưới trắc địa cách cột 1m.
- Định vị bu lông móng theo đúng tim cốt và cao độ đã triển khai. Hàn cố định vững chắc cho các cụm Bu lông móng, đảm bảo không bị xoay chuyển khi đổ bê tông móng trụ.
- Đặt bu lông đúng như trong bản vẽ lắp dựng là bắt buộc để đảm bảo phù hợp với kết cấu khung nhà lắp bên trên. Cự ly giữa các bu lông trong nhóm hay giữa các nhóm bu lông phải được chính xác với sai số nằm trong khoảng sai số lớn nhất cho phép ghi trong bản vẽ.
II. Quy trình sản xuất và lắp dựng:

- Quy trình gia công các cấu kiện kết cấu thép được thi công tại xưởng nhà thép Trung Lâm, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và luôn có sự giám sát chặt chẽ cán bộ kỹ thuật cơ khí từ khi cắt, uốn, hàn, vệ sinh, sơn thành phẩm... cho đến khi tập kết chận công trình.
- Lưu ý: Trong quá trình sản xuất kết cấu thép, những sai sót phải được phát hiện và sửa chửa kịp thời, tránh trường hợp phát hiện sai sót khi đã tập kết cấu kiện.
- Các cấu kiện thép được vận chuyển và tập kết đến công trình bằng xe cẩu thùng chuyên dụng. Với cấu kiện dài, dùng đòn gánh để gá cấu kiện, nhất thiết phải dùng dây nylon hoặc dây vải có móc khóa thích hợp để cẩu, đảm bảo choàng dây vào cấu kiện với số điểm treo và vị trí, tránh gây trầy xước hay hư hại đến cấu kiện.
- Vật tư được tập kết trực tiếp trên mặt đất, các cấu kiện xếp chồng lên nhau được kê cẩn thận bằng thanh gỗ 50 mm, chống xoắn và công vênh, mỗi cấu kiện đều được đánh dấu ký hiệu, tạo thuận lợi và tránh nhầm lẫn trong quá trình thi công lắp dựng kết cấu thép.
- Khi bê tông móng đảm bảo đạt 75% cường độ, đơn vị thi công tiến hành lắp dựng kết cấu thép theo trình tự sau:

Giai đoạn 1: Lắp dựng cột chính

Bước 1: Lắp dựng cột

+ Tập kết cột, kèo đến vị trí lắp dựng.
+ Lắp dựng toàn bộ cột biên từ trục 1 đến trục 21.
+ Sử dụng 2 xe cẩu lốp Kato 25 tấn, với chiều dài tay cần tối thiểu 12m để công tác.
+ Lập giằng tạm ở 2 phía mỗi cột, dùng cáp 12 mm một đầu gắn vào cánh ngoài cột ngay dưới bản mã đầu cột, đầu cáp còn lại nối vào bát sắt V, nối đầu 2 bulong neo với nhau.
Bước 2: Cân chỉnh vị trí và cao độ của cột
+ Đặt dàn giáo thi công ở từng cột.
+ Xiết vừa cứng bulong neo, chêm chân cột như yêu cầu.
+ Dùng máy kính vĩ, con dọi và thước thép kiểm tra độ thẳng đứng và khoảng cách cát cột.
Bước 3: Xiết toàn bộ bulong neo
+ Xiết toàn bộ bulong neo bằng cờ lê với lực liên kết vừa phải.
Bước 4: Lắp giằng cột
+ Dùng dây đai choàng quanh cấu kiện ở 2 điểm cách đầu mút cấu kiện khoảng 1/4 chiều dài để nâng cấu kiện.
+ Cẩu cấu kiện đặt vào vị trí cần liên kết giữa 2 đầu cột liên tiếp, giữ ổn định bằng xe cẩu.
+ Công nhân thao tác sẽ đứng trên dàn giáo, gắn và xiết bulong dầm giằng vào cột tới trạng thái vừa đủ chặt.
+ Nhả nhẹ dây cẩu thử xem hệ dầm có ổn định không, trước khi nhả hẳn dây cẩu.
Giai đoạn 2: Lắp dựng vì kéo đầu tiên
Bước 1: Tổ hợp nối các kèo trên mặt nền.
+ Dùng dây đai choàng quanh cấu kiện ở 2 điểm cách đầu mút cấu kiện khoảng 1/4 chiều dài, cạnh bát xà gồ. Tuy nhiên, phần hàn ngoài điểm treo phải được tính toán xác đáng để tránh tình trạng vặn xoắn cấu kiện do tải bản thân, đoạn hàn không được quá 1/3 chiều dài thanh cấu kiện. Góc nâng cũng cần được tính toán tránh xoắn do lực dọc khi cẩu. Để an toàn, khuyến cáo nên dùng nhiều hơn 2 điểm buộc đai cẩu.
+ Thiết bị cẩu: Xe cẩu 25 tấn cần dài tối thiểu 12m.
+ Khi tổ hợp, nên dùng các thanh gỗ kê dày 50 mm để đỡ cấu kiện.
+ Thiết bị xiết bulong cường độ cao: cờ lê lực (Torque wrench), lực xiết theo moment xoắn tối thiểu đề nghị (xem bảng Moment lực xiết).
+ Bắt giằng tạm thời và giằng chống xà gồ vào dầm kèo.
+ Dùng giấy nhám và vải lau để làm sạch cấu kiện. Dặm vá sơn bị trầy bằng cọ lăn sơn, với sơn dặm đúng hệ đã dùng.
Bước 2: Lắp dựng kèo vào cột
+ Sử dụng cẩu 25 tấn nâng kèo đã tổ hợp vào vị trí đầu cột.
+ Công nhân trên giàn giáo ở đầu cột để xiết bulong vừa chặt ở các bích đầu cột.
+ Giằng tạm để giữ kèo ở hai bên vào nhóm bulong neo bởi bát chữ V.
+ Nhả thử cẩu để kiểm tra sự ổn định của kèo trước khi nhả cẩu hoàn toàn.
+ Kiểm tra độ chuyển vị và độ vuông góc với tim trục cột.
Giai đoạn 3: Lắp dựng vì kèo thứ 2
Bước 1: Tổ hợp nối các kèo trên mặt nền.( Thao tác tương tự vì kèo đầu tiên )
Bước 2: Lắp dựng kèo vào cột.( Thao tác tương tự vì kèo đầu tiên )
.Bước 3: Lắp dựng xà gồ mái
+ Dùng cáp D12 giằng tạm vì kèo vào bulong neo bằng bát chữ V.
+ Dùng dây thừng với đầu móc có khóa an toàn để nâng xà gồ lên mái.
+ Lắp đặt 50% xà gồ mái từ đỉnh xuống rìa mái giữ kèo theo đúng vị trí theo phương pháp cách nhịp, lắp đặt bulong M12 xiết vừa chặt.
+ Giữ ổn định bằng xe cẩu nhịp kèo thứ 2 cho đến khi lắp đặt hết 50% xà gồ mái.
+ Nhả nhẹ dây cẩu thử xem cấu kiện dầm kèo có ổn định không, trước khi nhả hẳn xe cẩu.
+ Lắp đặt 50% xà gồ còn lại.
+ Lắp đặt hệ giằng xà gồ sau khi hoàn thành lắp đặt 100% xà gồ.
Giai đoạn 4: Hoàn thành 100% gian khóa
Bước 1: Lắp dựng các vì kèo còn lại.
Bước 2: Giằng cứng khung kèo
+ Lắp đặt toàn bộ thanh giằng kèo, xà gồ - đủ 100% số lượng.
+ Lắp đặt toàn bộ cáp giằng chéo vĩnh cửu của cột và dầm kéo cho gian khóa.
+ Để các giằng này ở trạng thái lỏng ( chưa kéo căng )
Bước 3: Cân chỉnh dầm kèo
+ Các điểm cần đo đạt là các bản mã liên kết. Nhập số cho phép của chuyển vị giữa các điểm là 1/500.
+ Dùng các giằng tạm để cân chỉnh khung.
+ Xiết chặt hoàn toàn các giằng vĩnh cửu.
+ Ký biên bản kiểm tra thông qua gian khóa.
Giai đoạn 5: Lắp đặt kèo đầu hồi
Bước 1: Lắp đặt cột đầu hồi
+ Lắp đặt toàn bộ cột biên và cột giữa ở trục 1.
+ Canh chỉnh độ thẳng đứng, vị trí, cao độ.
+ Vặn chặt toàn bộ bu lông neo.
Bước 2: Lắp đặt kèo đầu hồi
+ Lắp đặt dầm kèo vào cột đầu hồi.
+ Dùng dây thừng với đầu móc có khóa an toàn để nâng xà gồ lên mái.
+ Thiết bị vặn bulong xà gồ M12: cờ lê ống tuýp, lực xiết vừa khớp.
+ Nhả nhẹ dây cẩu thử xe cấu kiện dầm kèo còn lại có ổn định không trước khi nhả hẳn dây cẩu.
+ Lập lại bước 4 cho các cấu kiện dầm kèo còn lại, tạo thành dầm kèo đầu hồi.Giai đoạn 6: Lắp đặt nóc gió và hoàn tất 100% xà gồ• + Cẩu lắp và liên kết nóc gió vào đỉnh kèo, xiết chặt hoàn toàn• + Lắp đặt toàn bộ giằng kèo, xà gồ cho 2 gian đầu hồi và nóc gió - đủ 100% số lượng.
+ Dùng dây thừng với đầu móc có khóa an toàn để nâng xà gồ lên mái.
+ Thiết bị vặn bulong xà gồm M12: cờ lê ống tuýp, lực xiết bình thường.
+ Lắp đặt toàn bộ giằng chéo vĩnh cữu của cột và dầm kèo cho gian khóa.
+ Để các giằng kèo này ở trạng thái lỏng ( chưa kéo căng ).
+ Cân chỉnh dầm kèo.
+ Xiết chặt hoàn toàn các giằng vĩnh cửu.
  • • + Tháo tất cả các giằng tạm thời của công trình.
  • • + Kiểm tra và thẩm định toàn bộ các mối liên kết, đảm bảo tất cả bulong đều được lắp. Tất cả bulong ở cường độ cao ( bulong kết cấu ) phải được xiết chặt đến lực căng yêu cầu.
  • • + Kiểm tra toàn bộ khung kết cấu lần cuối: đúng phương vị mặt bằng và độ thẳng đứng
Giai đoạn 7: Kéo tôn lợp lên mái

• + Đặt từng tấm tôn lợp vào từng ván trượt, giữ nhờ các móc sắt 6mm trượt lên cáp.
• + Mỗi công nhân đứng ở mỗi ống néo trên kèo sẽ dùng dây thừng kéo ống trượt chạy lên mái mang theo tấm tôn lợp.
• + Sau khi tôn lợp lên đến kèo & đặt trên xà gồ mái.
• + Khi kéo đủ tôn lợp cho gian đầu tiên, tổ lắp đặt sẽ bắt đầu công tác lợp tôn.

Giai đoạn 8: Lợp tôn

+ Lặp đặt hệ thống dây cáp bảo vệ an toàn trên mái.
+ Chuẩn bị hệ thống điện thi công:
• Dây dẫn điện và các tủ cầu dao chống giật ( ELCB ) phải được đưa lên mái trong điều kiện đủ an toàn. Hệ thống phải được chống cao khỏi bề mặt của mặt đất.
• Dây dẫn điện nên máng vào vị trí ống néo, tránh tiếp xúc trực tiếp vào mái tôn và xà gồ mái.
• Nối 2 đường dây cáp điện có ổ cắm 3 chấu vào tủ cầu dao chống giật, kéo đến vị trí lắp đặt để chuẩn bị sử dụng.
• Chuẩn bị hệ thống dàn giáo thi công.
• Phải lắp ít nhất một bộ dàn giáo leo lên mái ở đầu hồi, phục vụ lên / xuống mái hằng ngày.
• Lắp đặt tấm tôn lợp đầu tiên.
• Định vị tấm tôn đầu tiên sao cho canh khoảng lú vào máng xối rìa đều nhau.
• Lắp đặt toàn bộ tôn mái.
• Kiểm tra thường xuyên để biết các tấm tôn đã lợp được canh thẳng và theo rìa máng xối.
• Nếu khoảng hở từ tấm tôn nguyên sau cùng đến tường đầu hồi hoặc mặt dựng hông công trình mà nhỏ hơn bề rộng của tấm tôn, có thể cho bằng plashing hoặc capping. Trong trường hợp này tất cả các sóng dương phải được che phủ và bắt chặt.
 

Đối tác

Top