Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Quy trình thi công nhà lắp ghép tại Việt Nhật Housing

vietnhan

Thành viên cấp 1
Tham gia
8/9/22
Bài viết
431
Thích
1
Điểm
18
#1
Thi công nhà lắp ghép được đánh giá cao trên thị trường xây dựng với thời gian ngắn, tiết kiệm chi phí và nhân công. Mặc dù nhà tiền chế không yêu cầu quá cao về mặt kỹ thuật nhưng để đảm bảo độ vững chắc của công trình thì bạn cần nắm vững công việc từng khâu. Vậy cụ thể quy trình thi công nhà lắp ghép gồm mấy bước? So với xây nhà truyền thống, quy trình này có khác biệt? Hãy cùng Việt Nhật Housing tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây!


Bật mí 7 bước thi công nhà lắp ghép chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn
So với nhà truyền thống, thực tế tổng hợp quá trình thi công nhà lắp ghép không khác là bao so với quy trình xây nhà bê tông cốt thép. Cụ thể tổng hợp gồm 7 bước thi công và nội dung công việc từng bước như sau:

Bước 1: Khảo sát thực trạng công trình thi công
Đây là bước đầu tiên và cũng là bước vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tính an toàn cũng như phương án thi công nhà lắp ghép. Đơn vị thi công cũng như chủ đầu tư cần kiểm tra vị trí công trình thi công có cấu trúc đất như thế nào, có giáp ranh với khu vực sông, hồ, đất san lấp,… Điều này giúp xác định cấu trúc tầng đất là chắc chắn hay yếu để từ đó là cơ sở lên phương án gia cố móng, thi công giảm thiểu tối đa tình trạng sụt lún nhà.

Bên cạnh cấu trúc đất, thi công nhà lắp cũng cần kiểm tra tính pháp lý của khu đất xây dựng là đất thổ canh, thổ cư, hay đất trồng cây lâu năm,… để có các biện pháp hoàn thiện thủ tục pháp lý đảm bảo quá trình thi công diễn ra suôn sẻ.

Bước 2: Lên báo giá chi tiết, thiết kế bản vẽ nhà lắp
Sau bước khảo sát công trình, đơn vị thi công nhà lắp ghép sẽ tiến hành đưa ra báo giá, cung cấp phương án mẫu nhà phù hợp theo yêu cầu của khách hàng.

Để khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn, đơn vị thi công thường đưa ra 2-3 phương án thi công xây dựng nhà lắp ghép với từng gói báo giá khác nhau để khách hàng có được sự lựa chọn tối ưu nhất. Sau khi đã chốt được phương án cũng như báo giá, đơn vị thi công sẽ tiến hành thiết kế bản vẽ mặt bằng, bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ 3D gửi đến khách hàng.

Bước 3: Thi công móng nhà
Trong quy trình thi công nhà lắp ghép, móng nhà là hạng mục vô cùng quan trọng. Mặc dù so với nhà bê tông cốt thép móng nhà lắp ghép có phần đơn giản nhưng kết cấu vẫn đảm bảo sự kiên cố, chắc chắn. Tùy vào từng phương án chủ đầu tư với đơn vị thi công đã chốt, móng nhà lắp ghép có thể tiến hành móng nông, móng đơn, móng băng, móng bè hay móng cọc.

Mỗi loại móng sẽ có những ưu điểm riêng, ví dụ móng nông đòi hỏi thi công nhà lắp ghép trên nền đất đủ độ chứng để đảm bảo hạn chế tình trạng sụt lún, lệch móng. Còn với móng cọc là móng thường thi công với công trình trọng tải lớn nhưng nền đất không đủ chịu được toàn bộ trọng tải này.


Lựa chọn phương án thi công móng phù hợp với đặc điểm thi công, phương án thi công

Bước 4: Thi công khung nhà
Khi quá trình làm móng hoàn thiện và cấu kiện thi công nhà lắp ghép đã được chuyển về khu vực xây dựng, đơn vị thi công sẽ tiến hành bước tiếp theo là tạo khung cho ngôi nhà. Quá trình tạo khung trong thi công xây dựng nhà lắp ghép cần đảm bảo đúng kỹ thuật, đúng bản vẽ, đặc biệt cần lưu tâm đến việc cố định chắc chắn có bulông.

Bước 5: Hoàn thiện vách nhà lắp ghép
Làm vách nhà là công đoạn tiếp theo trong quá trình thi công nhà lắp ghép. Chức năng của vách nhà cũng chính là tường bảo vệ nhà, ngăn chia không gian các phòng ngủ, phòng khách, phòng vệ sinh,… So với nhà truyền thống, làm vách nhà lắp ghép trong quá trình thi công khá đa dạng. Gia chủ có thể lựa chọn tấm panel, kính cường lực, khung gỗ,... để làm vách ngăn thay vì chỉ sử dụng tường gạch trát bê tông.

Mẫu nhà ghép thi công vách panel hiện đại
Bước 6: Làm mái nhà
Bước thứ 6 trong tổng hợp 7 bước thi công nhà lắp ghép là làm mái nhà. Khá tương tự như mẫu nhà truyền thống, mái nhà là bộ phận cao nhất, được hoàn thiện cuối cùng và đóng vai trò che mưa che nắng cho các thành viên. Với yêu cầu trên, mái nhà cần thi công bằng những vật liệu chất lượng có khả năng chống chịu với điều kiện khắc nghiệt cũng như đảm bảo độ bền chắc.

Bước 7: Hoàn thiện các công đoạn cuối cùng
Giai đoạn cuối cùng là hoàn thiện nhà như làm cửa, xây ốp lát, lắp đặt đường điện nước, thiết bị vệ sinh. Cuối cùng đơn vị thi công sẽ nghiệm thu công trình và bàn giao cho chủ đầu tư theo đúng hợp đồng.

=> Xem chi tiết bài viết tại: https://vietnhathousing.com.vn/vi/tin-tuc/288-quy-trinh-thi-cong-nha-lap-ghep-chuan-ky-thuat
 

Đối tác

Top