Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 3/4/2008 của TAND Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại TAND thì tác giả có quyền nộp đơn để được cấp giấy chứng nhận Đăng ký bản quyền tác giả theo quy định tại Điều 49 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, đây không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Khi có tranh chấp về quyền tác giả mà đương sự khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, thì tòa án phải xem xét mà không phân biệt việc họ đã có giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hay chưa, họ đã nộp đơn đăng ký quyền tác giả hay chưa?
Cũng theo Thông tư này khi hết thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả (trừ các quyền nhân thân theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ) thì Nhà nước và pháp luật không bảo hộ các quyền của tác giả nữa. Do đó, nếu các quyền đó vẫn còn trong thời hạn bảo hộ thì tòa án mới thụ lý đơn khởi kiện để giải quyết, trừ trường hợp pháp luật không quy định thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định như sau:
- Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 50 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
- Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
- Tác phẩm không thuộc loại hình nói trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.
Như vậy, thời hạn bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm âm nhạc (tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn) là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.
Xem thêm: dịch vụ kế toán thuế trọn gói.
Tuy nhiên, đây không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Khi có tranh chấp về quyền tác giả mà đương sự khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, thì tòa án phải xem xét mà không phân biệt việc họ đã có giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hay chưa, họ đã nộp đơn đăng ký quyền tác giả hay chưa?
Cũng theo Thông tư này khi hết thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả (trừ các quyền nhân thân theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ) thì Nhà nước và pháp luật không bảo hộ các quyền của tác giả nữa. Do đó, nếu các quyền đó vẫn còn trong thời hạn bảo hộ thì tòa án mới thụ lý đơn khởi kiện để giải quyết, trừ trường hợp pháp luật không quy định thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định như sau:
- Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 50 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
- Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
- Tác phẩm không thuộc loại hình nói trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.
Như vậy, thời hạn bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm âm nhạc (tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn) là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.
Xem thêm: dịch vụ kế toán thuế trọn gói.