Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Răng bị tụt lợi là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

lamdep168

Thành viên cấp 1
Tham gia
14/10/19
Bài viết
22
Thích
1
Điểm
3
Nơi ở
Hà Nội
Website
nhorang.com.vn
#1
Hiện tượng tụt lợi (tụt nướu) chân răng là bệnh lý không còn xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được tầm nguy hiểm của bệnh lý này. Tụt lời không những gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh mà còn có thể dẫn đến tình trạng mất răng.



( Xem thêm: https://dribbble.com/nhorangthammy)

1/ Hiện tượng tụt lợi là gì?

Bệnh tụt lợi là hiện tượng lợi (nướu) di chuyển xuống bên dưới làm hở chân răng, khiến răng trở nên dài hơn và có thể xảy ra ở một vài răng, ở một hoặc cả hai hàm.

Đây là dấu hiệu cảnh báo răng bị mòn cổ răng, lộ ngà răng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại tấn công răng, gây bệnh cho răng.

- Do cao răng, mảng bám tích tụ quá nhiều gây tụt lợi

- Do đánh răng quá mạnh làm nướu răng bị tổn thương gây tụt lợi

- Do các bệnh lý về răng như viêm lợi, viêm chân răng,… lúc này lợi có thể bị chảy máu chân răng, sưng tấy và dần dần các tổ chức xung quanh lợi bị tác động, khiến lợi bị tụt.

2/ Tại sao nên điều trị tụt lợi sớm?

Hiện tượng tụt lợi chân răng sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời. Tụt lợi có thể gây ra các tác hại sau:

- Mất tính thẩm mỹ: Răng sẽ dài ra, phần nướu có màu nhạt, không khỏe đẹp.

- Làm lộ ngà răng dẫn đến răng bị nhạy cảm khi ăn đồ nóng lạnh, đồng thời có thể dẫn đến bệnh viêm tủy răng.

- Gây đau nhức, ê buốt răng

- Chảy máu chân răng

- Răng bị hở kẽ và dễ dắt thức ăn vào, khó vệ sinh răng nên dễ phát sinh bệnh lý

- Nếu bị viêm chân răng có thể khiến răng bị lung lay, dẫn đến mất răng

3/ Đâu là giải pháp điều trị tụt lợi hiệu quả?

Tùy vào tình trạng tụt lợi nặng hay nhẹ, bạn sẽ có cách khắc phục khác nhau.

♦ Đối với tình trạng nhẹ

Bạn có thể chữa trị bằng các mẹo tại nhà như thay đổi cách chải răng và dùng bàn chải lông mềm mại, xúc miệng bằng dung dịch nước muối loãng hoặc nước trà xanh nhiều lần trong ngày, đặc biệt là vào buổi tối trước khi ngủ.

Nếu tụt lợi ê buốt bạn nên sử dụng kem đánh răng có chứa các chất chống ê buốt. Đồng thời, nên lấy cao răng để loại bỏ các mảng bám quanh chân răng nguyên nhân xảy ra tụt lợi.

(>>> Xem thêm: https://www.imdb.com/user/ur107666060/)

♦ Đối với tình trạng nặng

Bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị, một số phương pháp được các bác sĩ áp dụng hiện nay kể đến là:

➦ Dùng thuốc có fluoride:

- Tùy vào tình trạng răng miệng bác sĩ sẽ tư vấn điều trị bằng thuốc có chứa Fluoride

- Thuốc ngậm sẽ được sử dụng bằng máng ngậm vào buổi tối

- Đồng thời, bạn sẽ đến phòng khám khoảng 5-6 ngày để bôi dung dịch fluoride lên những vị trí răng bị ê buốt.

➦ Lazer kết hợp bôi dung dịch fluoride:

- Các nghiên cứu cho thấy rằng khi sử dụng dung dịch fluoride kết hợp ánh sáng lazer giúp điều trị tụt lợi hiệu quả.

➦ Phủ mặt răng bằng composite - Đây là phương pháp hiệu quả giúp điều trị tụt lợi, giảm ê buốt răng.

➦ Phẫu thuật ghép vạt lợi

Phương pháp ghép vạt lợi sẽ được bác sĩ thực hiện ghép các vạt niêm mạc nhằm bù lại phần lợi bị tụt giúp che phủ chân răng và cổ răng hiệu quả.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, nếu răng bị tụt lợi bạn nên đến nha khoa sớm nhất để được bác sĩ tư vấn và khắc phục nhanh chóng. Để hiểu hơn về cách điều trị, liên hệ với chuyên gia nha khoa qua hotline 1900.6900 để được giải đáp miễn phí nhé!
 

Đối tác

Top