- Tham gia
- 17/3/19
- Bài viết
- 560
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
QUY ĐỨC HẦU PHỦ
Tác giả: Sát Trư Đao Đích Ôn Nhu
Thể loại: Cổ đại, trạch đấu, cung đấu, cung đình hầu tước, nam cường nữ cường, GE
CP: Nam liều ăn nhiều × Nữ giả heo ăn thịt hổ
Tình trạng: Đang edit
Văn án:
Vi thị vương triều Thái Nguyên năm thứ mười hai, đích trưởng tôn trong nhà Lại bộ Thượng thư gây trọng thương cho ấu tử của Quy Đức Hầu đương triều. Tháng sau, đích thứ tôn nữ của Lại bộ Thượng thư Hứa gia – Hứa Song Uyển – được định sẽ làm thê tử của trưởng tử Quy Đức Hầu là Tuyên Trọng An.
Quy Đức Hầu phủ đã nhiều năm không được lòng hoàng đế, Hứa Song Uyển bị gia tộc lẫn phụ mẫu từ bỏ, thay đại huynh trở thành khí tử(*). Để chặn miệng lưỡi thiên hạ, nàng phải bước chân vào Quy Đức Hầu phủ, nơi chỉ toàn con bệnh.
Từ đây, giữa bốn bề là kẻ địch, nhị cô nương Hứa phủ vì muốn sống tốt mà không thể không đi trên con đường gặp thần giết thần, gặp ma diệt ma. Theo sát bước chân nàng là trượng phu, một con ma ốm mà so với nàng còn tàn nhẫn độc ác hơn.
(*) Khí tử: đứa con bị từ chối.
Nếu phải tóm tắt nội dung truyện, mình sẽ viết như sau: Đây là bộ truyện mà hai nhân vật chính đều có duyên mỏng với cha mẹ. Họ tạo thành cặp đôi hoàn cảnh, cùng nhau chống đỡ Quy Đức Hầu phủ giữa đám cực phẩm tích cực nhảy nhót; mà mỗi cực phẩm đều mười phân vẹn mười, không ai thua ai. May sao, nam nữ chính tuy có duyên mỏng với cha mẹ nhưng mệnh lại đủ cứng để khắc chết bất kỳ kẻ nào đụng vào những thứ họ muốn bảo vệ, để trở thành người chiến thắng cuối cùng.
Nữ chính tên Hứa Song Uyển, là đích thứ tôn nữ của Hứa gia. Nàng nổi danh khắp kinh thành là người xinh đẹp, dịu dàng, hiểu chuyện, là mẫu con dâu lý tưởng trong mắt rất nhiều gia tộc. Mỉa mai thay, tốt đẹp như vậy nhưng nàng lại không được lòng phụ thân Hứa Trùng Hành vì cư xử không đủ phóng khoáng, kiêu ngạo cho đúng khí chất của người Hứa gia. Ngược lại, ông ta cưng chiều vị tỷ tỷ Hứa Song Đễ – người chẳng khác gì con công suốt ngày cuồng khoe đuôi nhưng lại hợp khẩu vị của phụ thân. Khi xưa tỷ tỷ nàng từng nói em mình là kẻ lạnh lùng, chẳng để ai vào lòng, dẫn tới Hứa Song Uyển thành cái gai trong mắt phụ thân. Chính thế nên lúc sự cố xảy ra và Hứa gia cần một con tốt thí mạng, ông ta đã thở phào nhẹ nhõm khi con tốt đó là đứa con gái thứ hai của mình.
Còn mẫu thân nàng ư? Trong mười sáu năm đầu đời, Hứa Tằng thị là người mà Hứa Song Uyển hết lòng yêu thương, thậm chí nàng muốn chống trời thay bà ta. Có lẽ trong khoảng thời gian ấy, Hứa Tằng thị từng thật lòng thương yêu đứa con gái này, từng cảm thấy nó là niềm an ủi trong hoàn cảnh trượng phu âu yếm ái thiếp và bản thân phải đối mặt với rất nhiều rắc rối từ nhà chồng lẫn nhà mẹ đẻ. Nhưng nếu nữ chính từng coi mẫu thân là lựa chọn số một của mình, thì nàng cao nhất cũng chỉ đứng thứ tư trong lòng bà ta ngay cả khi mọi chuyện tốt đẹp. Thứ bà ta coi trọng lần lượt là tiền tài, đứa con trai mà sau này bà ta sẽ dựa vào, và cuối cùng là đứa con gái lớn vừa được lòng phụ thân vừa gả vào chỗ tốt. Ngày thường còn thế, nên đến hồi đứa con trai bảo bối gây chuyện, bà ta chỉ cần cho Hứa Song Uyển ba nghìn lượng là thấy hết áy náy vì đã đẩy con mình ra chịu trận thay huynh trưởng thất đức. Và đây chỉ mới là phần nổi của tảng băng chìm. Càng về sau, Hứa Tằng thị càng trở thành kẻ đâm nhiều nhát dao vào trái tim Hứa Song Uyển nhất, thậm chí suýt nữa còn đâm theo đúng nghĩa đen. Đây là nhân vật mà từ đầu đến cuối có thể tổng kết bằng ba chữ “đáng”: đáng thương, đáng giận, và đáng đời.
Những thành viên khác của Hứa gia thì sao? Trước ngày Hứa Song Uyển xuất giá, một đám hề đến diễn trò trong phòng nàng, mặt khóc nhưng tâm cười, hả hê hoặc vô cảm trước sự xui xẻo của người khác. Ai ai cũng một tay vỗ về nàng, than thay cho cô nương số khổ; tay còn lại hăng hái đẩy nàng vào chỗ chết. Ngẫm lại, Hứa Song Uyển không được gia tộc yêu thích chẳng qua vì nàng là người duy nhất còn tình cảm cũng như lương tâm giữa đám người bạc tình bạc nghĩa đến tận xương tủy.
Người ta bảo phải gả vào Quy Đức Hầu phủ – nơi đã gây thù chuốc oán với hoàng thượng và chỉ chờ ngày tuẫn táng cùng – là tai họa trời giáng xuống đầu Hứa Song Uyển. Nhưng với nàng, đây có lẽ là may mắn nhất đời.
Vì nhờ đó nàng mới trở thành thê tử của Tuyên Trọng An.
Tuyên trưởng công tử là người được mệnh danh Ngọc Diện Diêm La; khuôn mặt đẹp như tiên nhưng khí chất thì âm u. Có điều hắn không phải dạng nhân vật bị hiểu lầm gì cả; nội tâm hắn còn âm u hơn vẻ bề ngoài. Đây là kẻ khi mưu kế hại chết người ta thành công thì vừa nhún nhảy vừa ngâm nga tự khen sao mình thông minh quá. Hắn tàn nhẫn với người khác nhưng càng tàn nhẫn với bản thân hơn. Để tìm đường sống cho Quy Đức Hầu phủ, hắn đã lao vào chỗ chết chẳng biết bao lần.
Nhưng vị nam thần (kinh) này lại là người yêu Hứa Song Uyển nhất. Lần đầu tiên, nàng không phải thay chị lấy chồng mà lựa chọn sau chót của tình thương và lựa chọn đầu tiên của thí mạng. Lần đầu tiên, có người biết nàng giả heo ăn thịt hổ nhưng vẫn thích thú và cưới nàng vì chính đặc điểm này. Lần đầu tiên, nàng có một gia đình yêu thương mình và nhỏ những giọt nước mắt thật lòng vì nàng.
Hứa Song Uyển không biết bản thân có chẳng để ai vào lòng như lời tỷ tỷ không. Cũng có thể, vì khi đã quyết thì nàng sẵn sàng cắt đứt với bất kỳ ai. Nhưng dù lòng nàng nhỏ bé và lạnh lẽo đến đâu, nàng cũng nguyện ý đặt Tuyên Trọng An vào đấy, dùng chút ấm áp nhỏ nhoi trong mình để sưởi ấm cho hắn, để hắn biết nơi đây có người chờ hắn trở về.
Nói đến nam chính Tuyên Trọng An, đôi lúc phải tự hỏi không biết hắn có bao giờ sống cho chính mình chưa. Từ khi còn nhỏ, hắn đã được kỳ vọng sẽ chấn hưng Hầu phủ, là lý do để tổ phụ truyền tước vị lại cho phụ thân vô năng của hắn chứ không phải hai người con thứ tài giỏi hơn. Cả đời hắn là những chuỗi ngày suy tính và đấu tranh để sống sót, để bảo vệ gia tộc, để Hầu phủ được vinh quang. Thậm chí dù Hứa Song Uyển đã là người trong lòng hắn từ trước khi cưới, hắn chọn nàng không chỉ vì tấm chân tình mà còn vì hắn biết nàng tháo vát và có thể giúp hắn quản gia cũng như dạy dỗ đứa em trai yếu đuối.
Nói về đôi vợ chồng Hầu gia thì phải dùng từ thú vị trong ngoặc kép. Ban đầu hai nhân vật này được mô tả như những người không có tài nhưng ít nhất còn có đức. Là bậc cha mẹ nhưng họ không thể bảo vệ con mình mà để nó đứng ở tiền tuyến đổ máu vì họ. Thôi thì họ biết mình vô năng nên ít nhiều cũng không gây rối gì mấy. Song về cuối truyện, chúng ta mới vỡ lẽ một chân lý: Người không có tài lại cũng chẳng có đức thì chỉ có thể đi làm vợ chồng Quy Đức Hầu. Tuyên Hồng Đạo – phụ thân của nam chính – thích trốn tránh trách nhiệm, để mình nhẹ gánh thì đẩy người con dâu đã hết lòng vì nhà chồng vào hố lửa. Ông ta bất tài nhưng ưa sĩ diện, ghen tỵ với con trai lớn tài giỏi, thích dùng xương máu của con mình để đổi lấy những thứ tình cảm giả nhân giả nghĩa mà chỉ có tác dụng làm đẹp mặt ông ta.
Một người đàn ông thế này thật xứng đôi với Tuyên Khương thị.
Mẫu thân Tuyên Trọng An ở đầu truyện hệt như một tiểu bạch thỏ; đầu óc không tốt lắm nhưng được cái ngây thơ, trong sáng. Dần dà, người đọc sẽ thấy đây là con thỏ ăn thịt người. Để sống vô tư và thiên chân vô tà như thế, bà ta giẫm lên công sức của cha mẹ ruột, anh em ruột, con trai ruột. Bà ta có biết không? Ồ, biết chứ, biết rõ nên với mỗi người bà ta lại có một kiểu khóc lóc riêng khiến họ mềm lòng. Bản thân ích kỷ, vô dụng, nhưng lại đố kỵ với con dâu, tới nỗi nguyền rủa nàng và ước gì Tuyên gia quay trở lại thời nàng chưa vào cửa dù điều này đồng nghĩa với việc cả nhà chết hết. Bà ta đến khi chết vẫn chẳng biết mình sai ở đâu. Kể cũng đáng thương hại, chẳng ai nhỏ một giọt nước mắt tiếc thương cho cái chết của bà ta.
Xin mượn câu trích từ Trần Mỗ (tác giả Hỏa Phụng Liêu Nguyên) để kết luận về cặp vợ chồng trên: Trời sinh một cặp cẩu nam nữ.
Tuyên Trọng An đen đủi khi được sinh ra bởi hai con người này. Nhưng hắn may mắn được nhà ngoại đùm bọc, được ngoại tổ phụ hết lòng giúp đỡ, chứ không hắn chẳng sống nổi đến ngày đủ trưởng thành để chèo chống Hầu phủ. Hắn đã làm rất nhiều chuyện tàn nhẫn mà trong số đó, hắn nghĩ chuyện tàn nhẫn nhất chính là cưới Hứa Song Uyển. Vì hắn mà nàng mới bị lôi vào mớ bòng bong của Hầu phủ, mới bị hao tổn tinh thần. Có lẽ hắn cũng được di truyền sự ích kỷ từ cha mẹ, vì dù hắn biết đây là quyết định nhẫn tâm nhưng lại là quyết định mà hắn chẳng thể hối hận.
Lần đầu tiên, hắn không cô độc mà có người kề vai sát cánh, đứng ở hậu phương bảo vệ hắn. Lần đầu tiên, hắn có thể trút bỏ vẻ cứng cỏi để gục xuống thừa nhận, “Uyển Uyển, ta đau lắm.” Lần đầu tiên, có người cho hắn một gia đình đích thực với những thành viên một lòng suy nghĩ vì hắn.
Tay Tuyên Trọng An lạnh lắm. Lạnh tới mức dù nó đã tắm trong biển máu cũng chẳng ấm lên nổi. Nhưng hắn nguyện dùng đôi tay này để nắm lấy tay nàng, một đời một kiếp mãi mãi không tách rời.
Nếu bạn tìm một câu chuyện sủng ngọt, ấm áp thì “Quy Đức Hầu phủ” và "lấy chồng quyền thế" không dành cho bạn. Ai quen với tác giả Sát Trư Đao Đích Ôn Nhu sẽ biết bầu không khí của truyện thường nặng nề và nhân vật hay hành động theo chuẩn mực thời xưa. Tức nghĩa, Tuyên Trọng An có yêu Hứa Song Uyển tới đâu cũng sẽ chẳng bao giờ thành thê nô. Hắn vẫn là trời của nàng, lời hắn nói vẫn thường là quyết định cuối cùng. Nhưng một đặc điểm khác của tác giả mà mình nhận thấy chính là: Nam chính có thể làm trời của nữ chính nhưng nữ chính sẽ là mạng của nam chính, là người họ muốn khảm vào cốt nhục, là bóng hình cuối cùng họ muốn nhìn thấy trước lúc nhắm mắt xuôi tay. Tuyên Trọng An yêu Hứa Song Uyển theo cách mà nếu mất nàng thì hắn chẳng còn gì, bất chấp xung quanh vẫn có con cái, đệ đệ, cùng những bằng hữu hết lòng vì hắn.
Cả đời Tuyên Trọng An sống vì Hầu phủ. Lần duy nhất hắn lựa chọn sống cho mình là cái đêm hắn vào nằm trong quan tài của thê tử, cầm tay nàng nhắm mắt ngủ, một giấc ngủ kéo dài đến vĩnh hằng.
Tác giả: Sát Trư Đao Đích Ôn Nhu
Thể loại: Cổ đại, trạch đấu, cung đấu, cung đình hầu tước, nam cường nữ cường, GE
CP: Nam liều ăn nhiều × Nữ giả heo ăn thịt hổ
Tình trạng: Đang edit
Văn án:
Vi thị vương triều Thái Nguyên năm thứ mười hai, đích trưởng tôn trong nhà Lại bộ Thượng thư gây trọng thương cho ấu tử của Quy Đức Hầu đương triều. Tháng sau, đích thứ tôn nữ của Lại bộ Thượng thư Hứa gia – Hứa Song Uyển – được định sẽ làm thê tử của trưởng tử Quy Đức Hầu là Tuyên Trọng An.
Quy Đức Hầu phủ đã nhiều năm không được lòng hoàng đế, Hứa Song Uyển bị gia tộc lẫn phụ mẫu từ bỏ, thay đại huynh trở thành khí tử(*). Để chặn miệng lưỡi thiên hạ, nàng phải bước chân vào Quy Đức Hầu phủ, nơi chỉ toàn con bệnh.
Từ đây, giữa bốn bề là kẻ địch, nhị cô nương Hứa phủ vì muốn sống tốt mà không thể không đi trên con đường gặp thần giết thần, gặp ma diệt ma. Theo sát bước chân nàng là trượng phu, một con ma ốm mà so với nàng còn tàn nhẫn độc ác hơn.
(*) Khí tử: đứa con bị từ chối.
Nếu phải tóm tắt nội dung truyện, mình sẽ viết như sau: Đây là bộ truyện mà hai nhân vật chính đều có duyên mỏng với cha mẹ. Họ tạo thành cặp đôi hoàn cảnh, cùng nhau chống đỡ Quy Đức Hầu phủ giữa đám cực phẩm tích cực nhảy nhót; mà mỗi cực phẩm đều mười phân vẹn mười, không ai thua ai. May sao, nam nữ chính tuy có duyên mỏng với cha mẹ nhưng mệnh lại đủ cứng để khắc chết bất kỳ kẻ nào đụng vào những thứ họ muốn bảo vệ, để trở thành người chiến thắng cuối cùng.
Nữ chính tên Hứa Song Uyển, là đích thứ tôn nữ của Hứa gia. Nàng nổi danh khắp kinh thành là người xinh đẹp, dịu dàng, hiểu chuyện, là mẫu con dâu lý tưởng trong mắt rất nhiều gia tộc. Mỉa mai thay, tốt đẹp như vậy nhưng nàng lại không được lòng phụ thân Hứa Trùng Hành vì cư xử không đủ phóng khoáng, kiêu ngạo cho đúng khí chất của người Hứa gia. Ngược lại, ông ta cưng chiều vị tỷ tỷ Hứa Song Đễ – người chẳng khác gì con công suốt ngày cuồng khoe đuôi nhưng lại hợp khẩu vị của phụ thân. Khi xưa tỷ tỷ nàng từng nói em mình là kẻ lạnh lùng, chẳng để ai vào lòng, dẫn tới Hứa Song Uyển thành cái gai trong mắt phụ thân. Chính thế nên lúc sự cố xảy ra và Hứa gia cần một con tốt thí mạng, ông ta đã thở phào nhẹ nhõm khi con tốt đó là đứa con gái thứ hai của mình.
Còn mẫu thân nàng ư? Trong mười sáu năm đầu đời, Hứa Tằng thị là người mà Hứa Song Uyển hết lòng yêu thương, thậm chí nàng muốn chống trời thay bà ta. Có lẽ trong khoảng thời gian ấy, Hứa Tằng thị từng thật lòng thương yêu đứa con gái này, từng cảm thấy nó là niềm an ủi trong hoàn cảnh trượng phu âu yếm ái thiếp và bản thân phải đối mặt với rất nhiều rắc rối từ nhà chồng lẫn nhà mẹ đẻ. Nhưng nếu nữ chính từng coi mẫu thân là lựa chọn số một của mình, thì nàng cao nhất cũng chỉ đứng thứ tư trong lòng bà ta ngay cả khi mọi chuyện tốt đẹp. Thứ bà ta coi trọng lần lượt là tiền tài, đứa con trai mà sau này bà ta sẽ dựa vào, và cuối cùng là đứa con gái lớn vừa được lòng phụ thân vừa gả vào chỗ tốt. Ngày thường còn thế, nên đến hồi đứa con trai bảo bối gây chuyện, bà ta chỉ cần cho Hứa Song Uyển ba nghìn lượng là thấy hết áy náy vì đã đẩy con mình ra chịu trận thay huynh trưởng thất đức. Và đây chỉ mới là phần nổi của tảng băng chìm. Càng về sau, Hứa Tằng thị càng trở thành kẻ đâm nhiều nhát dao vào trái tim Hứa Song Uyển nhất, thậm chí suýt nữa còn đâm theo đúng nghĩa đen. Đây là nhân vật mà từ đầu đến cuối có thể tổng kết bằng ba chữ “đáng”: đáng thương, đáng giận, và đáng đời.
Những thành viên khác của Hứa gia thì sao? Trước ngày Hứa Song Uyển xuất giá, một đám hề đến diễn trò trong phòng nàng, mặt khóc nhưng tâm cười, hả hê hoặc vô cảm trước sự xui xẻo của người khác. Ai ai cũng một tay vỗ về nàng, than thay cho cô nương số khổ; tay còn lại hăng hái đẩy nàng vào chỗ chết. Ngẫm lại, Hứa Song Uyển không được gia tộc yêu thích chẳng qua vì nàng là người duy nhất còn tình cảm cũng như lương tâm giữa đám người bạc tình bạc nghĩa đến tận xương tủy.
Người ta bảo phải gả vào Quy Đức Hầu phủ – nơi đã gây thù chuốc oán với hoàng thượng và chỉ chờ ngày tuẫn táng cùng – là tai họa trời giáng xuống đầu Hứa Song Uyển. Nhưng với nàng, đây có lẽ là may mắn nhất đời.
Vì nhờ đó nàng mới trở thành thê tử của Tuyên Trọng An.
Tuyên trưởng công tử là người được mệnh danh Ngọc Diện Diêm La; khuôn mặt đẹp như tiên nhưng khí chất thì âm u. Có điều hắn không phải dạng nhân vật bị hiểu lầm gì cả; nội tâm hắn còn âm u hơn vẻ bề ngoài. Đây là kẻ khi mưu kế hại chết người ta thành công thì vừa nhún nhảy vừa ngâm nga tự khen sao mình thông minh quá. Hắn tàn nhẫn với người khác nhưng càng tàn nhẫn với bản thân hơn. Để tìm đường sống cho Quy Đức Hầu phủ, hắn đã lao vào chỗ chết chẳng biết bao lần.
Nhưng vị nam thần (kinh) này lại là người yêu Hứa Song Uyển nhất. Lần đầu tiên, nàng không phải thay chị lấy chồng mà lựa chọn sau chót của tình thương và lựa chọn đầu tiên của thí mạng. Lần đầu tiên, có người biết nàng giả heo ăn thịt hổ nhưng vẫn thích thú và cưới nàng vì chính đặc điểm này. Lần đầu tiên, nàng có một gia đình yêu thương mình và nhỏ những giọt nước mắt thật lòng vì nàng.
Hứa Song Uyển không biết bản thân có chẳng để ai vào lòng như lời tỷ tỷ không. Cũng có thể, vì khi đã quyết thì nàng sẵn sàng cắt đứt với bất kỳ ai. Nhưng dù lòng nàng nhỏ bé và lạnh lẽo đến đâu, nàng cũng nguyện ý đặt Tuyên Trọng An vào đấy, dùng chút ấm áp nhỏ nhoi trong mình để sưởi ấm cho hắn, để hắn biết nơi đây có người chờ hắn trở về.
Nói đến nam chính Tuyên Trọng An, đôi lúc phải tự hỏi không biết hắn có bao giờ sống cho chính mình chưa. Từ khi còn nhỏ, hắn đã được kỳ vọng sẽ chấn hưng Hầu phủ, là lý do để tổ phụ truyền tước vị lại cho phụ thân vô năng của hắn chứ không phải hai người con thứ tài giỏi hơn. Cả đời hắn là những chuỗi ngày suy tính và đấu tranh để sống sót, để bảo vệ gia tộc, để Hầu phủ được vinh quang. Thậm chí dù Hứa Song Uyển đã là người trong lòng hắn từ trước khi cưới, hắn chọn nàng không chỉ vì tấm chân tình mà còn vì hắn biết nàng tháo vát và có thể giúp hắn quản gia cũng như dạy dỗ đứa em trai yếu đuối.
Nói về đôi vợ chồng Hầu gia thì phải dùng từ thú vị trong ngoặc kép. Ban đầu hai nhân vật này được mô tả như những người không có tài nhưng ít nhất còn có đức. Là bậc cha mẹ nhưng họ không thể bảo vệ con mình mà để nó đứng ở tiền tuyến đổ máu vì họ. Thôi thì họ biết mình vô năng nên ít nhiều cũng không gây rối gì mấy. Song về cuối truyện, chúng ta mới vỡ lẽ một chân lý: Người không có tài lại cũng chẳng có đức thì chỉ có thể đi làm vợ chồng Quy Đức Hầu. Tuyên Hồng Đạo – phụ thân của nam chính – thích trốn tránh trách nhiệm, để mình nhẹ gánh thì đẩy người con dâu đã hết lòng vì nhà chồng vào hố lửa. Ông ta bất tài nhưng ưa sĩ diện, ghen tỵ với con trai lớn tài giỏi, thích dùng xương máu của con mình để đổi lấy những thứ tình cảm giả nhân giả nghĩa mà chỉ có tác dụng làm đẹp mặt ông ta.
Một người đàn ông thế này thật xứng đôi với Tuyên Khương thị.
Mẫu thân Tuyên Trọng An ở đầu truyện hệt như một tiểu bạch thỏ; đầu óc không tốt lắm nhưng được cái ngây thơ, trong sáng. Dần dà, người đọc sẽ thấy đây là con thỏ ăn thịt người. Để sống vô tư và thiên chân vô tà như thế, bà ta giẫm lên công sức của cha mẹ ruột, anh em ruột, con trai ruột. Bà ta có biết không? Ồ, biết chứ, biết rõ nên với mỗi người bà ta lại có một kiểu khóc lóc riêng khiến họ mềm lòng. Bản thân ích kỷ, vô dụng, nhưng lại đố kỵ với con dâu, tới nỗi nguyền rủa nàng và ước gì Tuyên gia quay trở lại thời nàng chưa vào cửa dù điều này đồng nghĩa với việc cả nhà chết hết. Bà ta đến khi chết vẫn chẳng biết mình sai ở đâu. Kể cũng đáng thương hại, chẳng ai nhỏ một giọt nước mắt tiếc thương cho cái chết của bà ta.
Xin mượn câu trích từ Trần Mỗ (tác giả Hỏa Phụng Liêu Nguyên) để kết luận về cặp vợ chồng trên: Trời sinh một cặp cẩu nam nữ.
Tuyên Trọng An đen đủi khi được sinh ra bởi hai con người này. Nhưng hắn may mắn được nhà ngoại đùm bọc, được ngoại tổ phụ hết lòng giúp đỡ, chứ không hắn chẳng sống nổi đến ngày đủ trưởng thành để chèo chống Hầu phủ. Hắn đã làm rất nhiều chuyện tàn nhẫn mà trong số đó, hắn nghĩ chuyện tàn nhẫn nhất chính là cưới Hứa Song Uyển. Vì hắn mà nàng mới bị lôi vào mớ bòng bong của Hầu phủ, mới bị hao tổn tinh thần. Có lẽ hắn cũng được di truyền sự ích kỷ từ cha mẹ, vì dù hắn biết đây là quyết định nhẫn tâm nhưng lại là quyết định mà hắn chẳng thể hối hận.
Lần đầu tiên, hắn không cô độc mà có người kề vai sát cánh, đứng ở hậu phương bảo vệ hắn. Lần đầu tiên, hắn có thể trút bỏ vẻ cứng cỏi để gục xuống thừa nhận, “Uyển Uyển, ta đau lắm.” Lần đầu tiên, có người cho hắn một gia đình đích thực với những thành viên một lòng suy nghĩ vì hắn.
Tay Tuyên Trọng An lạnh lắm. Lạnh tới mức dù nó đã tắm trong biển máu cũng chẳng ấm lên nổi. Nhưng hắn nguyện dùng đôi tay này để nắm lấy tay nàng, một đời một kiếp mãi mãi không tách rời.
Nếu bạn tìm một câu chuyện sủng ngọt, ấm áp thì “Quy Đức Hầu phủ” và "lấy chồng quyền thế" không dành cho bạn. Ai quen với tác giả Sát Trư Đao Đích Ôn Nhu sẽ biết bầu không khí của truyện thường nặng nề và nhân vật hay hành động theo chuẩn mực thời xưa. Tức nghĩa, Tuyên Trọng An có yêu Hứa Song Uyển tới đâu cũng sẽ chẳng bao giờ thành thê nô. Hắn vẫn là trời của nàng, lời hắn nói vẫn thường là quyết định cuối cùng. Nhưng một đặc điểm khác của tác giả mà mình nhận thấy chính là: Nam chính có thể làm trời của nữ chính nhưng nữ chính sẽ là mạng của nam chính, là người họ muốn khảm vào cốt nhục, là bóng hình cuối cùng họ muốn nhìn thấy trước lúc nhắm mắt xuôi tay. Tuyên Trọng An yêu Hứa Song Uyển theo cách mà nếu mất nàng thì hắn chẳng còn gì, bất chấp xung quanh vẫn có con cái, đệ đệ, cùng những bằng hữu hết lòng vì hắn.
Cả đời Tuyên Trọng An sống vì Hầu phủ. Lần duy nhất hắn lựa chọn sống cho mình là cái đêm hắn vào nằm trong quan tài của thê tử, cầm tay nàng nhắm mắt ngủ, một giấc ngủ kéo dài đến vĩnh hằng.