Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Sâu răng mặt ngoài, mặt trong và cách xử lý phù hợp

Lamtamkk

Thành viên cấp 1
Tham gia
21/8/23
Bài viết
352
Thích
0
Điểm
16
#1
Sâu răng mặt ngoài, mặt trong ít gặp hơn so với sâu kẽ và mặt nhai. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt mà còn tác động đến yếu tố thẩm mỹ và sự tự tin khi giao tiếp. Ngoài ra, sâu răng không được điều trị sớm còn gia tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề răng miệng khác.



Sâu răng mặt ngoài, mặt trong – Dấu hiệu nhận biết

Mặt ngoài, mặt trong của răng ít bị sâu hơn so với kẽ và mặt nhai. Bởi hai vị trí này có bề mặt phẳng, ít rãnh kẽ và tương đối dễ làm sạch khi chải răng. Tuy nhiên ở một số trường hợp, sâu răng cũng có thể xảy ra ở mặt trong và mặt ngoài.



Sâu răng mặt trong chỉ ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, sinh hoạt. Trong khi đó, sâu răng mặt ngoài ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ và sự tự tin khi giao tiếp. Nếu không điều trị sớm, vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong tủy răng, sau đó di chuyển xuống phần chóp răng, xương ổ răng,…

Các dấu hiệu nhận biết sâu răng ở mặt ngoài và mặt trong:



Bề mặt răng ở bên trong, bên ngoài có hiện tượng ố màu, xuất hiện các đốm màu nâu và đen.

Các đốm nâu, đen có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên mặt răng nhưng ảnh hưởng nhiều đến phần cổ răng (do cổ răng chứa nồng độ khoáng chất ít hơn so với các phần khác)

Theo thời gian, lỗ sâu tiến triển nặng và đi vào bên trong ngà răng. Lúc này, lỗ sâu thường tăng về kích thước và chiều sâu, xung quanh lỗ sâu là bờ răng lởm chởm và có màu đen

Thức ăn, nước uống có thể lọt vào lỗ sâu gây ra tình trạng đau nhức và ê buốt khi ăn uống. Ở một số trường hợp, cơn đau có thể bùng phát vào ban đêm gây mất ngủ, khó ngủ và ngủ chập chờn

Sâu răng còn gây hôi miệng và sưng viêm mô nướu bao xung quanh răng

Sâu răng mặt ngoài dễ nhận biết do lỗ sâu nằm bên ngoài răng. Trong khi đó, sâu răng mặt trong nằm ở vị trí khá khuất nên rất khó quan sát bằng mắt thường. Phần lớn những trường hợp sâu răng mặt trong đều chỉ phát hiện bệnh khi khám nha khoa định kỳ hoặc đến khám khi răng đau nhức, ê buốt nhiều

Sâu răng mặt trong, mặt ngoài thường không gây ê buốt và đau nhức trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên nếu không được điều trị sớm, tình trạng đau nhức có thể chuyển biến nặng dần theo thời gian gây ra nhiều phiền toái khi ăn uống và sinh hoạt.

Xem thêm: răng sứ nacera q3 là gì



Nguyên nhân gây sâu răng mặt ngoài, mặt trong

Sâu răng thường không xảy ra do một nguyên nhân cụ thể mà là hệ quả do nhiều yếu tố và nguyên nhân cộng hưởng. Ngoài nguyên nhân, bạn cũng nên tìm hiểu thêm cơ chế gây bệnh để có biện pháp chăm sóc và điều trị thích hợp.



1. Cơ chế gây sâu răng

Trong khoảng miệng có khoảng 70 tỷ vi khuẩn, bao gồm khoảng 200 – 300 loại. Trong đó, Streptococcus mutans là chủng vi khuẩn có khả năng gây sâu răng. Thông thường, vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng với số lượng hạn chế. Nhưng khi có carbohydrate trong tinh bột và đường, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào mảng bám, sau đó chuyển hóa carbohydrate thành axit.

2. Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ

Có thể thấy, cơ chế bệnh sinh của sâu răng luôn có sự hiện diện của vi khuẩn Streptococcus mutans và carbohydrate trong thức ăn. Tuy nhiên, hai yếu tố này không thể gây sâu răng nếu không có những nguyên nhân và yếu tố thuận lợi.

Mặt trong, mặt ngoài của răng bị sâu có nguy hiểm không?

Sâu răng là bệnh nha khoa có tiến triển chậm và kéo dài. Chính vì có tiến triển khá chậm nên nếu chủ động khám và điều trị sớm, bạn có thể kiểm soát bệnh sâu răng và hạn chế được những ảnh hưởng, biến chứng nặng nề.



Sâu răng mặt trong, mặt ngoài có mức độ nhẹ và thường không đáng lo ngại. Sau khi điều trị và chăm sóc đúng cách, tình trạng sẽ nhanh chóng được cải thiện sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu chủ quan, lỗ sâu có thể tiến triển nặng dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề như:



Sâu răng mặt ngoài ảnh hưởng đến nhiều thẩm mỹ, nhất là khi xảy ra ở răng cửa và răng nanh

Sâu răng không được điều trị có thể gây ê buốt và đau nhức nhiều khi ăn uống, sinh hoạt

Cơn đau có thể bùng phát vào ban đêm làm gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể

Sâu răng không được xử lý sớm còn làm tăng nguy cơ bị viêm tủy răng, viêm nha chu, viêm nướu răng, hôi miệng,…

Sâu răng không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu không được điều trị sớm và đúng cách, hiện tượng hủy khoáng sẽ tiếp tục phát triển đến khi gây tổn thương ngà răng và tủy răng nghiêm trọng.



Cách xử lý sâu răng mặt ngoài, mặt trong

Sâu răng mặt trong, mặt ngoài có thể được kiểm soát nếu điều trị đúng cách. Tùy theo mức độ tổn thương của răng, bác sĩ sẽ xem xét các phương pháp xử lý sau:



1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Sự tích tụ mảng bám và cao răng là khởi nguồn của rất nhiều bệnh lý nha khoa, bao gồm cả sâu răng mặt trong và mặt ngoài. Do đó, vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp quan trọng trong điều trị bệnh lý này.

2. Trám răng

Tương tự như sâu răng mặt nhai, sâu răng mặt trong và mặt ngoài thường được chỉ định trám răng trong hầu hết các trường hợp. Trám răng là thủ thuật nha khoa đơn giản sử dụng vật liệu chuyên dụng để hàn trám các hố rãnh. Phương pháp này thường được áp dụng trong điều trị sâu răng, phục hình trong trường hợp răng sứt, mẻ và nứt nhẹ.

3. Điều trị nội nha

Điều trị nội nha (lấy tủy răng) là phương pháp được chỉ định trong trường hợp sâu răng mặt ngoài và mặt trong đã gây biến chứng viêm tủy răng. Tủy răng là cơ quan nằm sâu bên trong răng và có mối liên hệ với nhiều cơ quan lân cận. Nếu không xử trí kịp thời, vi khuẩn có thể đi qua lỗ chóp răng (chân răng), sau đó di chuyển và gây viêm nhiễm nhiều cơ quan khác.

4. Nhổ bỏ răng

Đa phần các trường hợp sâu răng mặt ngoài và mặt trong đều được kiểm soát bằng hàn trám răng, lấy tủy răng và vệ sinh răng miệng đúng cách. Tuy nhiên trong trường hợp sâu răng tiến triển gây hư hại chân răng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ xem xét nhổ bỏ răng.

5. Các biện pháp hỗ trợ

Ngoài các phương pháp y tế được bác sĩ chỉ định, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ. Các biện pháp này có thể giảm phần nào cơn đau cùng với cảm giác ê buốt do sâu răng mặt trong và mặt ngoài gây ra.

Phòng ngừa sâu răng mặt trong, mặt ngoài

Sâu răng là bệnh nha khoa có khả năng tái phát cao. Vì vậy sau khi tình trạng được cải thiện, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Xem thêm: răng sứ lava plus là gì



Các biện pháp phòng ngừa sâu răng mặt trong, mặt ngoài:



Giữ vệ sinh răng miệng là biện pháp phòng ngừa sâu răng hiệu quả nhất. Để đảm bảo răng miệng được làm sạch hoàn toàn, cần kết hợp chải răng 2 – 3 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa và súc miệng thường xuyên.

Bên cạnh các biện pháp làm sạch răng miệng tại nhà, cần lấy cao răng định kỳ 1 – 2 lần/ năm để phòng ngừa sâu răng và các bệnh nha khoa khác.

Sâu răng mặt trong, mặt ngoài xảy ra chủ yếu ở người có chế độ ăn nhiều đường. Vì vậy bên cạnh vệ sinh răng miệng đúng cách, cần hạn chế lượng đường trong chế độ ăn. Nếu yêu thích đồ ngọt, bạn có thể dùng các loại thực phẩm có vị ngọt tự nhiên thay vì dùng các sản phẩm bánh kẹo chứa đường hóa học.

Uống nhiều nước để ổn định lượng nước bọt bên trong khoang miệng. Nếu đang sử dụng các loại thuốc gây khô miệng, nên cân nhắc dùng thêm nước bọt nhân tạo để tránh sâu răng.

Bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng cần thiết để cải thiện sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, nên dùng thêm các kem đánh răng và nước súc miệng chứa fluor để cải thiện độ cứng chắc của men răng.

Nguy cơ bị sâu răng mặt trong, mặt ngoài thường cao hơn ở người có hệ miễn dịch kém. Trong trường hợp này, bạn nên kết hợp với lối sống khoa học và lành mạnh để nâng cao sức khỏe.

Tương tự như các cơ quan khác của cơ thể, bạn cũng cần khám răng miệng định kỳ 1 – 2 lần/ năm. Hầu hết các bệnh lý nha khoa đều có tiến triển chậm và triệu chứng khá mờ nhạt ở giai đoạn đầu. Vì vậy, khám nha khoa định kỳ có thể giúp bác sĩ phát hiện và xử lý sớm các bệnh lý tiềm ẩn.

Sâu răng mặt trong, mặt ngoài sẽ nhanh chóng được kiểm soát nếu chăm sóc và điều trị đúng cách. Ngược lại, nếu không được khắc phục sớm, sâu răng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng và biến chứng nặng nề. Chính vì vậy, mỗi người cần trang bị những kiến thức cần thiết để chủ động phòng ngừa và kịp thời phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm.
 

Đối tác

Top