Sinh non là nguyên nhân của gần một nửa số ca trẻ sơ sinh tử vong trên toàn thế giới. Nguyên nhân này được xếp thứ hai trong số những nguy cơ gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi chỉ sau bệnh viêm phổi. Vậy sinh non có ảnh hưởng gì không là băn khoăn của rất nhiều chị em cần được giải đáp.
Sinh non có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của em bé?
Sinh non có ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của em bé sơ sinh. Mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc rất nhiều vào tuần sinh cũng như sự phát triển trong thời gian mang thai. Trẻ sinh non khi có tuổi thai lúc sinh từ 22 – 37 tuần. Trẻ sinh càng non, các nguy cơ sức khỏe càng nghiêm trọng. Đặc biệt, tỉ lệ tử vong chu sinh rất cao ở tuổi thai dưới 24 tuần. Các vấn đề sức khỏe trẻ sinh non có thể gặp bao gồm:
Cân nặng lúc sinh thấp
Ảnh hưởng đầu tiên có thể kể đến khi sinh non đó là cân nặng lúc sinh thấp. Những tháng cuối là giai đoạn thai nhi tăng cân rất nhanh do đó đối với những trẻ sinh non thường có cân nặng thấp, nhẹ cân… so với những bé sinh đủ ngày đủ tháng.
Có nguy cơ nhiễm trùng cao
Trẻ sơ sinh càng non thì hệ miễn dịch càng yếu trẻ càng dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Tỷ lệ nhiễm trùng ở bé trai và bé gái là như nhau. Hệ miễn dịch yếu làm tăng khả năng nhiễm trùng như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, nhiễm trùng máu…
Dễ rối loạn thân nhiệt
Trẻ dễ bị hạ thân nhiệt do thiếu lớp mỡ dưới da. Hạ thân nhiệt làm tăng nguy cơ tử vong chu sinh, do đó việc phòng tránh hạ thân nhiệt ở trẻ non tháng là rất cần thiết. Trẻ thường được ủ ấm kĩ hơn để phòng tránh hạ thân nhiệt. Đôi khi, trẻ non tháng cũng bị tăng thân nhiệt do trung tâm điều nhiệt trung ương chưa hoàn thiện.
Dễ bị suy hô hấp
Trẻ sinh non thường mắc bệnh lý suy hô hấp do hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên trẻ dễ bị suy hô hấp do thiếu chất surfactant, cơ hô hấp của trẻ yếu, trẻ dễ bị các cơn ngừng thở kéo dài >20 giây trong những ngày đầu sau sinh, trẻ khó thở, tím tái sau sinh thường gặp ở trẻ đẻ non dưới 34 tuần. Trẻ hay bị viêm phổi, viêm phế quản…
Dễ bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ sinh non dễ gặp phải các vấn đề rối loạn tiêu hóa. Trẻ hay bị nôn trớ, tiêu chảy, đau bụng, bú kém, trào ngược dạ dày-thực quản… Viêm ruột hoại tử là một biến chứng nguy hiểm có thể gặp ở những trẻ non tháng.
Di chứng chậm phát triển tinh thần, vận động
Trẻ sinh quá non các cơ quan tổ chức phát triển chưa hoàn thiện, trẻ dễ có nguy có bị xuất huyết não, nhiễm trùng nặng… Trẻ sinh non thường để lại các di chứng về vấn đề chậm phát triển khả năng học tập và nhận thức kém, các khiếm khuyết về nhận thức và hành vi thể nhẹ hơn, thiểu năng nặng, bại não, tổn thương thị lực và thính lực, gia tăng mắc các phổ tự kỷ.
Xem thêm: uống sắt và canxi có bị nóng không
Cách phòng tránh sinh non mẹ cần biết
Để tránh tình trạng sinh non, phụ nữ mang thai cần trang bị kiến thức phòng ngừa từ trước khi mang thai, cụ thể:
Hy vọng rằng thông qua bài viết trên, các mẹ bầu đã nắm được các biến chứng sinh non điển hình và một số lưu ý đề phòng sinh non trong thai kỳ. Mong rằng các mẹ chăm sóc bản thân thật tốt để có đủ sức khỏe để vượt cạn đúng thời gian, đón em bé đủ ngày đủ tháng chào đời.
Sinh non có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của em bé?
Sinh non có ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của em bé sơ sinh. Mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc rất nhiều vào tuần sinh cũng như sự phát triển trong thời gian mang thai. Trẻ sinh non khi có tuổi thai lúc sinh từ 22 – 37 tuần. Trẻ sinh càng non, các nguy cơ sức khỏe càng nghiêm trọng. Đặc biệt, tỉ lệ tử vong chu sinh rất cao ở tuổi thai dưới 24 tuần. Các vấn đề sức khỏe trẻ sinh non có thể gặp bao gồm:
Cân nặng lúc sinh thấp
Ảnh hưởng đầu tiên có thể kể đến khi sinh non đó là cân nặng lúc sinh thấp. Những tháng cuối là giai đoạn thai nhi tăng cân rất nhanh do đó đối với những trẻ sinh non thường có cân nặng thấp, nhẹ cân… so với những bé sinh đủ ngày đủ tháng.
Có nguy cơ nhiễm trùng cao
Trẻ sơ sinh càng non thì hệ miễn dịch càng yếu trẻ càng dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Tỷ lệ nhiễm trùng ở bé trai và bé gái là như nhau. Hệ miễn dịch yếu làm tăng khả năng nhiễm trùng như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, nhiễm trùng máu…
Dễ rối loạn thân nhiệt
Trẻ dễ bị hạ thân nhiệt do thiếu lớp mỡ dưới da. Hạ thân nhiệt làm tăng nguy cơ tử vong chu sinh, do đó việc phòng tránh hạ thân nhiệt ở trẻ non tháng là rất cần thiết. Trẻ thường được ủ ấm kĩ hơn để phòng tránh hạ thân nhiệt. Đôi khi, trẻ non tháng cũng bị tăng thân nhiệt do trung tâm điều nhiệt trung ương chưa hoàn thiện.
Dễ bị suy hô hấp
Trẻ sinh non thường mắc bệnh lý suy hô hấp do hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên trẻ dễ bị suy hô hấp do thiếu chất surfactant, cơ hô hấp của trẻ yếu, trẻ dễ bị các cơn ngừng thở kéo dài >20 giây trong những ngày đầu sau sinh, trẻ khó thở, tím tái sau sinh thường gặp ở trẻ đẻ non dưới 34 tuần. Trẻ hay bị viêm phổi, viêm phế quản…
Dễ bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ sinh non dễ gặp phải các vấn đề rối loạn tiêu hóa. Trẻ hay bị nôn trớ, tiêu chảy, đau bụng, bú kém, trào ngược dạ dày-thực quản… Viêm ruột hoại tử là một biến chứng nguy hiểm có thể gặp ở những trẻ non tháng.
Di chứng chậm phát triển tinh thần, vận động
Trẻ sinh quá non các cơ quan tổ chức phát triển chưa hoàn thiện, trẻ dễ có nguy có bị xuất huyết não, nhiễm trùng nặng… Trẻ sinh non thường để lại các di chứng về vấn đề chậm phát triển khả năng học tập và nhận thức kém, các khiếm khuyết về nhận thức và hành vi thể nhẹ hơn, thiểu năng nặng, bại não, tổn thương thị lực và thính lực, gia tăng mắc các phổ tự kỷ.
Xem thêm: uống sắt và canxi có bị nóng không
Cách phòng tránh sinh non mẹ cần biết
Để tránh tình trạng sinh non, phụ nữ mang thai cần trang bị kiến thức phòng ngừa từ trước khi mang thai, cụ thể:
- Mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để kịp thời phát hiện những rủi ro cho thai nhi, phòng tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.
- Các mẹ cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ. Các dưỡng chất không thể thiếu đối với mẹ bầu như sắt, canxi, DHA, axit folic, magie, B6, B12…
- Bầu tháng thứ mấy thì uống magie? Mje nên bổ sung các thực phẩm giàu magie trong suốt thai kì. Đối với những mẹ thiếu magie B6 nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch bổ sung sớm và kịp thời nhé!
- Đảm bảo uống đủ 2-3 lít nước/ngày để mẹ bầu sẽ không bị mất nước và giảm thiểu nguy cơ sảy thai do mất nước tử cung.
- Các mẹ bầu không nên nhịn tiểu nhiều lần vì sẽ khiến bàng quang bị viêm nhiễm, kích thích cổ tử cung co bóp dẫn đến các cơn co thắt khi đang mang thai.
- Các mẹ cũng nên điều chỉnh tư thế nằm, nên nằm nghiêng và kê gối mềm vùng bụng để giúp mẹ nằm thoải mái và an toàn nhất.
- Không nên bê vác nặng, làm việc quá sức, làm việc ở những môi trường độc hại, nguy hiểm, đảm bảo an toàn khi đi xe máy hoặc ô tô.
Hy vọng rằng thông qua bài viết trên, các mẹ bầu đã nắm được các biến chứng sinh non điển hình và một số lưu ý đề phòng sinh non trong thai kỳ. Mong rằng các mẹ chăm sóc bản thân thật tốt để có đủ sức khỏe để vượt cạn đúng thời gian, đón em bé đủ ngày đủ tháng chào đời.