Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc So sánh cấu tạo và cách đo thước cặp với panme đo ngoài dạng cơ khí

Son01bui

Thành viên cấp 1
Tham gia
2/3/19
Bài viết
1
Thích
0
Điểm
1
Nơi ở
Cầu Giấy - Hà Nội
#1
1. Cấu tạo và cách đo panme đo ngoài
Trong panme đo ngoài có một đinh ốc vi cấp T có bước ren = 0,5 mm được xoay dễ dàng trong một êcu cố định E. Vành ngoài êcu có 1 đường thẳng ngang nằm dọc theo thân êcu gọi là vạch chuẩn, 1 thước thẳng song song với trục của êcu nằm phía trên vạch chuẩn có độ chia là 1 mm (gọi là thước chính). Mỗi một vạch chia của thước chính được khắc bổ sung 1 vạch gọi là vạch 0,5 nằm tương ứng ở phía dưới đường vạch chuẩn.

Để xoay đinh ốc vi cấp người ta gắn nó với mũ M chụp ra ngoài êcu. Vành mũ M được chia thành 50 phần bằng nhau. Khi ta xoay đinh ốc vi cấp được 2 vòng thì nó dịch chuyển một đoạn 1 mm trên thước chính. Như vậy mỗi độ chia trên vành mũ M ứng với độ dịch chuyển 1 mm/100 = 0,01 mm gọi là độ chính xác của panme đo cơ khí. Và nếu từ vị trí mà mép của mũ M trùng với vạch thứ k nào đó của thước chính thì ta xoay đi một vòng thì mép của mũ M sẽ trùng với vạch 0,5 tương ứng của vạch k, còn nếu ta xoay hai vòng thì mép của mũ M trùng với vạch k+1.

Hai mặt đối diện C và T song song với nhau dùng để kẹp vật thể cần đo kích thước. Khi ta vặn mũ M cho hai mặt C và T áp sát nhau thì vạch số 0 trên vành mũ trùng với đường chuẩn ngang và vạch số 0 của thước thước chính trùng với mép của mũ M.

Muốn đo độ dài của vật thể bằng thước đo panme, ta đặt vật vào giữa mỏ C và T rồi xoay mũ M cho đến khi vật bị kẹp chặt. Sau đó ta xác định giá trị k là số vạch trên thước chính nằm ngay dưới mép của mũ M (là số nguyên lần khoảng chia trên thước chính nằm bên trái mép mũ M), n là vạch trên du xích trùng với đường chuẩn ngang và y/m là độ chính xác của thước: (y/m = 1/100 = 0,01 mm).

Lưu ý quan trọng: không được vặn mũ M quá chặt để tránh làm biến dạng vật, dẫn đến kết quả đo sai lệch và có thể làm hỏng panme. Để tránh tình trạng này ở cuối mũ M có núm N, khi ta xoay núm này có tiếng “tách tách” thì dừng lại và không được xoay tiếp nữa rồi chốt khoá K lại.

2. Cấu tạo và cách đo thước cặp đài loan
Một thước cặp đài loan (thước kẹp) thông thường có cấu tạo như mô tả trong ảnh, gồm có 2 phần là:
- Phần chính là thanh kim loại dẹt giống hình chữ T, thân của nó là 1 thước chia độ đến mm;
- Phần phụ trượt song song trên thước chính, tạo với thước chính một hàm kẹp có các mặt đối diện phẳng song song với nhau.

Trên phần phụ có lắp thêm du xích. Khi 2 hàm kẹp chạm nhau thì vạch số 0 của du xích trùng với vạch số 0 của thước chính.
Muốn xê dịch phần phụ ta làm như sau: Tay trái giữ cố định hàm thước chính còn tay phải giữ phần phụ, dùng ngón tay cái ấn vào vị trí V rồi kéo ra hoặc đẩy phần phụ dọc theo thân thước.
Sau khi kẹp vật thể cần đo kích thước vào giữa hai hàm kẹp ta vặn vít 3 để cố định du xích.
Khi đo độ dài của vật thể bằng thước có du xích, nếu ta đặt vật sao cho một đầu của vật trùng với vạch chỉ số 0 của thước chính, thì đầu kia (đầu B) của vật sẽ nằm giữa vạch thứ k và k+1 của thước chính.
Sau đó ta di chuyển du xích sao cho mép của du xích trùng với đầu B của vật thể. Khi đó quan sát ta sẽ thấy có 1 vạch nào đó trên du xích (giả thiết là vạch thứ n của du xích) trùng với 1 vạch đối diện nào đó của thước chính tại D.
Cần lưu ý: Khi chế tạo thước cặp đài loan, người ta khắc thước chính và du xích sao cho khi 2 hàm kẹp chập nhau thì vạch số 0 của du xích trùng với vạch số 0 của thước chính. Do đó khi đo chiều dài của vật, đọc số đo trên thước chính ứng với vạch số 0 của du xích, ta biết được chiều dài của vật thể cần đo.

Liên hệ Shoptools.vn theo đường dây nóng 0918 468 487 (chi nhánh showroom Hà Nội) hoặc 0918 652 523 (chi nhánh showroom TP.HCM) để nhận báo giá các loại panme đo ngoài và thước cặp đài loan tốt nhất toàn quốc.
Nguồn tham khảo chi tiết: shoptools.vn/vi/tin-tuc/cau-tao-va-cach-su-dung-panme-109.html
 

Đối tác

Top