Không chỉ nhà bán lẻ online, các nhà quản lý cũng đang có nhiều động thái ứng phó với "cơn bão" giá rẻ hàng ngoại tràn vào Việt Nam.
Theo báo cáo của nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Metric.vn, 9 tháng đầu năm tổng doanh số trên 5 sàn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, TikTok Shop đạt hơn 227 nghìn tỉ đồng, tăng gần 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng quý 3-2024, đã đóng góp gần 85 nghìn tỉ đồng, tương đương mức tăng hơn 18% so với quý liền kề.
Dù vậy, sự tăng trưởng này vẫn bị bủa vây bởi nhiều thách thức đến từ thị trường, sức mua.
“Bẫy” tăng trưởng
Theo thống kê của Metric, 9 tháng đầu năm có tới hơn 580 nghìn nhà bán hàng (shop) ế ẩm, không phát sinh bất cứ một đơn hàng nào trong năm. Riêng trong quý 3, con số này là 452 nghìn shop.
Chưa kể, cũng trong quý 3, làn sóng gia nhập của nhiều nền tảng TMĐT Trung Quốc như Temu, 1688, Taobao đang bủa vây và gây sốc cho nhà bán hàng cũng như hàng Việt.
Điều này gia tăng áp lực cạnh tranh cho giới sản xuất và nhà bán lẻ online trước làn sóng giá rẻ và tốc độ dịch vụ, nhất là khi thị trường bán lẻ online vốn đã bị chi phối bởi các nền tảng nước ngoài như Shopee, Lazada và TikTok Shop.
Theo dữ liệu cung cấp riêng cho PLO, Metric cho biết, hiện nay các nhà bán ngoại (quốc tế) còn đang thể hiện sự bành trướng của mình tại các nền tảng TMĐT đang hoạt động ở Việt Nam.
Chỉ tính riêng Shopee, thống kê cho thấy, 9 tháng đầu năm, các nhà bán quốc tế thu về hơn 10 nghìn tỉ đồng đến từ gần 27 nghìn nhà bán (có phát sinh đơn hàng) với hơn 237 triệu sản phẩm bán ra.
Nhóm hàng sắc đẹp, thời trang nữ, điện thoại phụ kiện, phụ kiện thời trang, nhà cửa- đời sống… đang mang về doanh thu khủng cho nhà bán lẻ ngoại.
“Nhìn vào dung lượng thị trường, tốc độ tăng trưởng cao là do nhiều nhà bán cạnh tranh, nhiều ngành hàng, và nhu cầu mua sắm dần hồi phục. Tuy nhiên, khi đi sâu vào báo cáo, phân khúc giá rẻ lại đang chiếm lĩnh thị trường và thói quen tiêu dùng của người Việt. Điều này thực sự là cái bẫy tăng trưởng của e-commerce”- ông Đào Thế Vinh, Nhà sáng lập của Midori Việt Nam nói.
Các bán lẻ online lo sợ trước làn sóng giá rẻ. ẢNH: THU HÀ
Cũng theo ông Vinh, “bẫy” tăng trưởng này càng nóng, khi Temu, sàn TMĐT giá rẻ đến mức khó tin của Trung Quốc đang gia tăng sự hiện diện của mình tại Việt Nam.
Đáng chú ý, đại diện Cục Thương mại Điện tử - Kinh tế số (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, hiện nay Temu chưa đăng ký kinh doanh tại Việt Nam. Nhưng nhìn vào thực tế, đã hơn một tuần này Temu đã triển khai rầm rộ các chương trình khuyến mãi khủng.
Sàn này còn kêu gọi người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng tham gia chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate), với chiết khấu lên tới 30%. Chưa hết nền tảng này còn.....
Xem thêm chi tiết tại đây: https://plo.vn/soc-giat-minh-voi-co...-temu-tabao-tran-vao-viet-nam-post816446.html
Nguồn: THU HÀ - Báo Pháp Luật TP.HCM
Theo báo cáo của nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Metric.vn, 9 tháng đầu năm tổng doanh số trên 5 sàn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, TikTok Shop đạt hơn 227 nghìn tỉ đồng, tăng gần 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng quý 3-2024, đã đóng góp gần 85 nghìn tỉ đồng, tương đương mức tăng hơn 18% so với quý liền kề.
Dù vậy, sự tăng trưởng này vẫn bị bủa vây bởi nhiều thách thức đến từ thị trường, sức mua.
“Bẫy” tăng trưởng
Theo thống kê của Metric, 9 tháng đầu năm có tới hơn 580 nghìn nhà bán hàng (shop) ế ẩm, không phát sinh bất cứ một đơn hàng nào trong năm. Riêng trong quý 3, con số này là 452 nghìn shop.
Chưa kể, cũng trong quý 3, làn sóng gia nhập của nhiều nền tảng TMĐT Trung Quốc như Temu, 1688, Taobao đang bủa vây và gây sốc cho nhà bán hàng cũng như hàng Việt.
Điều này gia tăng áp lực cạnh tranh cho giới sản xuất và nhà bán lẻ online trước làn sóng giá rẻ và tốc độ dịch vụ, nhất là khi thị trường bán lẻ online vốn đã bị chi phối bởi các nền tảng nước ngoài như Shopee, Lazada và TikTok Shop.
Theo dữ liệu cung cấp riêng cho PLO, Metric cho biết, hiện nay các nhà bán ngoại (quốc tế) còn đang thể hiện sự bành trướng của mình tại các nền tảng TMĐT đang hoạt động ở Việt Nam.
Chỉ tính riêng Shopee, thống kê cho thấy, 9 tháng đầu năm, các nhà bán quốc tế thu về hơn 10 nghìn tỉ đồng đến từ gần 27 nghìn nhà bán (có phát sinh đơn hàng) với hơn 237 triệu sản phẩm bán ra.
Nhóm hàng sắc đẹp, thời trang nữ, điện thoại phụ kiện, phụ kiện thời trang, nhà cửa- đời sống… đang mang về doanh thu khủng cho nhà bán lẻ ngoại.
“Nhìn vào dung lượng thị trường, tốc độ tăng trưởng cao là do nhiều nhà bán cạnh tranh, nhiều ngành hàng, và nhu cầu mua sắm dần hồi phục. Tuy nhiên, khi đi sâu vào báo cáo, phân khúc giá rẻ lại đang chiếm lĩnh thị trường và thói quen tiêu dùng của người Việt. Điều này thực sự là cái bẫy tăng trưởng của e-commerce”- ông Đào Thế Vinh, Nhà sáng lập của Midori Việt Nam nói.
Các bán lẻ online lo sợ trước làn sóng giá rẻ. ẢNH: THU HÀ
Cũng theo ông Vinh, “bẫy” tăng trưởng này càng nóng, khi Temu, sàn TMĐT giá rẻ đến mức khó tin của Trung Quốc đang gia tăng sự hiện diện của mình tại Việt Nam.
Đáng chú ý, đại diện Cục Thương mại Điện tử - Kinh tế số (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, hiện nay Temu chưa đăng ký kinh doanh tại Việt Nam. Nhưng nhìn vào thực tế, đã hơn một tuần này Temu đã triển khai rầm rộ các chương trình khuyến mãi khủng.
Sàn này còn kêu gọi người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng tham gia chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate), với chiết khấu lên tới 30%. Chưa hết nền tảng này còn.....
Xem thêm chi tiết tại đây: https://plo.vn/soc-giat-minh-voi-co...-temu-tabao-tran-vao-viet-nam-post816446.html
Nguồn: THU HÀ - Báo Pháp Luật TP.HCM