Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Hà Nội SỬ DỤNG CONVERTER QUANG NHƯ THẾ NÀO TRONG HỆ THỐNG MẠNG

Thanh Hùng Vtx

Thành viên cấp 1
Tham gia
8/7/20
Bài viết
32
Thích
0
Điểm
6
#1
Bộ chuyển đổi quang điện (hay có tên gọi khác là converter quang) ngày nay đóng một vai trò quan trọng trong các hệ thống mạng truyền thông hỗn hợp. Converter quang được sử dụng như một cầu nối giữa các thiết bị tương thích với cáp đồng truyền thống có thể kết nối với hệ thống mạng cáp quang, mang tới sự linh hoạt cho hệ thống mạng của người sử dụng và có thể tận dụng tốt tất cả các ưu điểm của cả cáp mạng lẫn cáp đồng. So với việc sử dụng các công cụ chuyển mạch từ đồng sang quang thì giải pháp sử dụng converter đem lại hiệu quả và có tính tiết kiệm nhất. Qua đó, Viễn Thông Xanh xin được chia sẻ một vài kiến thức trong việc sử dụng Converter quang trong hệ thống mạng để Quý vị có thể tham khảo.

Các loại Converter quang:

Có rất nhiều cách để phân loại Converter quang như phân loại dựa trên tốc độ truyền 10/100 Mbps hay 10/100/1000 Mbps, Converter quang sử dụng dây đơn mode và đa mode, Converter quang loại 1 sợi và 2 sợi,… nhưng hiện nay tại Việt Nam, Converter quang được chia làm 2 loại chính là Converter quang 1 sợi và Converter quang 2 sợi.

Cấu tạo sơ bộ của Converter quang

Các loại Converter quang hiện nay trên thị trường đều có cấu tạo chung như sau:

a.Cổng cáp quang

Đối với Converter quang 1 sợi chỉ có 1 cổng cáp quang được sử dụng với chức năng truyền và thu nhận tín hiệu thông qua 2 bước sóng 1310 và 1550 nm.

Với loại Converter quang 2 sợi sử dụng 2 cổng cho sợi quang được kí hiệu:

TX: Cổng truyền tín hiệu (Transfer)

RX: Cộng nhận tín hiệu (Receive)

Sử dụng converter quang trong hệ thống mạng

b.Cổng cáp đồng

Cổng cáp đồng sử dụng trên tất cả các Converter quang hiện nay đều sử dụng tương thích với chuẩn đầu nối RJ45, dùng được cả cáp mạng Cat5e và Cat6

c.Hệ thống đèn tín hiệu biểu thị trạng thái

Các loại Converter phổ biến hiện nay đều có 6 đèn hiển thị trạng thái trên thiết bị với các kí hiệu trên đèn như:

– PWR: đèn nguồn

– Link/Activity: đèn dữ liệu truyền nhận

– FX: Là chuẩn cho công nghệ truyền sử dụng cáp quang (Đèn tín hiệu quang)

– TX: Là công nghệ trong mạng Fast Ethernet, cho phép truyền tín hiệu bằng cắp đồng xoắn đôi (Đèn tín hiệu Lan)

– FDX: Là đèn chế độ Full Duplex. Khi đèn không sáng thì cổng Fast Ethernet đang ở chế độ Half Duplex. Hiện tại hầu hết các Converter quang điện có thể tự động điều chỉnh chế độ Duplex trên cổng TX và thể hiện trạng thái trên đèn LED phía trước.



Sử dụng converter quang trong hệ thống mạng

>> Để có thể nhận biết được trạng thái làm việc của Converter thông qua đèn báo, Quý vị có thể tham khảo bài viết: NHÌN ĐÈN TÍN HIỆU – CHUẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN CONVERTER QUANG



Với hệ thống mạng sử dụng 1 Converter quang:
Đây là hệ thống cơ bản được sử dụng để kết hợp sử dụng hệ thống cáp đồng với các thiết bị quang. Hệ thống này thường sử dụng 1 Converter quang có cổng ra RJ45 với 1 cổng module quang SFP kết hợp với các thiết bị Switch mạng để kết nối các thiết bị khác của hệ thống. Trình tự các bước bao gồm có:

Kết nối thiết bị Switch mạng với cổng RJ45 của Converter thông qua dây nhảy mạng Cat5e hoặc Cat6 (tùy theo nhu cầu sử dụng).
Sử dụng Module quang SPF lắp vào Converte
-Khoảng cách kết nối có thể mở rộng lên tới 120km

-Khoảng cách kết nối phụ thuộc rất nhiều vào Module SPF và cáp quang sử dụng

Để biết thêm chi tiết về các mô-đun SFP được hỗ trợ, hãy tham khảo Giải pháp chuyển đổi phương tiện truyền thông sợi FS sau đây.

Sử dụng Module quang SPF cho thiết bị Brocade Switch
Sử dụng cáp mạng và cáp quang để kết nối các thiết bị khác trong hệ thống thông qua Switch mạng
Sử dụng converter quang trong hệ thống mạng

Đối với hệ thống sử dụng 2 Converter quang
Khác với hệ thống sử dụng 1 Converter quang, đây là hệ thống được sử dụng rất phổ biến để kết nối 2 hệ thống mạng cáp đồng với nhau. Trình tự các bước thiết lập gồm có:

Kết nối thiết bị Switch của hệ thống A với Converter số 1 thông qua dây nhảy mạng chuẩn kết nối RJ45
Lắp Module quang SPF vào Converter quang số 1
Trong trường hợp này, khoảng cách truyền có thể mở rộng từ 500m đến 10km tùy thuộc vào loại cáp quang sử dụng.

Lắp module quang SFP vào Converter quang số 2
Sử dụng Dây nhảy quang kết nối Converter quang 1 với Converter quang 2 (lưu ý: với loại converter quang 2 sợi, dây nhảy được lắp từ khe TX của Bộ chuyển đổi số 1 sẽ lắp vào khe RX của Bộ chuyển đổi số 2 và khe RX của thiết bị số 1 sẽ cắm vào khe TX của thiết bị số 2)
Sử dụng dây nhảy mạng chuẩn đầu RJ45 kết nối Converter quang số 2 tới Switch mạng của hệ thống mạng B.


Các giải pháp Converter quang tại Viễn Thông Xanh

Không chỉ các sản phẩm, thiết bị mạng chính hãng, công ty Cổ phần Viễn Thông Xanh Việt Nam còn chuyên cung cấp các giải pháp mạng cho người sử dụng. Với đội ngũ kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực, chúng tôi tự tin mang lại cho Quý vị những giải pháp tối ưu, đơn giản trong việc thi công, sử dụng cũng như bảo trì, bảo dưỡng, đem lại hiệu quả và giá thành tiết kiệm nhất. Nếu Quý vị còn có thắc mắc về các sản phẩm Converter cũng như có nhu cầu được tư vấn về sản phẩm, giải pháp mạng viễn thông, xin vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
 

Đối tác

Top