- Tham gia
- 8/9/22
- Bài viết
- 48
- Thích
- 0
- Điểm
- 6
Khái niệm trọng tài
Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn, theo đó các bên đưa vụ tranh chấp của mình tới một hay nhiều người (trọng tài viên) và quyết định trọng tài có tính chất bắt buộc đối với các bên. Ngày nay, trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến nhất, với nhiều ưu điểm nổi bật, trong đó điểm mạnh lớn nhất của trọng tài là thời gian xử lý nhanh, không công khai, Trọng tài viên có trách nhiệm giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp, phán quyết của trọng tài là chung thẩm, không kháng cáo. Trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các bên có nhiều quyền định đoạt và bình đẳng với nhau về việc được tự do lựa chọn trọng tài, quy tắc tố tụng, luật áp dụng, địa điểm, ngôn ngữ, thời gian tiến hành tố tụng trọng tài, quốc tịch của Trọng tài viên v.v... Một ưu thế khác của trọng tài là phán quyết trọng tài đạt được sự công nhận quốc tế thông qua các công ước quốc tế, đặc biệt là Công ước New York năm 1958 về Công nhận và Thi hành Quyết định của trọng tài nước ngoài.
Trên thể giới, việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài thường thể hiện dưới hai dạng: trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) và trọng tài vụ việc.
Trọng tài thường trực là loại hình trọng tài có một bộ máy tổ chức ổn định, có trụ sở, có điều lệ tổ chức và hoạt động, có một đội ngũ Trọng tài viên xác định, có bộ quy tắc tố tụng xác định, chặt chẽ và thống nhất, về cơ bản, các tổ chức trọng tài trên thế giới được thành lập theo mô hình trọng tài thường trực.
Trọng tài vụ việc chỉ được thành lập theo từng vụ việc, không có bộ máy thường trực, không có một đội ngũ Trọng tài viên cố định, không có quy tắc tố tụng riêng. Loại hình trọng tài này sẽ giải thể ngay sau khi giải quyết xong một vụ tranh chấp. Đây là loại hình trọng tài linh hoạt, thích ứng với việc giải quyết các tranh chấp không phức tạp và cần giải quyết nhanh chóng.
Tham khảo dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TP.HCM.
Khái niệm tranh chấp trong hoạt động thương mại
Khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên đã được ghi nhận trong Luật Thương mại năm 1997, theo đỏ Đầu 238 quy định: “Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại".
Theo pháp Luật Thương mại của nhiều nước trên thế giới, hành vi thương mại bao gồm các hoạt động như sản xuất, chế tạo ra sản phẩm, mua bán hàng hóa, thuê mướn, chuyên chở hành khách, hàng hoá, môi giới, đại diện, đại lý thương mại, bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng, xây dựng, xuất bản. Khái niệm thương mại ngày nay được sử dụng trong thương mại quốc tế có nội hàm đã được mở rộng ra rất nhiều, không chỉ bao gồm thương mại hàng hoá mà còn liên quan đến các loại hình dịch vụ như vận tải, du lịch, tư vấn, đầu tư, bảo hiểm, ngân hàng, tài chính, bản quyền, sở hữu trí tuệ. Ví dụ, Luật mẫu về Trọng tài của Uỷ ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên Hợp Quốc (UNCITRAL) quan niệm về thương mại rất rộng, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; lý xăng; đầu tư; liên doanh; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ. Nhìn chung, hành vi thương mại hàng hoá bao gồm những bộ phận cơ bản là mua bán hàng hoá và các phương thức phát sinh từ mua bán hàng hoá.
Luật Trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010 tại Điều 2 đã ghi nhận thẩm quyền của trọng tài bao gồm:
+ Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
+ Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
+ Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Các Trung tâm trọng tài của Việt Nam
Trung tâm Trọng tài là tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trung tâm trọng tài có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quy chế và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài. Trung tâm Trọng tài được lập chi nhánh, văn phòng đại diện của Trung tâm ở trong nước và nước ngoài, có Ban điều hành và Ban Thư ký. Ban điều hành Trung tâm trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó Chủ tịch, có thể có Tổng thư ký do Chủ tịch Trung tâm trọng tài cử. Chủ tịch Trung tâm trọng tài là Trọng tài viên.
Điều kiện thành lập Trung tâm trọng tài được quy định cụ thể tại Điều 24 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên quy định tại Điều 20 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp giấy phép thành lập.
Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài gồm:
a) Đơn đề nghị thành lập;
b) Dự thảo điều lệ của Trung tâm trọng tài theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
c) Danh sách các sáng lập viên và các giấy tờ kèm theo chứng minh những người này có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Luật Trọng tài thương mại.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài và phê chuẩn điều lệ của Trung tâm trọng tài; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được giấy phép thành lập, Trung tâm trọng tài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Trung tâm trọng tài đặt trụ sở. Hết thời hạn này nếu Trung tâm trọng tài không đăng ký thì giấy phép không còn giá trị.
Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu đăng ký,
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm trọng tài phải đăng báo hàng ngày của trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung chủ yếu sau đây:
à) Tên, địa chỉ trụ sở của Trung tâm trọng tài;
b) Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm trọng tài;
c) Sổ giấy đăng ký hoạt động, cơ quan cấp, ngày, tháng, năm cấp;
d) Thời điểm bắt đầu hoạt động của Trung tâm trọng tài.
Trung tâm trọng tài phải niêm yết tại trụ sở những nội dung quy định nêu trên và danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài. Luật Doanh nghiệp 2020 cũng có bổ sung 1 số điểm mới khi thành lâp công ty.
Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 cho phép các tổ chức trọng tài nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới hai hình thức chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài và Văn phòng đại diện của Tổ chức Trọng tài nước ngoài.
Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn, theo đó các bên đưa vụ tranh chấp của mình tới một hay nhiều người (trọng tài viên) và quyết định trọng tài có tính chất bắt buộc đối với các bên. Ngày nay, trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến nhất, với nhiều ưu điểm nổi bật, trong đó điểm mạnh lớn nhất của trọng tài là thời gian xử lý nhanh, không công khai, Trọng tài viên có trách nhiệm giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp, phán quyết của trọng tài là chung thẩm, không kháng cáo. Trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các bên có nhiều quyền định đoạt và bình đẳng với nhau về việc được tự do lựa chọn trọng tài, quy tắc tố tụng, luật áp dụng, địa điểm, ngôn ngữ, thời gian tiến hành tố tụng trọng tài, quốc tịch của Trọng tài viên v.v... Một ưu thế khác của trọng tài là phán quyết trọng tài đạt được sự công nhận quốc tế thông qua các công ước quốc tế, đặc biệt là Công ước New York năm 1958 về Công nhận và Thi hành Quyết định của trọng tài nước ngoài.
Trên thể giới, việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài thường thể hiện dưới hai dạng: trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) và trọng tài vụ việc.
Trọng tài thường trực là loại hình trọng tài có một bộ máy tổ chức ổn định, có trụ sở, có điều lệ tổ chức và hoạt động, có một đội ngũ Trọng tài viên xác định, có bộ quy tắc tố tụng xác định, chặt chẽ và thống nhất, về cơ bản, các tổ chức trọng tài trên thế giới được thành lập theo mô hình trọng tài thường trực.
Trọng tài vụ việc chỉ được thành lập theo từng vụ việc, không có bộ máy thường trực, không có một đội ngũ Trọng tài viên cố định, không có quy tắc tố tụng riêng. Loại hình trọng tài này sẽ giải thể ngay sau khi giải quyết xong một vụ tranh chấp. Đây là loại hình trọng tài linh hoạt, thích ứng với việc giải quyết các tranh chấp không phức tạp và cần giải quyết nhanh chóng.
Tham khảo dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TP.HCM.
Khái niệm tranh chấp trong hoạt động thương mại
Khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên đã được ghi nhận trong Luật Thương mại năm 1997, theo đỏ Đầu 238 quy định: “Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại".
Theo pháp Luật Thương mại của nhiều nước trên thế giới, hành vi thương mại bao gồm các hoạt động như sản xuất, chế tạo ra sản phẩm, mua bán hàng hóa, thuê mướn, chuyên chở hành khách, hàng hoá, môi giới, đại diện, đại lý thương mại, bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng, xây dựng, xuất bản. Khái niệm thương mại ngày nay được sử dụng trong thương mại quốc tế có nội hàm đã được mở rộng ra rất nhiều, không chỉ bao gồm thương mại hàng hoá mà còn liên quan đến các loại hình dịch vụ như vận tải, du lịch, tư vấn, đầu tư, bảo hiểm, ngân hàng, tài chính, bản quyền, sở hữu trí tuệ. Ví dụ, Luật mẫu về Trọng tài của Uỷ ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên Hợp Quốc (UNCITRAL) quan niệm về thương mại rất rộng, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; lý xăng; đầu tư; liên doanh; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ. Nhìn chung, hành vi thương mại hàng hoá bao gồm những bộ phận cơ bản là mua bán hàng hoá và các phương thức phát sinh từ mua bán hàng hoá.
Luật Trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010 tại Điều 2 đã ghi nhận thẩm quyền của trọng tài bao gồm:
+ Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
+ Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
+ Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Các Trung tâm trọng tài của Việt Nam
Trung tâm Trọng tài là tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trung tâm trọng tài có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quy chế và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài. Trung tâm Trọng tài được lập chi nhánh, văn phòng đại diện của Trung tâm ở trong nước và nước ngoài, có Ban điều hành và Ban Thư ký. Ban điều hành Trung tâm trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó Chủ tịch, có thể có Tổng thư ký do Chủ tịch Trung tâm trọng tài cử. Chủ tịch Trung tâm trọng tài là Trọng tài viên.
Điều kiện thành lập Trung tâm trọng tài được quy định cụ thể tại Điều 24 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên quy định tại Điều 20 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp giấy phép thành lập.
Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài gồm:
a) Đơn đề nghị thành lập;
b) Dự thảo điều lệ của Trung tâm trọng tài theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
c) Danh sách các sáng lập viên và các giấy tờ kèm theo chứng minh những người này có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Luật Trọng tài thương mại.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài và phê chuẩn điều lệ của Trung tâm trọng tài; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được giấy phép thành lập, Trung tâm trọng tài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Trung tâm trọng tài đặt trụ sở. Hết thời hạn này nếu Trung tâm trọng tài không đăng ký thì giấy phép không còn giá trị.
Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu đăng ký,
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm trọng tài phải đăng báo hàng ngày của trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung chủ yếu sau đây:
à) Tên, địa chỉ trụ sở của Trung tâm trọng tài;
b) Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm trọng tài;
c) Sổ giấy đăng ký hoạt động, cơ quan cấp, ngày, tháng, năm cấp;
d) Thời điểm bắt đầu hoạt động của Trung tâm trọng tài.
Trung tâm trọng tài phải niêm yết tại trụ sở những nội dung quy định nêu trên và danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài. Luật Doanh nghiệp 2020 cũng có bổ sung 1 số điểm mới khi thành lâp công ty.
Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 cho phép các tổ chức trọng tài nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới hai hình thức chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài và Văn phòng đại diện của Tổ chức Trọng tài nước ngoài.