Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc TACCP VÀ VACCP LÀ GÌ? KHÁC BIỆT VỚI HACCP NHƯ THẾ NÀO?

daotaouci

Thành viên cấp 1
Tham gia
26/12/19
Bài viết
176
Thích
0
Điểm
16
Nơi ở
97 Đặng Dung, Phường Tân Định, Quận 1, TP. HCM
Website
uci.vn
#1
TACCP VÀ VACCP LÀ GÌ? KHÁC BIỆT VỚI HACCP NHƯ THẾ NÀO?
HACCP, TACCP và VACCP tất cả đều liên quan đến điểm kiểm soát tới hạn – CCPs nhưng nguyên nhân và mức độ có sự khác nhau rõ ràng. Là một Chuyên gia an toàn thực phẩm FSMS thì cần phải nắm rõ các ngưỡng CCPs và thật tinh tế để nhận diện chính xác tất cả các mối nguy có thể xảy ra trong toàn bộ quy trình sản xuất.


HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) là gì?
Phân tích mối nguy điểm kiểm soát tới hạn HACCP được ban hành lần đầu vào năm 1960 bởi NASA để đề phòng các phi hành gia bị nhiễm độc thực phẩm trong không gian và cho đến hiện tại HACCP là một phần trong tất cả hệ thống quy trình nhà sản xuất/nhà cung cấp thực phẩm trên toàn thế giới.

Nhóm HACCP đánh giá toàn bộ quy trình sản xuất theo từng bước từ phân phối đến đóng gói và vận chuyển sản phẩm. Trong quá trình này, bất kỳ giai đoạn nào mà sản phẩm bị nhiễm vật lý, vi sinh hoặc hóa học đều được xác định. Các biện pháp được áp dụng cho các sản phẩm được coi là quan trọng (ví dụ: máy dò kim loại, kiểm soát nhiệt độ, làm sạch, v.v.) và chúng được theo dõi thường xuyên để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng an toàn cho người tiêu dùng, không có một tác nhân nào có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

TACCP (Threat Assessment Critical Control Point) là gì?
Đánh giá mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn liên quan đến việc ngăn chặn hành vi gian lận thực phẩm có chủ ý.

TACCP là khái niệm tương đối mới. Đây là từ viết tắt của Đánh giá mối nguy điểm kiểm soát tới hạn, là một phần thiết yếu của quản lý an toàn thực phẩm và được yêu cầu theo tiêu chuẩn toàn cầu BRC phiên bản 7 mới nhất (BRC là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội bán lẻ Anh quốc British Retailer Consortium thiết lập vào năm 1998 dành cho việc kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm. Khái niệm TACCP rất có ý nghĩa và được phát triển nhằm để kiểm soát sự gia tăng gian lận thực phẩm được phát hiện trong những năm gần đây kể các nước phát triển trên toàn thế giới.

  • Sự khác biệt của TACCP với HACCP
Trong khi HACCP liên quan đến việc ngăn ngừa các bệnh do thực phẩm gây ra và phòng ngừa các mối nguy hiểm/nguy cơ vô ý hoặc ngẫu nhiên đối với an toàn thực phẩm kể cả lây nhiễm chéo thì TACCP liên quan đến việc ngăn chặn hành vi gian lận thực phẩm có chủ ý nhằm lợi ích kinh tế có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Một vài ví dụ điển hình như thay thế một số nguyên liệu không đạt chuẩn, xác định thông tin sai lệch hoặc dán nhãn mác gây hiểu lầm, giả mạo sản phẩm,… Do đó mục đích của việc thiết lập TACCP nhằm:

Giảm tỉ lệ thành công của các hành động cố ý;
Bảo vệ danh tiếng của công ty và hỗ trợ đối với các đối tác thương mại;
Đảm bảo công chúng, giới truyền thông và đặc biệt là khách hàng đã thực hiện các bước cần thiết để bảm bảo việc bảo vệ thực phẩm (truy xuất nguồn gốc sản phẩm).
Thể hiện các biện pháp phòng ngừa hợp lý đã được đưa ra trong việc bảo vệ thực phẩm.



  • Phương pháp và các bước thực hiện TACCP
Các bước sau đây là các thành tố không thể tách rời của quy trình TACCP
1. Hình thành nhóm TACCP.
2. Đánh giá thông tin mới.
3. Chọn lựa sản phẩm.
4. Nhận diện và đánh giá các đe dọa đối với sản phẩm/ quy trình.
5. Định dạng lưu đồ chuỗi cung ứng thực phẩm.
6. Nhận diện nhân viên chủ lực và các điểm dễ gây tổn hại.
7. Xem xét ảnh hưởng của các đe dọa đã được nhận diện.
8. Nhận diện điểm tới hạn CCPs trong chuỗi cung ứng.
9. Xác định các quy trình kiểm soát có phát hiện được các mối đe dọa.
10. Khả năng xảy ra đối với tác động nào nên được ưu tiên.
11. Xác định những người tiềm năng có thể thực hiện nó.
12. Quyết định và thực hiện các biện pháp kiểm soát cần thiết.
13. Xem xét và sửa đổi.
14. Giám sát việc thăm dò các rủi ro mới xuất hiện.
15. Lặp lại quá trình.

VACCP – (Vulnerability Assessment Critical Control Points) là gì?
VACCP: đánh giá tính dễ tổn thương và điểm kiểm soát tới hạn dựa vào mức độ dẫn đến tổn thương cho sản phẩm.
  • Phân biệt VACCP và TACCP
TACCP và VACCP song hành trong nhiệm vụ chứng minh tính xác thực của sản phẩm. Cả hai đều được thiết lập để ngăn chặn sự pha trộn có chủ ý của thực phẩm. TACCP xác định mối đe dọa của hành vi làm giả; VACCP xác định mức độ gây tổn thương trong chuỗi cung ứng đối với mối đe dọa của hành vi làm giả.

  • Phương pháp và các bước thực hiện VACCP
Các bước sau đây là các thành phần không thể tách rời của Quy trình VACCP:
1. Hình thành nhóm VACCP.
2. Sàng lọc sơ bộ.
3. Lưu đồ sản phẩm.
4. Đánh giá tính dễ tổn hại.
5. Chiến lược đánh giá.
6. Mối quan hệ với nhà cung cấp.
7. Đánh giá ảnh hưởng tiềm ẩn.
8. Đặc điểm dễ bị tổn thương tổng quát.
9. Giảm gian lận thực phẩm.

Lời kết về HACCP, TACCP và VACCP
Cho đến ngày nay, khác với HACCP đã được thông tin rộng rãi thì những hiểu biết về TACCP và VACCP vẫn còn là dấu hỏi đối với các ngành thực phẩm ở Việt Nam. Thấu hiểu được tầm quan trọng của các mối nguy an toàn thực phẩm nhất là trong thời điểm hiện tại các cơ sở/nhà máy sản xuất vì lợi nhuận kinh tế đã làm tăng thêm mối nguy thực phẩm bên cạnh các mặt hàng kém chất lượng, hàng giả do không thực hành sản xuất tốt theo các tiêu chuẩn HACCP, TACCP và VACCP.

Do đó, với khóa học Chuyên gia An toàn thực phẩm ở Viện UCI chắc chắn sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn và biết cách xây dựng một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mà tất cả các môi nguy luôn luôn được kiểm soát và phòng ngừa liên tục.
--------------------------------
Lịch khai giảng
khoá học cơ bản QAQC/HSE/FSMS Yellow Belt:
✅OFFLINE Chủ nhật (8h30-16h00), khai giảng ngày 14/07/2024 (8 ngày CN).
✅ONLINE 2 4 6 (19h00 - 21h00), khai giảng ngày 10/06/2024 (16 buổi tối).
---------------------------------
Viện Nghiên Cứu Quản Trị Kinh Doanh UCI
Address: 97 Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1
Hotline: 0919.036.365 - 0909.037.365
Website: uci.vn
Email: info@uci.vn
 

Đối tác

Top