Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Hồ Chí Minh TẠI SAO BỌC RĂNG SỨ BỊ TỤT LỢI?

drcareimplantclinic

Thành viên cấp 1
Tham gia
8/8/23
Bài viết
508
Thích
0
Điểm
16
Nơi ở
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh
Website
drcareimplant.com
#1
Bọc răng sứ là một phương pháp phục hồi thẩm mỹ hiện đại, an toàn và hiệu quả. Sau khi bọc sứ hàm răng sẽ trắng sáng theo cách tự nhiên và khả năng nhai cũng cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên sau thời gian sử dụng, không ít người gặp phải hiện tượng bọc răng sứ bị tụt lợi, khiến răng yếu đi và mất thẩm mỹ. Hãy cùng Dr. Care tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục tụt lợi khi bọc răng sứ thông qua bài viết dưới đây.

Các dấu hiệu nhận biết răng bọc sứ bị tụt lợi
Trước khi đến với các cách nhận biết tụt lợi khi bọc răng sứ, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm Tụt lợi chân răng là gì? Thực chất, hiện tượng này xảy ra khi phần nướu bao quanh và bảo vệ chân răng có xu hướng dịch chuyển xuống cuống răng, khiến thân răng lộ bên ngoài. Do đó, Cô Chú/Anh Chị sẽ dễ dàng nhận thấy khi hàm răng xuất hiện các dấu hiệu sau đây:
Cùi răng bị lộ ra ngoài (quan sát bằng mắt thường)
Khi cùi răng bị lộ ra ngoài, Cô Chú/Anh Chị sẽ dễ nhận thấy bằng mắt thường phần chân răng bị lộ ra do lợi co lại hoặc dịch chuyển về phía chóp chân răng. Quan sát kỹ sẽ thấy rõ một phần cùi răng nằm bên dưới mão sứ.

Lợi và mô bị sưng đỏ
Đây là một dấu hiệu đáng chú ý, cần kịp thời chăm sóc, xảy ra do việc bọc răng sứ bị hở chân răng, tạo ra khoảng trống giữa nướu và răng. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và thức ăn thừa dễ dàng tích tụ, dẫn đến viêm lợi và mô.
Ăn nhai cảm giác bị cộm, cứng
Cảm giác ăn nhai bị cộm và cứng là một trong nhiều dấu hiệu cho thấy răng sứ có kẽ hở hoặc không khớp với hàm. Không cần quan sát kỹ bằng mắt thường, Cô Chú/Anh Chị cũng dễ nhận thấy thông qua quá trình nhai nuốt hằng ngày. Phần cùi răng bị lộ sẽ nhạy cảm hơn, đặc biệt khi thức ăn quá nóng hoặc lạnh, sẽ tạo ra một cảm giác đau nhức ê buốt khi nhai.
Ngoài ra, khi mão răng sứ không khớp với hàm hay lắp không đúng tỷ lệ thì có thể răng sứ sẽ bị kênh. Nên khi nhai sẽ có biểu hiện lộm cộm và cứng, trải nghiệm không thoái máu và khó chịu.
Mô nướu bao quanh chân răng
Cô Chú/Anh Chị sẽ nhận thấy mô nướu đã bao quanh chân răng, do nướu có xu hướng di chuyển về phía chóp chân răng. Biểu hiện này thường xảy ra sau một thời gian bọc răng sứ, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ.
Có 2 loại thường gặp nhất là mô nướu bao quanh chân răng mỏng và mô nướu bao quanh chân răng bị teo. Nướu mỏng là tình trạng mô nướu có độ dày khoảng 0.5 mm ít hơn so với bình thường 1-2 mm, không gây ra bất cứ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu nhưng có thể để lại hậu quả như tụt lợi, răng nhạy cảm và dễ chảy máu nướu. Trong khi đó, teo mô nướu bao quanh chân răng là tình trạng nướu bị co lại, lộ ra phần chân răng và thường xuyên gặp ở người già.

Hôi miệng
Hơi thở có mùi hôi khó chịu sau khi bọc răng sứ là dấu hiệu cho thấy Cô Chú/ Anh Chị đang gặp phải tình trạng tụt lợi. Do khi có kẽ hở giữa nướu và răng sứ, sẽ tạo điều kiện cho các mảnh vụn thức ăn bám vào và vi khuẩn phát triển, lâu dần sẽ gây nên các vấn đề về răng miệng như viêm nướu, sâu răng, hôi miệng.
Răng sứ bị lung lay
Răng sứ bị lung lay là tình trạng mão sứ gắn trên cùi răng thật bị lỏng lẻo, có thể di chuyển khi nhai, cắn hoặc va chạm. Hiện tượng này xảy ra sau khi bọc răng sứ chứng tỏ kỹ thuật bọc không chính xác, mão răng sứ và trụ răng thật không khít nhau, tạo ra khoảng trống giữa hai lớp. Từ đó làm răng sứ lỏng lẻo và lung lay.
Nguyên nhân răng sứ bị tụt lợi
Theo các tổ chức Y tế thế giới, bọc răng sứ là kỹ thuật thẩm mỹ đảm bảo độ an toàn, hiệu quả và lành tính cho cơ thể. Không gây kích ứng trong khoang miệng, xâm lấn cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe miệng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bọc răng sứ vẫn bị tụt lợi, nguyên nhân là do:
Kỹ thuật, tay nghề bác sĩ không đảm bảo
Bác sĩ có tay nghề còn non kém, không có chuyên môn, kinh nghiệm trong việc lên phác đồ điều trị, dẫn tới mài răng sai tỷ lệ và lắp mão sứ không khít với cùi răng. Điều này sẽ hình thành nên khe hở khiến thức ăn dễ bám vào và vôi răng nhiều ở viền lợi, làm cho lợi co lại, lộ ra phần chân răng, ngà răng.
Đồng thời, bác sĩ có thể chủ quan trong việc chẩn đoán, thăm khám tình trạng răng miệng bệnh nhân trước khi bọc sứ. Khiến những khách hàng đang mắc phải bệnh lý như viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng,...nếu không kịp thời chữa trị sẽ dẫn tới tụt lợi khi bọc răng sứ và nhiều hậu quả khác.
Răng sứ không đảm bảo được chất lượng
Tụt lợi, hở chân răng khi bọc răng sứ hay không còn phụ thuộc vào chất lượng của mão răng sứ. Trên thị trường hiện nay có vô vàn dòng răng sứ khác nhau, nếu nha khoa không uy tín sẽ sử dụng những loại răng không chính hãng, không rõ nguồn gốc và kém chất lượng. Khi bọc sẽ xảy ra tình trạng kích ứng, viêm nhiễm bên trong khoang miệng, không chỉ gây tụt lời mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Chưa điều trị bệnh lý răng miệng trước khi bọc sứ
Tại một số cơ sở nha khoa, bác sĩ quá chủ quan hoặc do thiếu kinh nghiệm nên không kiểm tra kỹ lưỡng hoặc thăm khám cụ thể khách hàng có gặp phải bệnh lý răng miệng nào như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng. Dẫn tới việc chưa điều trị bệnh triệt để đã tiến hành bọc sứ, làm tăng nguy cơ tụt lợi và viêm nướu.
Thói quen sinh hoạt, ăn uống chưa đúng
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi. Sau khi bọc răng, nếu Cô Chú/Anh Chị chải răng không đúng cách như chải quá mạnh, không sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng thường xuyên, khiến thức ăn thừa và vi khuẩn tích tụ quanh răng. Những mảng bám chân răng ngày càng nhiều, lâu dần sẽ phá hủy nướu và tụt lợi. Bên cạnh đó, nếu dùng những loại bàn chải quá cứng thì rất dễ làm tổn thương đến mô mềm quanh răng.
Ngoài ra hút thuốc lá hay thường xuyên uống nước ngọt có ga nhiều cũng lý do làm bào mòn men răng và nướu. Do chất nicotin và hóa chất độc hại trong thuốc lá khiến nướu yếu dần đi, dễ bị vi khuẩn tấn công và phá hủy.
Tiêu xương răng do mất răng lâu năm
Khi mất răng lâu năm, xương hàm tại vị trí mất răng sẽ dần dần tiêu, diện tích tiếp xúc giữa răng và nướu giảm đi, dẫn đến tình trạng tiêu xương răng. Xương hàm có vai trò nâng đỡ răng, khi xương bị tiêu, nướu cũng sẽ mất đi phần nâng đỡ, dẫn đến tụt lợi.
Do đó, trong quá trình bọc răng sứ, nếu không khắc phục tình trạng tiêu xương trước, mão sứ có thể làm tình trạng tiêu xương diễn ra nhanh hơn, đồng thời khiến nướu yếu đi và dễ bị tụt lợi hơn.

Dr. Care Implant Clinic - Nha khoa chuyên sâu trồng răng Implant
Dr Care - Implant Clinic là địa chỉ trồng răng Implant chuyên sâu tại TP.HCM dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam. Nha khoa ra đời với Sứ mệnh "Giúp người trung niên tiếp tục tận hưởng cuộc sống trọn vẹn: Ăn nhai ngon miệng như xưa, cười thoải mái như xưa, trẻ trung như xưa." Hướng đến chất lượng dịch vụ ưu việt nhất, Dr. Care chỉ chuyên tâm nghiên cứu và điều trị các trường hợp mất răng ở độ tuổi trung niên.


Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "12 liệu pháp trồng răng Implant không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Nha khoa Dr. Care - Implant Clinic sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên sâu, lành nghề, kinh nghiệm trồng răng Implant ít nhất 5 năm. Cùng với đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị và máy móc chuyên dụng cho cấy ghép Implant tân tiến, phòng trồng răng đảm bảo vô trùng và sử dụng các dòng trụ chính hãng. Khi cân nhắc lựa chọn địa chỉ trồng răng Implant tại TPHCM, Dr. Care chính là nơi để Cô Chú, Anh Chị tin tưởng lựa chọn ưu việt nhất hiện nay.



Nguồn bài viết: https://drcareimplant.com/tai-sao-boc-rang-su-bi-tut-loi-2098
 

Đối tác

Top