- Tham gia
- 13/4/20
- Bài viết
- 23
- Thích
- 0
- Điểm
- 1
Học qua chơi là một trong những phương pháp giáo dục mang lại hiệu quả cao ở lứa tuổi mầm non. Việc lồng ghép kiến thức thông qua các trò chơi là con đường nhanh nhất để trẻ khám phá thế giới.
1. Học qua chơi là gì
Thực tế cho thấy, trẻ tiếp thu nhiều nhất trong những năm đầu đời. Trẻ luôn tràn đầy năng lượng, có thể chạy nhảy hàng giờ liền mà không mệt. Vui chơi không hề vô nghĩa mà chính là cách khám phá thế giới của riêng trẻ. Trong quá trình đó, trẻ có thể nhận biết được các chất liệu xung quanh, các loài động vật, thực vật, nhận biết mùi hương, màu sắc,… và vô vàn điều kỳ diệu trong thế giới.
Bố mẹ, thầy cô là người dẫn dắt để khơi gợi hứng thú của trẻ
Nắm bắt được điều đó, phương pháp học qua chơi ra đời. Phương pháp này không “nhồi nhét” kiến thức theo cách áp đặt mà khéo léo đặt chúng qua các trò chơi để trẻ tiếp thu kiến thức một cách chủ động, hào hứng và đầy tự tin. Các hoạt động chơi dưới sự dẫn dắt của bố mẹ, thầy cô sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể lực lẫn nhận thức.
2. Học qua chơi: Con đường khám phá thế giới nhanh nhất
Thật khó để yêu cầu một đứa trẻ 3 tuổi ngồi hàng giờ liền nghe cô giảng bài. Tuy nhiên thay vào đó là chơi một trò chơi vận động thì chắc chắn trẻ sẽ hứng thú tham gia và chơi hết mình.
Trí tuệ và tính cách của trẻ chủ yếu được hình thành trong 5 năm đầu đời. Trong khoảng thời gian này, hoạt động chính của trẻ là vui chơi. Nếu truyền đạt kiến thức theo cách truyền thống thì trẻ sẽ khó tiếp thu, dần dần dẫn đến tình trạng căng thẳng, mất động lực, thậm chí là sai lệch trong hành vi.
Vì vậy, học qua chơi là phương pháp tối ưu đáp ứng được những nhu cầu của trẻ.
Học qua chơi đã và đang là phương pháp giáo dục quan trọng ở lứa tuổi mầm non
⇒ XEM THÊM: Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman
3. Những lợi ích của “học qua chơi”
3.1. Nâng cao nền tảng thể lực
Theo khảo sát của Viện dinh dưỡng Việt Nam, trẻ bị béo phì đang ở mức báo động, chiếm từ 10-15%. Bởi vậy thông qua các hoạt động vui chơi, trẻ được giải phóng năng lượng, phát triển toàn diện về hệ thần kinh, cơ xương, bộ máy tuần hoàn, hô hấp.
3.2. Phát triển kỹ năng xã hội
Trong xã hội hiện đại thì kiến thức thôi là chưa đủ. Bởi vậy, trẻ cần được rèn luyện những kỹ năng xã hội như làm việc nhóm, kỹ năng chia sẻ & hợp tác, đàm phán và giải quyết vấn đề. Khi tham gia trò chơi tập thể, trẻ cũng học cách tự chủ cảm xúc, biết lắng nghe và tôn trọng mọi người.
Trẻ được trang bị các kỹ năng mềm thông qua hoạt động chơi
3.3. Hình thành tư duy
Trong 3 năm đầu đời của trẻ, não bộ là cơ quan phát triển nhanh nhất, tăng gấp 3 lần về trọng lượng so với lúc mới sinh và đến năm 5-6 tuổi, bộ não của trẻ cơ bản đã hoàn thiện đầy đủ.
Vì vậy những trải nghiệm học qua chơi sẽ quyết định khả năng tư duy và trí thông minh của trẻ trong những năm tiếp theo.
3.4. Khám phá bản thân
Không chỉ đơn thuần là chơi mà là cách để trẻ khám phá những khả năng tiềm ẩn của bản thân. Có trẻ hứng thú với âm thanh, có trẻ nhanh nhạy với màu sắc, có trẻ lại thích vận động, có trẻ hoạt ngôn, có trẻ lại yêu thích các con số,… Từ đó gia đình có thể định hướng để phát triển lâu dài cho trẻ.
Học qua chơi nằm trong chương trình P.C.P độc quyền tại Green School. Được kết hợp bởi 3 nguyên tắc giáo dục: Positive discipline (Kỷ luật tích cực) – Critical Thinking (Tư duy phản biện) – Học qua chơi (Play), phương pháp P.C.P đảm bảo trẻ được học tập và rèn luyện kiến thức , nhân cách, phẩm chất với niềm vui và sự phấn khích thông qua các hoạt động được thiết kế phù hợp với lứa tuổi.
Nguồn: Green School
1. Học qua chơi là gì
Thực tế cho thấy, trẻ tiếp thu nhiều nhất trong những năm đầu đời. Trẻ luôn tràn đầy năng lượng, có thể chạy nhảy hàng giờ liền mà không mệt. Vui chơi không hề vô nghĩa mà chính là cách khám phá thế giới của riêng trẻ. Trong quá trình đó, trẻ có thể nhận biết được các chất liệu xung quanh, các loài động vật, thực vật, nhận biết mùi hương, màu sắc,… và vô vàn điều kỳ diệu trong thế giới.
Bố mẹ, thầy cô là người dẫn dắt để khơi gợi hứng thú của trẻ
Nắm bắt được điều đó, phương pháp học qua chơi ra đời. Phương pháp này không “nhồi nhét” kiến thức theo cách áp đặt mà khéo léo đặt chúng qua các trò chơi để trẻ tiếp thu kiến thức một cách chủ động, hào hứng và đầy tự tin. Các hoạt động chơi dưới sự dẫn dắt của bố mẹ, thầy cô sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể lực lẫn nhận thức.
2. Học qua chơi: Con đường khám phá thế giới nhanh nhất
Thật khó để yêu cầu một đứa trẻ 3 tuổi ngồi hàng giờ liền nghe cô giảng bài. Tuy nhiên thay vào đó là chơi một trò chơi vận động thì chắc chắn trẻ sẽ hứng thú tham gia và chơi hết mình.
Trí tuệ và tính cách của trẻ chủ yếu được hình thành trong 5 năm đầu đời. Trong khoảng thời gian này, hoạt động chính của trẻ là vui chơi. Nếu truyền đạt kiến thức theo cách truyền thống thì trẻ sẽ khó tiếp thu, dần dần dẫn đến tình trạng căng thẳng, mất động lực, thậm chí là sai lệch trong hành vi.
Vì vậy, học qua chơi là phương pháp tối ưu đáp ứng được những nhu cầu của trẻ.
Học qua chơi đã và đang là phương pháp giáo dục quan trọng ở lứa tuổi mầm non
⇒ XEM THÊM: Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman
3. Những lợi ích của “học qua chơi”
3.1. Nâng cao nền tảng thể lực
Theo khảo sát của Viện dinh dưỡng Việt Nam, trẻ bị béo phì đang ở mức báo động, chiếm từ 10-15%. Bởi vậy thông qua các hoạt động vui chơi, trẻ được giải phóng năng lượng, phát triển toàn diện về hệ thần kinh, cơ xương, bộ máy tuần hoàn, hô hấp.
3.2. Phát triển kỹ năng xã hội
Trong xã hội hiện đại thì kiến thức thôi là chưa đủ. Bởi vậy, trẻ cần được rèn luyện những kỹ năng xã hội như làm việc nhóm, kỹ năng chia sẻ & hợp tác, đàm phán và giải quyết vấn đề. Khi tham gia trò chơi tập thể, trẻ cũng học cách tự chủ cảm xúc, biết lắng nghe và tôn trọng mọi người.
Trẻ được trang bị các kỹ năng mềm thông qua hoạt động chơi
3.3. Hình thành tư duy
Trong 3 năm đầu đời của trẻ, não bộ là cơ quan phát triển nhanh nhất, tăng gấp 3 lần về trọng lượng so với lúc mới sinh và đến năm 5-6 tuổi, bộ não của trẻ cơ bản đã hoàn thiện đầy đủ.
Vì vậy những trải nghiệm học qua chơi sẽ quyết định khả năng tư duy và trí thông minh của trẻ trong những năm tiếp theo.
3.4. Khám phá bản thân
Không chỉ đơn thuần là chơi mà là cách để trẻ khám phá những khả năng tiềm ẩn của bản thân. Có trẻ hứng thú với âm thanh, có trẻ nhanh nhạy với màu sắc, có trẻ lại thích vận động, có trẻ hoạt ngôn, có trẻ lại yêu thích các con số,… Từ đó gia đình có thể định hướng để phát triển lâu dài cho trẻ.
Học qua chơi nằm trong chương trình P.C.P độc quyền tại Green School. Được kết hợp bởi 3 nguyên tắc giáo dục: Positive discipline (Kỷ luật tích cực) – Critical Thinking (Tư duy phản biện) – Học qua chơi (Play), phương pháp P.C.P đảm bảo trẻ được học tập và rèn luyện kiến thức , nhân cách, phẩm chất với niềm vui và sự phấn khích thông qua các hoạt động được thiết kế phù hợp với lứa tuổi.
Nguồn: Green School