Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh TẦM QUAN TRỌNG CỦA XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

hihihaha1008

Thành viên cấp 1
Tham gia
2/6/22
Bài viết
26
Thích
0
Điểm
1
#1
TẦM QUAN TRỌNG CỦA XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Thương hiệu là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với từng sản phẩm, dịch vụ của cá nhân hay tổ chức. Chính vì vậy mà xây dựng thương hiệu trở thành một công việc có giá trị cốt lõi nếu doanh nghiệp hay tổ chức muốn phát triển vững mạnh. Nếu bạn đang muốn xây dựng thương hiệu thì Magic Education mời bạn đọc qua bài viết dưới đây nhé!

1. Xây dựng thương hiệu là gì?


Xây dựng thương hiệu là quá trình gắn cho tổ chức, công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể một ý nghĩa, đặc điểm nhất định bằng cách tạo dựng và định hình một thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Đây là một chiến lược được thiết kế bởi chính các doanh nghiệp để giúp mọi người nhanh chóng nhận diện và trải nghiệm thương hiệu của họ. Hơn nữa, việc xây dựng thương hiệu tốt là một trong những cách lôi kéo khách hàng lựa chọn và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của mình. Mục tiêu của việc xây dựng thương hiệu là thu hút và giữ chân khách hàng trung thành cũng như các cổ đông bằng cách cung cấp một sản phẩm tương ứng với những gì thương hiệu đã hứa hẹn.

2. Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa
Để có thể phân biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa, bạn cần phải đánh giá những nhân tố sau:

Thương hiệu: là yếu tố để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ nào đó được sản xuất hay cung cấp bởi một cá nhân hay tổ chức. Thương hiệu không được đánh giá bởi cơ quan nhà nước mà chính là người tiêu dùng bởi thái độ và cảm nhận tích cực của số lượng người dùng đối với sản phẩm tạo nên thương hiệu cho sản phẩm đó. Thương hiệu không được định giá một cách rõ ràng bởi nó là thành quả của một quá trình. Việc tạo được thương hiệu tuy đơn giản nhưng lại mất nhiều thời gian.

Nhãn hiệu: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu là thuật ngữ được sử dụng trong luật và là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Nhãn hiệu sau khi thực hiện thủ tục đăng ký trở thành tài sản và có thể được định giá, bên cạnh đó nhãn hiệu có thể được bắt chước và làm giả.

3. Tại sao phải xây dựng thương hiệu?


Mỗi việc mà chúng ta làm đều phải có mục đích, ngay cả việc xây dựng thương hiệu cũng vậy. Có rất nhiều lý do để chúng ta phải xây dựng thương hiệu trong đó nổi bật với những đặc điểm như:

– Quá trình xây dựng thương hiệu giúp doanh nghiệp định hình phong cách, hình ảnh cho doanh nghiệp, từ đó tạo uy tín cho mọi sản phẩm. Do vậy mà việc tiêu thụ hàng hóa dễ dàng hơn cũng như không tốn kém chi phí quảng cáo.

Xây dựng thương hiệu uy tín giúp doanh nghiệp tạo được một tệp khách hàng trung thành. Khi bạn đã có tệp khách hàng ổn định thì không phải lo lắng nhiều về việc tạo ra doanh thu. Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu tốt giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường dễ dàng hơn và có vị thế vững chắc trên thị trường cạnh tranh về giá cũng như các nhà đầu tư.

Xây dựng thương hiệu giúp doanh nghiệp tránh được những đối tượng làm giả sản phẩm. Việc có một thương hiệu uy tín khiến khách hàng tự động lựa chọn sản phẩm của bạn mà không phải của đối thủ cạnh tranh. Bởi theo nhận thức của mọi người hiện nay thì sản phẩm có thương hiệu thì đa phần là sản phẩm tốt.

Xây dựng thương hiệu nổi tiếng cũng chính là góp phần không nhỏ vào tài sản quốc gia. Khi một quốc gia có nhiều thương hiệu mạnh thì sẽ tạo được vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế và người dân Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.

4. Quy trình xây dựng thương hiệu
Để tạo nên một thương hiệu tạm gọi là thành công thì bạn cần phải thực hiện các bước dưới đây:

4.1 Xác định đối tượng mục tiêu của thương hiệu
Thông thường, mỗi sản phẩm thường có một tệp khách hàng riêng. Do vậy mà bạn cần xác định việc xây dựng thương hiệu sẽ tiếp cận tới ai. Sau đó, bạn hãy điều chỉnh nhiệm vụ và thông điệp thương hiệu để đáp ứng nhu cầu và insights khách hàng. Mấu chốt ở đây là bạn phải xác định mục tiêu cụ thể và chi tiết cũng như chỉ ra nhiều hành vi lối sống của khách hàng rõ ràng, minh bạch nhất.

Bạn có thể nhận ra lợi thế cạnh tranh trong khi xác định đối tượng mục tiêu thương hiệu. Việc xác định đối tượng lý tưởng cho doanh nghiệp của bạn sẽ hỗ trợ các chiến lược xây dựng thương hiệu kỹ thuật số tổng thể.

4.2 Tuyên bố sứ mệnh thương hiệu
Trước khi xây dựng một thương hiệu khiến đối tượng mục tiêu tin vào những gì doanh nghiệp bạn làm thì cần phải biết giá trị mang đến cho khách hàng. Việc tuyên bố sứ mệnh chính là cách để thương hiệu tồn tại. Hơn nữa, tuyên bố sứ mệnh khiến những sản phẩm mà khách hàng sử dụng sẽ trở nên có giá trị hơn.

4.3 Nghiên cứu những thương hiệu khác


Như chúng ta đều biết thì mỗi thương hiệu thành công đều có một hướng đi riêng và không có sự trùng lặp giữa các thương hiệu nổi tiếng. Do vậy mà bạn đừng bắt chước những ý tưởng xây dựng thương hiệu của họ mà hãy quan sát và tìm hiểu cách họ xây dựng thương hiệu. Bạn hãy nghiên cứu cách đối thủ chính có những cách truyền thông và quảng bá hình ảnh của họ như thế nào. Từ đó chúng ta có thể nắm được những điểm mạnh để đưa ra ý tưởng xây dựng thương hiệu riêng cho doanh nghiệp mình.

4.4 Xây dựng điểm nổi bật và lợi ích mà thương hiệu của bạn mang đến
Nếu bạn muốn có một thương hiệu riêng của mình thì cần phải tìm một đặc điểm nổi bật của sản phẩm. Từ đó, bạn hãy đào sâu vào yếu tố nổi bật đó để có những cách xây dựng thương hiệu riêng. Bởi hiện nay có hàng ngàn sản phẩm có cùng công dụng nhưng không phải sản phẩm nào cũng có đặc điểm giống nhau. Chính vì thế mà hãy chọn một đặc điểm “đắt giá” nhất trong sản phẩm để có thể thu hút được sự chú ý của công chúng.

4.5 Tạo logo và tagline cho thương hiệu
Logo và tagline chính là phần hình ảnh mà dễ gây thiện cảm nhất với khách hàng. Do vậy mà doanh nghiệp nên đầu tư vào hai yếu tố này để có thể tối ưu hóa hình ảnh nhận diện của mình.

4.6 Hãy để cá tính thương hiệu được tỏa sáng
Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao bởi họ không chỉ mua sản phẩm với lý do là họ cần nó, mà các sản phẩm đó sinh ra là để dành cho họ. Chính vì thế mà hãy tạo cho những sản phẩm, dịch vụ của mình có một “cá tính” để thu thập được một tập khách hàng tiềm năng nhất.

4.7 Trung thành với thương hiệu
Nếu như thương hiệu không có sự phản hồi hay phàn nàn của khách hàng thì bạn nên giữ nguyên nó. Bởi nếu bạn thường xuyên thay đổi và không có sự đồng nhất thì khách hàng sẽ cảm thấy bối rối không biết đâu mới là thương hiệu thật của doanh nghiệp.

Lời kết
Trên đây là những thông tin tổng quát nhất về xây dựng thương hiệuMagic Education muốn chia sẻ đến bạn.

Nếu bạn đang tìm một nơi để trau dồi kỹ năng thì Magic Education chính là sự lựa chọn đúng đắn nhất. Chúng tôi có cung cấp các khóa học về Digital Marketing. Và đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm những điều bổ ích về khóa học Digital Marketing nhé!

Mọi người xem thêm thông tin khóa học của Magic Education tại:

Hotline: 0523.344.568

Website: Magic.edu.vn
 

Đối tác

Top