- Tham gia
- 7/1/19
- Bài viết
- 502
- Thích
- 1
- Điểm
- 18
Trong cơ thể người thì tăng đường huyết có thể chỉ là một biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể nhưng cũng có thể là tình trạng tiền tiểu đường hoặc bệnh đái tháo đường mạn tính. Cụ thể vấn đề này như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây nhé !
Tăng đường huyết có thể xảy ra khi nào ?
Đầu tiên là tình trạng tăng đường huyết do nguyên nhân sinh lý. Bình thường đường huyết của chúng ta sẽ tăng lên cao sau khi ăn, đặc biệt là ăn nhiều những thức ăn có nhiều chất đường bột. Các chất đường bột khi vào hệ tiêu hóa sẽ chuyển thành đường glucose và được hấp thu vào máu tại niêm mạc ruột non.
Tuy nhiên tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu vì cơ thể sẽ nhanh chóng tiết ra insulin để đưa glucose vào trong tế bào để chuyển hóa thành năng lượng hoặc chuyển thành dạng dự trữ (glycogen).
Tăng đường huyết nếu cao hơn mức bình thường một chút mà cơ thể không thể tự điều chỉnh về mức bình thường được là tình trạng tiền tiểu đường. Nếu như phát hiện được giai đoạn này thì chúng ta có thể ngăn chặn được nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường hay đái tháo đường mạn tính.
Ngoài ra thì tăng đường huyết có thể là do tác dụng phụ của một số thuốc điều trị tây y nếu như người bệnh sử dụng trong thời gian dài.
Tăng đường huyết như thế nào là bệnh đái tháo đường ?
Đái tháo đường là bệnh lý nội tiết rối loạn chuyển hóa đặc trưng với tình trạng đường huyết tăng cao vượt mức an toàn: lớn hơn 7mmol/l (126mg/dL) lúc đói và lớn hơn 11,1 mmol/l (200mg/dL) lúc no. Khi bị tiểu đường rồi thì suốt đời người bệnh sẽ phải điều trị để giữ cho mức đường huyết ổn định an toàn.
Nếu không tình trạng tăng đường huyết quá cao sẽ dẫn đến hàng loạt các biến chứng, hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có những biến chứng đặc biệt nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận mạn tính, rối loạn thần kinh, lở loét nặng, hoại tử da…
Phương pháp để đường huyết ổn định, không tăng cao
Với người bình thường thì giữ đường huyết ở mức ổn định là cách phòng ngừa bệnh tiểu đường tốt nhất nhất. Còn với người bệnh tiểu đường thì kiểm soát đường huyết luôn là mục tiêu điều trị hàng đầu để đảm bảo sức khỏe, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt là hai yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến nồng độ đường huyết trong cơ thể cua chúng ta. Để giữ đường huyết an toàn, không tăng cao quá mức thì bạn cần phải nhớ kỹ những lời khuyên dưới đây:
+ Hạn chế việc ăn đồ ngọt quá nhiều một lúc và thường xuyên.
+ Uống nhiều và đầy đủ nước hằng ngày.
+ Nên tăng cường ăn rau xanh, chất xơ, hoa quả trái cây.
+ Hạn chế uống bia rượu, đồ uống có cồn, hút thuốc lá…
+ Tăng cường vận động tập luyện thể dục thể thao đều đặn hằng ngày.
Tăng đường huyết có thể xảy ra khi nào ?
Đầu tiên là tình trạng tăng đường huyết do nguyên nhân sinh lý. Bình thường đường huyết của chúng ta sẽ tăng lên cao sau khi ăn, đặc biệt là ăn nhiều những thức ăn có nhiều chất đường bột. Các chất đường bột khi vào hệ tiêu hóa sẽ chuyển thành đường glucose và được hấp thu vào máu tại niêm mạc ruột non.
Tuy nhiên tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu vì cơ thể sẽ nhanh chóng tiết ra insulin để đưa glucose vào trong tế bào để chuyển hóa thành năng lượng hoặc chuyển thành dạng dự trữ (glycogen).
Tăng đường huyết nếu cao hơn mức bình thường một chút mà cơ thể không thể tự điều chỉnh về mức bình thường được là tình trạng tiền tiểu đường. Nếu như phát hiện được giai đoạn này thì chúng ta có thể ngăn chặn được nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường hay đái tháo đường mạn tính.
Ngoài ra thì tăng đường huyết có thể là do tác dụng phụ của một số thuốc điều trị tây y nếu như người bệnh sử dụng trong thời gian dài.
Tăng đường huyết như thế nào là bệnh đái tháo đường ?
Đái tháo đường là bệnh lý nội tiết rối loạn chuyển hóa đặc trưng với tình trạng đường huyết tăng cao vượt mức an toàn: lớn hơn 7mmol/l (126mg/dL) lúc đói và lớn hơn 11,1 mmol/l (200mg/dL) lúc no. Khi bị tiểu đường rồi thì suốt đời người bệnh sẽ phải điều trị để giữ cho mức đường huyết ổn định an toàn.
Nếu không tình trạng tăng đường huyết quá cao sẽ dẫn đến hàng loạt các biến chứng, hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có những biến chứng đặc biệt nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận mạn tính, rối loạn thần kinh, lở loét nặng, hoại tử da…
Phương pháp để đường huyết ổn định, không tăng cao
Với người bình thường thì giữ đường huyết ở mức ổn định là cách phòng ngừa bệnh tiểu đường tốt nhất nhất. Còn với người bệnh tiểu đường thì kiểm soát đường huyết luôn là mục tiêu điều trị hàng đầu để đảm bảo sức khỏe, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt là hai yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến nồng độ đường huyết trong cơ thể cua chúng ta. Để giữ đường huyết an toàn, không tăng cao quá mức thì bạn cần phải nhớ kỹ những lời khuyên dưới đây:
+ Hạn chế việc ăn đồ ngọt quá nhiều một lúc và thường xuyên.
+ Uống nhiều và đầy đủ nước hằng ngày.
+ Nên tăng cường ăn rau xanh, chất xơ, hoa quả trái cây.
+ Hạn chế uống bia rượu, đồ uống có cồn, hút thuốc lá…
+ Tăng cường vận động tập luyện thể dục thể thao đều đặn hằng ngày.