Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh Táo bón ở trẻ sơ sinh - Những điều mẹ cần biết?

babyhouse546

Thành viên cấp 1
Tham gia
2/3/21
Bài viết
97
Thích
0
Điểm
6
#1
Táo bón ở trẻ sơ sinh - Những điều mẹ cần biết?

Táo bón ở trẻ sơ sinh là bệnh mà thường xuyên trẻ bị gặp phải. táo bón khiến bé khó chịu, chứng bụng, đầy hơi, quấy khóc, bỏ ăn. Vì vậy các bậc phụ huynh phải kịp thời nhận ra và khắc phục tình trạng đó để giúp trẻ khỏe mạnh hơn

1. Dấu hiệu bé sơ sinh bị táo bón

Táo bón ở trẻ sơ sinh đó chính là kẻ thù của các bậc cha mẹ, nhưng không phải ai cũng đủ hiểu biết để nhận ra tình trạng này.

1.1 Bé khóc nhiều và bỏ ăn

Bỗng nhiên bé quấy khóc vô cớ, lười ăn lười bú sữa, gương mặt hay nhăn nhó khó chịu đó là dấu hiệu cho biết trẻ bị táo bón. Khi bé được nạp thức ăn vào cơ thể, nhưng cơ thể bé không hấp thụ được, bị đào thải ra, thậm chí còn hấp thụ ngược trở lại. Điều này, khiến bụng bé bị đầy, khó chịu, đôi khi quấy khóc vô cớ, ngủ không sâu giấc. Thức ăn được nạp vào không được tiêu hóa, khiến bé chán và bỏ ăn.




1.2 Bé đi ngoài ít hơn

Trẻ em bình thường khi bú sữa lượng đi vệ sinh trung bình là 1-2 lần trong 1 ngày đó là sữa mẹ. Còn đối với những bé bú sữa công thức có nhiều protein thì đi ít hơn. Nếu mẹ thấy bé đi vệ sinh ít hơn số lượng trung bình 1-2 lần trong 1 ngày, khi đi ngoài vé rặn khóc khó chịu, phân bón cục rắn và có tia máu điều này chứng tỏ trẻ đã mắc bệnh táo bón.

1.3 Bé khó tiêu và đầy bụng

Khi nhìn hay sờ vào bụng trẻ, mẹ thấy bụng bé cứng và trong tình trạng phình to mặc dù bé bú ít thậm chí là bỏ bú. Đó là tình trạng bé đầy hơi khó tiêu.


Tất cả những vấn đề trên đều cho biết đó là dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh mà mẹ có thể dễ dàng nhận biết




2. Nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị táo bón
2.1 Bé cảm thấy “sợ” khi đi đại tiện

Khi bé đã trải qua quá trình táo bón, đại tiện gặp khó khăn, đau hậu môn khi đẩy phân cứng ra ngoài. Điều này, khiến trẻ trở nên sợ hãi, kìm nén lại cữ đại tiện của mình khiến cho tình trạng táo bón trở nên nặng nề hơn




2.2 Do chế độ ăn uống của mẹ

Khi trẻ vẫn còn đang bú sữa mẹ, tình trạng ăn uống của người mẹ ảnh hưởng đến dinh dưỡng hấp thụ của con. Vì thế, khi mẹ ăn đồ quá cay, hay quá nóng, những món ăn nhanh, thực đơn khó tiêu, thiếu chất xơ, nhiều đạm...gây ra bệnh táo bón của con.

2.3 Trẻ uống sữa ngoài

Sữa bột hay còn gọi là sữa công thức kết hợp nhiều chất mà dạ dày bé sơ sinh còn non nớt chưa tiêu hóa hết được. Đồng thời mẹ cũng nên chọn lựa sữa cho bé những dòng không nhiều đạm, tập trung nhiều vào DHA và Vitamin D, Canxi, dòng sữa mát như sữa mẹ, có tổng hợp các loại men vi sinh giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Dòng sữa Aptamil Anh đáp ứng được nhu cầu đó giúp bé tăng trưởng về chiều cao, trí não, tránh tình trạng táo bón ở trẻ.




2.4 Bé đến tuổi ăn dặm ( 6 tháng trở lên)

Ngoài ra, khi bé đến tuổi ăn dặm cũng là nguyên nhân dễ dàng gây ra bệnh táo bón, vì có sự thay đổi về nguồn dinh dưỡng ăn nhiều chất béo, chất đạm, tinh bột, nhưng ít chất xơ chính vì điều đó gây ra bệnh táo bón ở trẻ.




3. Cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ bị táo bón nhiều mẹ bỉm sẽ hoảng hốt và lo lắng: trẻ bị táo bón thì phải làm sao? Có nên mua thuốc trị táo bón cho trẻ hay không? Sau đây là những cách trị táo bón hiệu quả mà mẹ bỉm chúng ta cần tham khảo qua nhé:

3.1 Thay đổi chế độ ăn

Nếu bé sơ sinh còn bú sữa:


  • Sữa mẹ: Mẹ nên lựa chọn những món ăn giàu chất xơ như rau xanh, các củ quả trái cây tươi, đây là những thực phẩm bổ sung nhiều chất khoáng và vitamin có lợi.




  • Sữa công thức: Nếu trẻ uống sữa bột đang dùng lại bị táo bón, mẹ hãy nhanh chóng đổi ngay sữa cho con. Mẹ có thể tham khảo thêm dòng sữa Aptamil Anh được nhiều mẹ tín nhiệm dùng và “săn tìm”. Dòng sữa đặc biệt mát nhưng sữa mẹ, chất đạm ít, nhưng ngược lại hỗ trợ canxi và DHA cho trí não và hệ xương. Đồng thời tổng hợp nhiều lợi khuẩn giúp đường tiêu hóa của bé được cải thiện hơn.




Ngoài ra mẹ còn có thể cho bé ăn thêm sữa chua lên men thường xuyên cũng khiến lợi khuẩn của bé tốt hơn

3.2 Uống nước ép hoa quả tươi

Nước ép hoa quả tươi sẽ cải thiện hệ tiêu hóa đáng kể, nước ép vừa thơm ngon, vừa bổ sung vitamin cần thiết cho trẻ, các mẹ sẽ cảm thấy an tâm khi dùng phương pháp này. Các loại nước ép chống táo bón cao: Táo, lê, nho, đào, mận, chanh...




3.3 Cho bé uống nhiều nước

Ngoài việc uống sữa mẹ cấp nước, mẹ cũng cần cho trẻ uống thêm nhiều nước. Bổ sung đầy đủ chất lỏng sẽ giúp phân của bé mềm hơn, từ đó di chuyển dễ dàng trong đường ruột




3.4 Ngâm hậu môn vào nước ấm

Biện pháp trị táo bón vô cùng hiệu quả và đặc biệt. Ngâm hậu môn vào nước ấm khiến cho cơ ở hậu môn nở ra, giúp cho việc đại tiện của bé dễ dàng hơn. Ngâm từ 5-10 phút mỗi ngày 2 lần

3.5 Massage bụng cho bé

Dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa đặt gần với rốn của bé, ấn nhẹ rồi xoay vòng tại chỗ theo chiều kim đồng hồ. Sau đó, bạn tiếp tục mở rộng vòng xoay cho đến khi 2 ngón tay của bạn gần với hông bên phải của bé. Lặp lại nhiều lần.





Động tác massage này giúp bé đại tiện được dễ dàng hơn

3.6 Vận động nhiều

Đối với những bé lớn, các bậc phụ huynh nên cho con em mình vận động thể chất hòa nhập với môi trường thiên nhiên như: bơi lội, bóng chuyền, chạy bộ, đạp xe..., trẻ thường xuyên vận động sẽ giúp cơ thể dẻo dai, phát triển chiều cao, cơ quan tiêu hóa cũng hoạt động tốt hơn





Vận động ngoài trời giúp con phòng tránh bệnh táo bón
 

Đối tác

Top