Thai nhi nhẹ cân là một trong những vấn đề mà các bà bầu cần đặc biệt quan tâm trong quá trình mang thai. Bởi thai nhi nhẹ cân có thể dẫn tới nhiều vấn đề thậm chí ảnh hưởng đến các cơ quan như da, xương, não của trẻ. Đây cũng chính là lý do các mẹ cần đi khám thai định kỳ để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất.
Vậy thì mẹ đã biết rõ về tình trạng thai nhi nhẹ cân hay chưa? Nguyên nhân khiến thai nhẹ cân là gì? Làm cách nào để phòng tránh suy dinh dưỡng bào thai? Nếu chưa hãy cùng mình đi tìm hiểu thật kỹ để có phương pháp chăm sóc bầu tốt nhất mẹ nhé!
Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nhi nhẹ cân?
Chế độ ăn uống của mẹ: ít quá hoặc nhiều quá.
Thai nhi được cung cấp dinh dưỡng từ khẩu phần ăn của mẹ, kho dưỡng chất từ cơ thể mẹ và quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng ở nhau thai. Do đó, nếu mẹ thiếu dinh dưỡng trước và trong thai kỳ sẽ khiến thai nhi suy dinh dưỡng.
Thai nhi nhẹ cân thường do thói quen ăn uống của mẹ
Bên cạnh đó, những mẹ ăn nhiều nhưng không đa dạng các loại thực phẩm cũng dẫn tới thai nhi bị thiếu đa vi chất, dẫn đến chậm phát triển. Thai phụ ăn quá nhiều cũng dễ dẫn tới béo phì, thừa cân ảnh hưởng xấu tới thai nhi như dễ sinh non, tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu dễ bị tiền sản giật.
Thiếu sắt và Axit Folic khi mang thai
Thiếu sắt và Axit Folic không chỉ gây ra tình trạng dị tật ống thần kinh ở thai nhi mà còn có thể khiến trẻ sinh ra dễ nhẹ cân, nhiễm trùng, chỉ số thông minh thấp. ( mẹ có thể tham khảo loại viên sắt tốt cho bà bầu bổ sung đầy đủ lượng sắt và axit folic cần thiết cho mẹ bầu )
Mẹ bầu ăn đêm nhiều
Ăn đêm chỉ khiến tình trạng cân nặng của mẹ thêm nặng nề mà không có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho em bé. Để có lợi nhất cho cả mẹ và bé, mẹ bầu chỉ cần làm 1 ly sữa nóng trước khi đi ngủ 1 tiếng là đủ cung cấp dinh dưỡng cho cả hai mẹ con.
Mẹ bổ sung canxi quá sớm:
Không phải cái gì mẹ bầu cũng cần bổ sung sớm. Sắt và Axit Folic mẹ bầu nên uống trước và trong suốt quá trình mang bầu nhưng nếu uống canxi quá sớm lại là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng. Lý do là nếu sử dụng sớm và quá nhiều, canxi sẽ đóng ở bánh nhau, làm giảm chất lượng bánh rau, giảm sự trao đổi chất, khiến thai nhi kém phát triển và nhẹ cân. Mẹ uống nhiều canxi có thể khiến bản thân bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận.
Những tháng đầu của thai kỳ, mẹ nên tích cực ăn thực phẩm bổ sung canxi thay vì uống thuốc
Vì thế, ở những tháng đầu của thai kỳ (trước 16 tuần), mẹ bầu chỉ nên bổ sung Sắt và Axit Folic, chưa cần bổ sung canxi kể cả canxi có trong các loại Vitamin tổng hợp cho bà bầu. Mẹ bầu nên hết sức lưu ý điều này để chọn sản phẩm bổ sung vi chất thích hợp theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi.
Tình trạng nhau thai kém phát triển:
Nhau thai có ảnh hưởng nhiều tới bào thai vì nó kiểm soát quà trình vận chuyển hormone và những dưỡng chất thiết yếu khác cho bào thai. Bánh nhau nhỏ làm cho quá trình vận chuyển dưỡng chất cùng sự chuyển hóa ở bào thai suy giảm, thai nhi không hấp thụ được dinh dưỡng từ mẹ nên ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi, dẫn tới bé bị thấp còi.
Mẹ sử dụng chất kích thích hoặc ở trong môi trường có khói thuốc:
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến thai nhi nhẹ cân, thấp còi.
Môi trường khói thuốc xung quanh ảnh hưởng đến thai kỳ
Mặc dù mẹ bầu có thể không sử dụng rượu bia, hút thuốc nhưng chồng hoặc đồng nghiệp thường xuyên hút thuốc cũng là nguyên nhân căn bản khiến thai nhi chậm lớn, khó tăng cân.
Mẹ mang thai quá sớm hoặc quá muộn:
Mẹ mang thai trước tuổi 18 hoặc sau tuổi 40 cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến bé bị nhẹ cân khi ở trong bụng mẹ. Khoảng cách giữa hai lần sinh nở dày, mẹ ít được nghỉ ngơi, phải lao động nặng hoặc bị một số bệnh khi mang thai cũng là lý do khiến em bé nhẹ cân và chậm phát triển.
Mẹ bầu cần làm gì khi thai nhi “chậm lớn”, nên ăn gì để con nhanh tăng cân
Ngay khi bác sĩ chẩn đoán thai nhi có dấu hiệu nhẹ cân, mẹ cần điều tiết lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để sớm khắc phục tình trạng này cho bé:
Ăn đủ chất và đa dạng các loại thực phẩm:
Mẹ cần ăn nhiều trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc, các loại hạt và các loại thực phẩm giàu Protein. Mẹ có thể ăn thêm hạt Chia , đậu đen, đậu xanh. Nếu không ăn nhiều được một lúc có thể chia nhỏ thành 4-6 bữa/ ngày để đảm bảo thai nhi nhận được đầy đủ dinh dưỡng.
Ăn thức ăn giàu đạm:
Thức ăn giàu đạm mẹ bầu cần phải lưu ý là tôm, cua, trứng sữa. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên ăn nhiều những thức ăn này để đảm bảo em bé được cứng cáp, khỏe mạnh.
Ăn nhiều thịt bò và lươn:
Thịt bò thực sự là một trong những thực đơn quan trọng hàng đầu đối với mẹ bầu. Không chỉ chứa lượng sắt lớn, thịt bò còn chứa rất nhiều vi chất dinh dưỡng khác và protein giúp em bé phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, lươn cũng là một thực phẩm được các bác sĩ khuyên dùng cho mẹ bầu thường xuyên, nhất là với những mẹ bầu có bé nhẹ cân.
Bổ sung Sắt và Axit Folic đầy đủ, bổ sung canxi đúng thời điểm
Ngay khi có kế hoạch có bầu và khi biết mình mang bầu, mẹ cần bổ sung ngay Sắt và Axit Folic trong suốt thai kỳ để giúp bé không bị dị tật ống thần kinh cũng như tránh xa nguy cơ thấp còi. Có rất nhiều loại viên sắt và Axit Folic khác nhau nhưng mẹ nên tìm những sản phẩm có nghiên cứu lâm sàng đầy đủ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Mẹ nên chọn viên sắt bổ sung phù hợp
Mẹ nên lựa chọn những sản phẩm Sắt hữu cơ có bổ sung thêm Vitamin C, B6, B12 để tăng khả năng hấp thụ tối đa, tái tạo hồng cầu và tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé. Đối với canxi, mẹ bầu chỉ nên bổ sung sau 16 tuần và nên nói không với những sản phẩm Vitamin tổng hợp có chứa canxi trong những tháng đầu thai kỳ.
Giữ tinh thần thoải mái và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể mẹ bầu nhanh chóng phục hồi và phòng tránh bệnh tật. Mẹ bầu cũng không nên làm những công việc nặng nhọc, tránh khóc và suy nghĩ quá nhiều khiến thai nhi khó phát triển. Có thể dành thừi gian để tập những bài thể dục, đi bộ nhẹ nhàng vào thời điểm mát mẻ trong ngày.
Sinh hoạt điều độ và hợp lý
Mẹ bầu không nên thức quá khuya mà nên đi ngủ lúc 10h đêm, thường xuyên kiểm tra cân nặng của cả mẹ và bé. Đồng thời, tuyệt đối tránh xa rượu bia, thuốc lá và những chất kích thích vì đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ chậm phát triển. Ngay việc ở trong môi trường ô nhiễm hoặc phải tiếp xúc với khói thuốc cũng khiến thai nhi bị nhẹ cân.
Trên đây điều lưu ý việc cần làm giúp thai nhi phát triển toàn diện ngăn ngừa tình trạng thai nhi nhẹ cân hiệu quả.
Vậy thì mẹ đã biết rõ về tình trạng thai nhi nhẹ cân hay chưa? Nguyên nhân khiến thai nhẹ cân là gì? Làm cách nào để phòng tránh suy dinh dưỡng bào thai? Nếu chưa hãy cùng mình đi tìm hiểu thật kỹ để có phương pháp chăm sóc bầu tốt nhất mẹ nhé!
Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nhi nhẹ cân?
Chế độ ăn uống của mẹ: ít quá hoặc nhiều quá.
Thai nhi được cung cấp dinh dưỡng từ khẩu phần ăn của mẹ, kho dưỡng chất từ cơ thể mẹ và quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng ở nhau thai. Do đó, nếu mẹ thiếu dinh dưỡng trước và trong thai kỳ sẽ khiến thai nhi suy dinh dưỡng.
Thai nhi nhẹ cân thường do thói quen ăn uống của mẹ
Bên cạnh đó, những mẹ ăn nhiều nhưng không đa dạng các loại thực phẩm cũng dẫn tới thai nhi bị thiếu đa vi chất, dẫn đến chậm phát triển. Thai phụ ăn quá nhiều cũng dễ dẫn tới béo phì, thừa cân ảnh hưởng xấu tới thai nhi như dễ sinh non, tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu dễ bị tiền sản giật.
Thiếu sắt và Axit Folic khi mang thai
Thiếu sắt và Axit Folic không chỉ gây ra tình trạng dị tật ống thần kinh ở thai nhi mà còn có thể khiến trẻ sinh ra dễ nhẹ cân, nhiễm trùng, chỉ số thông minh thấp. ( mẹ có thể tham khảo loại viên sắt tốt cho bà bầu bổ sung đầy đủ lượng sắt và axit folic cần thiết cho mẹ bầu )
Mẹ bầu ăn đêm nhiều
Ăn đêm chỉ khiến tình trạng cân nặng của mẹ thêm nặng nề mà không có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho em bé. Để có lợi nhất cho cả mẹ và bé, mẹ bầu chỉ cần làm 1 ly sữa nóng trước khi đi ngủ 1 tiếng là đủ cung cấp dinh dưỡng cho cả hai mẹ con.
Mẹ bổ sung canxi quá sớm:
Không phải cái gì mẹ bầu cũng cần bổ sung sớm. Sắt và Axit Folic mẹ bầu nên uống trước và trong suốt quá trình mang bầu nhưng nếu uống canxi quá sớm lại là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng. Lý do là nếu sử dụng sớm và quá nhiều, canxi sẽ đóng ở bánh nhau, làm giảm chất lượng bánh rau, giảm sự trao đổi chất, khiến thai nhi kém phát triển và nhẹ cân. Mẹ uống nhiều canxi có thể khiến bản thân bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận.
Những tháng đầu của thai kỳ, mẹ nên tích cực ăn thực phẩm bổ sung canxi thay vì uống thuốc
Vì thế, ở những tháng đầu của thai kỳ (trước 16 tuần), mẹ bầu chỉ nên bổ sung Sắt và Axit Folic, chưa cần bổ sung canxi kể cả canxi có trong các loại Vitamin tổng hợp cho bà bầu. Mẹ bầu nên hết sức lưu ý điều này để chọn sản phẩm bổ sung vi chất thích hợp theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi.
Tình trạng nhau thai kém phát triển:
Nhau thai có ảnh hưởng nhiều tới bào thai vì nó kiểm soát quà trình vận chuyển hormone và những dưỡng chất thiết yếu khác cho bào thai. Bánh nhau nhỏ làm cho quá trình vận chuyển dưỡng chất cùng sự chuyển hóa ở bào thai suy giảm, thai nhi không hấp thụ được dinh dưỡng từ mẹ nên ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi, dẫn tới bé bị thấp còi.
Mẹ sử dụng chất kích thích hoặc ở trong môi trường có khói thuốc:
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến thai nhi nhẹ cân, thấp còi.
Môi trường khói thuốc xung quanh ảnh hưởng đến thai kỳ
Mặc dù mẹ bầu có thể không sử dụng rượu bia, hút thuốc nhưng chồng hoặc đồng nghiệp thường xuyên hút thuốc cũng là nguyên nhân căn bản khiến thai nhi chậm lớn, khó tăng cân.
Mẹ mang thai quá sớm hoặc quá muộn:
Mẹ mang thai trước tuổi 18 hoặc sau tuổi 40 cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến bé bị nhẹ cân khi ở trong bụng mẹ. Khoảng cách giữa hai lần sinh nở dày, mẹ ít được nghỉ ngơi, phải lao động nặng hoặc bị một số bệnh khi mang thai cũng là lý do khiến em bé nhẹ cân và chậm phát triển.
Mẹ bầu cần làm gì khi thai nhi “chậm lớn”, nên ăn gì để con nhanh tăng cân
Ngay khi bác sĩ chẩn đoán thai nhi có dấu hiệu nhẹ cân, mẹ cần điều tiết lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để sớm khắc phục tình trạng này cho bé:
Ăn đủ chất và đa dạng các loại thực phẩm:
Mẹ cần ăn nhiều trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc, các loại hạt và các loại thực phẩm giàu Protein. Mẹ có thể ăn thêm hạt Chia , đậu đen, đậu xanh. Nếu không ăn nhiều được một lúc có thể chia nhỏ thành 4-6 bữa/ ngày để đảm bảo thai nhi nhận được đầy đủ dinh dưỡng.
Ăn thức ăn giàu đạm:
Thức ăn giàu đạm mẹ bầu cần phải lưu ý là tôm, cua, trứng sữa. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên ăn nhiều những thức ăn này để đảm bảo em bé được cứng cáp, khỏe mạnh.
Ăn nhiều thịt bò và lươn:
Thịt bò thực sự là một trong những thực đơn quan trọng hàng đầu đối với mẹ bầu. Không chỉ chứa lượng sắt lớn, thịt bò còn chứa rất nhiều vi chất dinh dưỡng khác và protein giúp em bé phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, lươn cũng là một thực phẩm được các bác sĩ khuyên dùng cho mẹ bầu thường xuyên, nhất là với những mẹ bầu có bé nhẹ cân.
Bổ sung Sắt và Axit Folic đầy đủ, bổ sung canxi đúng thời điểm
Ngay khi có kế hoạch có bầu và khi biết mình mang bầu, mẹ cần bổ sung ngay Sắt và Axit Folic trong suốt thai kỳ để giúp bé không bị dị tật ống thần kinh cũng như tránh xa nguy cơ thấp còi. Có rất nhiều loại viên sắt và Axit Folic khác nhau nhưng mẹ nên tìm những sản phẩm có nghiên cứu lâm sàng đầy đủ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Mẹ nên chọn viên sắt bổ sung phù hợp
Mẹ nên lựa chọn những sản phẩm Sắt hữu cơ có bổ sung thêm Vitamin C, B6, B12 để tăng khả năng hấp thụ tối đa, tái tạo hồng cầu và tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé. Đối với canxi, mẹ bầu chỉ nên bổ sung sau 16 tuần và nên nói không với những sản phẩm Vitamin tổng hợp có chứa canxi trong những tháng đầu thai kỳ.
Giữ tinh thần thoải mái và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể mẹ bầu nhanh chóng phục hồi và phòng tránh bệnh tật. Mẹ bầu cũng không nên làm những công việc nặng nhọc, tránh khóc và suy nghĩ quá nhiều khiến thai nhi khó phát triển. Có thể dành thừi gian để tập những bài thể dục, đi bộ nhẹ nhàng vào thời điểm mát mẻ trong ngày.
Sinh hoạt điều độ và hợp lý
Mẹ bầu không nên thức quá khuya mà nên đi ngủ lúc 10h đêm, thường xuyên kiểm tra cân nặng của cả mẹ và bé. Đồng thời, tuyệt đối tránh xa rượu bia, thuốc lá và những chất kích thích vì đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ chậm phát triển. Ngay việc ở trong môi trường ô nhiễm hoặc phải tiếp xúc với khói thuốc cũng khiến thai nhi bị nhẹ cân.
Trên đây điều lưu ý việc cần làm giúp thai nhi phát triển toàn diện ngăn ngừa tình trạng thai nhi nhẹ cân hiệu quả.