Khi mang thai cơ thể mẹ sẽ tiến hành phân giải hợp chất canxi có sẵn trong xương phóng thích vào máu để đáp ứng nhu cầu, nhưng sự đáp ứng này chỉ có giới hạn. Chính vì vậy, ngoài việc bổ sung sắt cho bà bầu và bổ sung axit folic thì canxi là khoáng chất quan trọng mà hầu hết các mẹ bầu đều phải bổ sung trong thai kỳ để thai nhi phát triển toàn diện.
Bà bầu thiếu canxi sẽ gây ảnh hưởng gì cho mẹ và bé ?
Thiếu canxi, thai nhi không thể tránh khỏi các ảnh hưởng xấu như: chậm phát triển, bệnh còi xương bẩm sinh, chứng khò khè bẩm sinh, dị dạng xương, chậm lớn… Bên cạnh đó, canxi cũng là khoáng chất để phát triển tế bào cơ và không thể thiếu cho quá trình đông máu của bé khi ở trong bụng mẹ.
Đối với thai phụ, thiếu canxi còn khiến mẹ bị tê chân, mệt mỏi, mất ngủ; khi nuôi con bú, cơ thể suy yếu, đổ mồ hôi trộm, dễ sinh ra đau lưng, đau vai, đau khớp. Sự thiếu canxi hấp thu trường diễn sau nhiều lần sinh là tiền đề gây loãng xương khi bước vào tuổi mãn kinh sau này.
Khi đi khám thai và nhận kết quả thiếu hụt canxi, mẹ bầu cần bổ sung như thế nào?
Th.s Nguyễn Hải khuyên mẹ bầu, trước hết, cần bổ sung canxi bằng cách ăn uống các thực phẩm chứa nhiều canxi. Một số thức ăn chứa nhiều canxi là: cua đồng, tôm đồng, sữa bột, sữa bò và dê tươi, sữa bột đậu nành, cà rốt, vừng...
Tuy nhiên, do trong quá trình chế biến, lượng canxi trong thực phẩm bị hao hụt nhiều nên thai phụ thường được bác sĩ kê đơn cho dùng bổ sung canxi bằng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (hay còn gọi là chế phẩm bổ sung) với các lưu ý sau:
- Liều canxi khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ mang thai là khoảng 1.000mg/ngày. Nên bổ sung khi đã có xét nghiệm chính xác từ bác sĩ, đồng thời chỉ bổ sung canxi khi thai nhi đã qua 12 tuần tuổi.
- Dùng các chế phẩm bổ sung vitamin D hoặc các loại thực phẩm giàu vitamin D vì chúng giúp xương hấp thu canxi.
- Cần tránh uống cùng với các chế phẩm bổ sung canxi vì sắt cản trở hấp thu canxi. Nên uống canxi cách sắt 2-3 tiếng.
- Trong một số trường hợp, sử dụng các chế phẩm bổ sung canxi có thể gây ra táo bón/tiêu chảy. Một số người báo cáo các triệu chứng ợ nóng do dùng các chế phẩm bổ sung canxi. Nếu điều này xảy ra, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để thay đổi sản phẩm đang chứ không phải là dừng hẳn việc bổ sung canxi.
Qua đây, mẹ đã hiểu rõ sự cần thiết của canxi như thế nào rồi. Chính vì thế, mẹ hãy sáng suốt chọn viên canxi tốt cho bà bầu nhé để bổ sung canxi đầy đủ cho cơ thể mà ít có tác dụng phụ nhất.
Bà bầu thiếu canxi sẽ gây ảnh hưởng gì cho mẹ và bé ?
Thiếu canxi, thai nhi không thể tránh khỏi các ảnh hưởng xấu như: chậm phát triển, bệnh còi xương bẩm sinh, chứng khò khè bẩm sinh, dị dạng xương, chậm lớn… Bên cạnh đó, canxi cũng là khoáng chất để phát triển tế bào cơ và không thể thiếu cho quá trình đông máu của bé khi ở trong bụng mẹ.
Đối với thai phụ, thiếu canxi còn khiến mẹ bị tê chân, mệt mỏi, mất ngủ; khi nuôi con bú, cơ thể suy yếu, đổ mồ hôi trộm, dễ sinh ra đau lưng, đau vai, đau khớp. Sự thiếu canxi hấp thu trường diễn sau nhiều lần sinh là tiền đề gây loãng xương khi bước vào tuổi mãn kinh sau này.
Khi đi khám thai và nhận kết quả thiếu hụt canxi, mẹ bầu cần bổ sung như thế nào?
Th.s Nguyễn Hải khuyên mẹ bầu, trước hết, cần bổ sung canxi bằng cách ăn uống các thực phẩm chứa nhiều canxi. Một số thức ăn chứa nhiều canxi là: cua đồng, tôm đồng, sữa bột, sữa bò và dê tươi, sữa bột đậu nành, cà rốt, vừng...
Tuy nhiên, do trong quá trình chế biến, lượng canxi trong thực phẩm bị hao hụt nhiều nên thai phụ thường được bác sĩ kê đơn cho dùng bổ sung canxi bằng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (hay còn gọi là chế phẩm bổ sung) với các lưu ý sau:
- Liều canxi khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ mang thai là khoảng 1.000mg/ngày. Nên bổ sung khi đã có xét nghiệm chính xác từ bác sĩ, đồng thời chỉ bổ sung canxi khi thai nhi đã qua 12 tuần tuổi.
- Dùng các chế phẩm bổ sung vitamin D hoặc các loại thực phẩm giàu vitamin D vì chúng giúp xương hấp thu canxi.
- Cần tránh uống cùng với các chế phẩm bổ sung canxi vì sắt cản trở hấp thu canxi. Nên uống canxi cách sắt 2-3 tiếng.
- Trong một số trường hợp, sử dụng các chế phẩm bổ sung canxi có thể gây ra táo bón/tiêu chảy. Một số người báo cáo các triệu chứng ợ nóng do dùng các chế phẩm bổ sung canxi. Nếu điều này xảy ra, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để thay đổi sản phẩm đang chứ không phải là dừng hẳn việc bổ sung canxi.
Qua đây, mẹ đã hiểu rõ sự cần thiết của canxi như thế nào rồi. Chính vì thế, mẹ hãy sáng suốt chọn viên canxi tốt cho bà bầu nhé để bổ sung canxi đầy đủ cho cơ thể mà ít có tác dụng phụ nhất.