- Tham gia
- 13/1/23
- Bài viết
- 215
- Thích
- 1
- Điểm
- 18
Nguyên nhân trẻ bị chân tay miệng
Bệnh tay chân miệng thường được gây ra bởi một số loại virus, phổ biến nhất là virus Coxsackie A16 và virus Entero 71. Trẻ em dưới 5 tuổi thường là đối tượng dễ mắc bệnh do tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, họng hoặc phân của người nhiễm bệnh. Một số nguyên nhân cụ thể bao gồm:
Tiếp xúc với các chất lỏng từ mũi, họng hoặc phân của người bệnh.
Thói quen ngậm đồ chơi hoặc chơi chung đồ chơi với trẻ khác.
Thiếu vệ sinh tay và không có kiến thức về phòng bệnh.
Xem thêm: Mẹo chữa xì xoẹt cho trẻ sơ sinh
Triệu chứng của trẻ bị chân tay miệng
Triệu chứng điển hình của trẻ bị bệnh tay chân miệng là có các vết phồng rộp ở trên da. Tuy nhiên trước khi xuất hiện những nốt này thì trẻ sẽ bắt đầu với các dấu hiệu như mệt mỏi, chán ăn, đau họng, sốt, đau bụng. Sau đó, trẻ có các đặc điểm như:
Miệng: Xuất hiện đốm nhỏ trên lưỡi và bên trong miệng của trẻ, những nốt này lây lan và phát triển nhanh chóng, chuyển dần thành mụn nước có kích thước lớn, màu vàng xám viền đỏ.
Tay và chân: Đốm nhỏ màu đỏ xuất hiện trên ngón tay, lưng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngón chân của trẻ. Những đốm này có thể gây đau, ngứa và phát triển nhanh thành mụn nước ở giữa có màu xám.
Bên cạnh đó, những nốt mụn này có thể thấy ở hai bên chân, mông và vùng bẹn của bé sơ sinh.
Xem thêm: Hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường
Lưu ý thời điểm bố mẹ cần đưa bé đi viện
Bệnh tay chân miệng ở trẻ hiếm khi gây ra các biến chứng nặng và có thể tự khỏi nếu bố mẹ chăm sóc con đúng cách. Tuy nhiên nếu thấy bé có các biểu hiện dưới đây thì bố mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ ngay:
Trẻ bị sốt cao trên 39 độ C.
Trẻ thở nhanh hoặc bị khó thở.
Trẻ giật mình, lừ đừ, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, bị nôn nhiều.
Trẻ đi loạng choạng.
Trẻ có da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
Trẻ co giật, rơi vào hôn mê.
Các biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ
Để phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần lưu ý một số điều như sau đây:
Tránh tiếp xúc với bệnh nhân bị bệnh tay chân miệng.
Trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng cần cách ly tại nhà để tránh lây lan.
Vệ sinh nơi ở của người bệnh bằng cách lau dọn phòng, khử khuẩn phòng bằng Cloramin B 2%.
Thường xuyên làm sạch môi trường ở, nhà cửa và đồ vật trong nhà bằng dung dịch tẩy rửa thông thường.
Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi chơi đùa với trẻ khác.
Khi trẻ ho hoặc hắt hơi cần dùng khuỷu tay che miệng và mũi.
Những trẻ có dấu hiệu đường ruột yếu, tiêu hóa kém thì nên được bổ sung thêm sản phẩm men vi sinh tăng cường probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Dùng men vi sinh là cách ổn định và cân bằng hệ sinh thái đường ruột của trẻ, bảo vệ con khỏi các tác nhân gây hại tấn công cũng như kích thích trẻ ăn nhiều hơn để khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Giờ thì bố mẹ đã biết nguyên nhân trẻ bị chân tay miệng là gì và cách phòng tránh thế nào rồi. Bệnh tay chân miệng ở giai đoạn mới ủ bệnh và khởi phát rất dễ nhầm lẫn với vấn đề tiêu hóa của trẻ, do đó bố mẹ cần quan tâm nhiều hơn tới trẻ để tránh khiến cho bệnh của bé trở nặng với những biến chứng khó lường.
Bệnh tay chân miệng thường được gây ra bởi một số loại virus, phổ biến nhất là virus Coxsackie A16 và virus Entero 71. Trẻ em dưới 5 tuổi thường là đối tượng dễ mắc bệnh do tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, họng hoặc phân của người nhiễm bệnh. Một số nguyên nhân cụ thể bao gồm:
Tiếp xúc với các chất lỏng từ mũi, họng hoặc phân của người bệnh.
Thói quen ngậm đồ chơi hoặc chơi chung đồ chơi với trẻ khác.
Thiếu vệ sinh tay và không có kiến thức về phòng bệnh.
Xem thêm: Mẹo chữa xì xoẹt cho trẻ sơ sinh
Triệu chứng của trẻ bị chân tay miệng
Triệu chứng điển hình của trẻ bị bệnh tay chân miệng là có các vết phồng rộp ở trên da. Tuy nhiên trước khi xuất hiện những nốt này thì trẻ sẽ bắt đầu với các dấu hiệu như mệt mỏi, chán ăn, đau họng, sốt, đau bụng. Sau đó, trẻ có các đặc điểm như:
Miệng: Xuất hiện đốm nhỏ trên lưỡi và bên trong miệng của trẻ, những nốt này lây lan và phát triển nhanh chóng, chuyển dần thành mụn nước có kích thước lớn, màu vàng xám viền đỏ.
Tay và chân: Đốm nhỏ màu đỏ xuất hiện trên ngón tay, lưng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngón chân của trẻ. Những đốm này có thể gây đau, ngứa và phát triển nhanh thành mụn nước ở giữa có màu xám.
Bên cạnh đó, những nốt mụn này có thể thấy ở hai bên chân, mông và vùng bẹn của bé sơ sinh.
Xem thêm: Hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường
Lưu ý thời điểm bố mẹ cần đưa bé đi viện
Bệnh tay chân miệng ở trẻ hiếm khi gây ra các biến chứng nặng và có thể tự khỏi nếu bố mẹ chăm sóc con đúng cách. Tuy nhiên nếu thấy bé có các biểu hiện dưới đây thì bố mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ ngay:
Trẻ bị sốt cao trên 39 độ C.
Trẻ thở nhanh hoặc bị khó thở.
Trẻ giật mình, lừ đừ, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, bị nôn nhiều.
Trẻ đi loạng choạng.
Trẻ có da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
Trẻ co giật, rơi vào hôn mê.
Các biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ
Để phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần lưu ý một số điều như sau đây:
Tránh tiếp xúc với bệnh nhân bị bệnh tay chân miệng.
Trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng cần cách ly tại nhà để tránh lây lan.
Vệ sinh nơi ở của người bệnh bằng cách lau dọn phòng, khử khuẩn phòng bằng Cloramin B 2%.
Thường xuyên làm sạch môi trường ở, nhà cửa và đồ vật trong nhà bằng dung dịch tẩy rửa thông thường.
Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi chơi đùa với trẻ khác.
Khi trẻ ho hoặc hắt hơi cần dùng khuỷu tay che miệng và mũi.
Những trẻ có dấu hiệu đường ruột yếu, tiêu hóa kém thì nên được bổ sung thêm sản phẩm men vi sinh tăng cường probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Dùng men vi sinh là cách ổn định và cân bằng hệ sinh thái đường ruột của trẻ, bảo vệ con khỏi các tác nhân gây hại tấn công cũng như kích thích trẻ ăn nhiều hơn để khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Giờ thì bố mẹ đã biết nguyên nhân trẻ bị chân tay miệng là gì và cách phòng tránh thế nào rồi. Bệnh tay chân miệng ở giai đoạn mới ủ bệnh và khởi phát rất dễ nhầm lẫn với vấn đề tiêu hóa của trẻ, do đó bố mẹ cần quan tâm nhiều hơn tới trẻ để tránh khiến cho bệnh của bé trở nặng với những biến chứng khó lường.