- Tham gia
- 13/4/20
- Bài viết
- 23
- Thích
- 0
- Điểm
- 1
“Kỉ luật tích cực” không có nghĩa là thiết lập “quân lệnh” đối với con trẻ với muôn vàn những điều cấm đoán, đi kèm với đó là những hình phạt tương đương mỗi khi trẻ mắc lỗi. Mà kỉ luật tích cực ở đây đó chính là cách cha mẹ hướng trẻ vào những việc làm có ích, những điều tích cực bằng biện pháp kỷ luật không đòn roi.
Nhiều ba mẹ thắc mắc, vậy làm cách nào để có thể thành công trong việc áp dụng kỉ luật tích cực với trẻ? Hãy cùng Green School tham khảo những nguyên tắc cực đơn giản sau nhé!
Tìm ra những điều tích cực của trẻ mỗi ngày
Vốn dĩ trẻ rất hiếu động, luôn hào hứng với tất cả mọi thứ xung quanh thế giới quan mà chúng được thu vào tầm mắt. Ở tuổi này, trẻ chưa thể nhận thức được rõ đâu là việc làm đúng, đâu là việc làm sai….Có lẽ chính vì thế nhiều ba mẹ rất đau đầu với những hoạt động tinh nghịch của bé
Hãy luôn cố gắng tìm ra những điểm “tích cực” của trẻ thông qua các hoạt động thường ngày
Nhưng thay vì tỏ ra khó chịu hoặc và tỏ ra cứng rắn để răn đe những hành động đó của trẻ, ba mẹ hãy tìm ra những điều tích cực của trẻ thông qua những trò chơi đơn giản, thông qua những việc tốt tốt…Cứ mỗi lần như thế, ba mẹ sẽ có một phiếu khen do chính tay mình chuẩn bị để khích lệ tinh thần trẻ sau mỗi điều tích cực đó…Dần dần như thế, trẻ sẽ cố gắng tiến bộ và hoàn thiện mình hơn mỗi ngày.
Phê bình vừa đủ để trẻ cố gắng
Cha ông ta có câu “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, thế nhưng không phải lúc nào phê bình nghiêm khắc cũng là phương pháp tốt để giáo dục trẻ. Nếu bất kì một hành động nào của trẻ (dẫu cho trẻ đã cố gắng) cũng bị phê bình rằng “lần này con làm chưa tốt/ con làm sai rồi sau phải làm tốt hơn…” lâu dần trẻ sẽ bị mặc cảm và nghĩ rằng dù bản thân có làm đến mức nào đi nữa thì trong mắt ba mẹ mình cũng thật vô dụng nên việc gì phải cố gắng nữa.
Bởi thế, bố mẹ cần rất khéo léo trong việc phê bình con cái, phê bình vừa đủ để trẻ vừa vẫn có thể biết sai mà cố gắng nhưng lại không bị quá tự ti sau mỗi việc làm sai.
Để ý hơn đến những tình huống ứng xử ngoan của trẻ
Thay vì luôn chú ý đến những hành động nghịch ngợm của các con để đưa ra những biện pháp xử phạt tùy theo mức độ. Ba mẹ nên chú ý đến nhiều hơn những tình huống cư xử ngoan của trẻ (lễ phép với người lớn/ vâng lời bố mẹ thầy cô/ biết chăm sóc, yêu thương động vật/ sắp xếp đồ chơi một cách gọn gàng ngăn nắp sau khi chơi xong..) Sau mỗi hoạt động đó ba mẹ nên dành cho con những lời khen để con thấy được những việc mình là là có ích để tiếp tục phát huy cho những lần sau một cách tốt hơn.
Mỗi hành động đúng, cử chỉ ngoan sẽ luôn được động viên một cách kịp thời để lấy đó làm động lực cho trẻ
Không sử dụng bạo lực với trẻ
Ba mẹ phải luôn nhớ rằng “kỉ luật tích cực là không sử dụng đòn roi với trẻ”, trong quá trình ba mẹ áp dụng kỉ luật tích cực với con, cho dù bản thân trẻ đôi lúc có mắc phải những sai lầm thì ba mẹ cũng không nên trách móc hay đánh mắng trẻ. Dẫu cho hành động đó được xuất phát từ những nguyên nhân nào thì cũng dễ gây tổn thương cho trẻ.
Hơn nữa việc lạm dụng đòn roi đôi khi khiến trẻ trở nên “lì đòn” khó bảo hơn. Chính điều đó sẽ làm khó ba mẹ khi ngay cả biện pháp nặng mà trẻ cũng khó nghe thì những biện pháp khác chắc sẽ chẳng có tác dụng gì trong quá trình giáo dục trẻ.
Bày tỏ sự yêu thương với trẻ
Nhiều khi chỉ vì một hành động nóng nảy của cha mẹ (một câu mắng/ một cái đánh…) cũng sẽ là vết thương “in hằn” rất lâu trong tâm trí trẻ. Ba mẹ nào cũng mong muốn con ngoan ngoãn, trưởng thành nhưng không phải vì thế mà việc trách móc hay đánh mắng sẽ đem lại tác dụng.
Hãy luôn khoan dung với trẻ, hãy để trẻ cảm nhận được tình yêu thương vô điều kiện mà cha mẹ dành cho mình. Chính tình yêu thương vô điều kiện ấy sẽ là sợi dây liên kết giữa cha mẹ và con cái để từ đó trẻ sẽ điều chỉnh hành vi và biết cách cư xử đúng với kỳ vọng mà cha mẹ đề ra.
Nguồn: Green School
Nhiều ba mẹ thắc mắc, vậy làm cách nào để có thể thành công trong việc áp dụng kỉ luật tích cực với trẻ? Hãy cùng Green School tham khảo những nguyên tắc cực đơn giản sau nhé!
Tìm ra những điều tích cực của trẻ mỗi ngày
Vốn dĩ trẻ rất hiếu động, luôn hào hứng với tất cả mọi thứ xung quanh thế giới quan mà chúng được thu vào tầm mắt. Ở tuổi này, trẻ chưa thể nhận thức được rõ đâu là việc làm đúng, đâu là việc làm sai….Có lẽ chính vì thế nhiều ba mẹ rất đau đầu với những hoạt động tinh nghịch của bé
Hãy luôn cố gắng tìm ra những điểm “tích cực” của trẻ thông qua các hoạt động thường ngày
Nhưng thay vì tỏ ra khó chịu hoặc và tỏ ra cứng rắn để răn đe những hành động đó của trẻ, ba mẹ hãy tìm ra những điều tích cực của trẻ thông qua những trò chơi đơn giản, thông qua những việc tốt tốt…Cứ mỗi lần như thế, ba mẹ sẽ có một phiếu khen do chính tay mình chuẩn bị để khích lệ tinh thần trẻ sau mỗi điều tích cực đó…Dần dần như thế, trẻ sẽ cố gắng tiến bộ và hoàn thiện mình hơn mỗi ngày.
Phê bình vừa đủ để trẻ cố gắng
Cha ông ta có câu “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, thế nhưng không phải lúc nào phê bình nghiêm khắc cũng là phương pháp tốt để giáo dục trẻ. Nếu bất kì một hành động nào của trẻ (dẫu cho trẻ đã cố gắng) cũng bị phê bình rằng “lần này con làm chưa tốt/ con làm sai rồi sau phải làm tốt hơn…” lâu dần trẻ sẽ bị mặc cảm và nghĩ rằng dù bản thân có làm đến mức nào đi nữa thì trong mắt ba mẹ mình cũng thật vô dụng nên việc gì phải cố gắng nữa.
Bởi thế, bố mẹ cần rất khéo léo trong việc phê bình con cái, phê bình vừa đủ để trẻ vừa vẫn có thể biết sai mà cố gắng nhưng lại không bị quá tự ti sau mỗi việc làm sai.
Để ý hơn đến những tình huống ứng xử ngoan của trẻ
Thay vì luôn chú ý đến những hành động nghịch ngợm của các con để đưa ra những biện pháp xử phạt tùy theo mức độ. Ba mẹ nên chú ý đến nhiều hơn những tình huống cư xử ngoan của trẻ (lễ phép với người lớn/ vâng lời bố mẹ thầy cô/ biết chăm sóc, yêu thương động vật/ sắp xếp đồ chơi một cách gọn gàng ngăn nắp sau khi chơi xong..) Sau mỗi hoạt động đó ba mẹ nên dành cho con những lời khen để con thấy được những việc mình là là có ích để tiếp tục phát huy cho những lần sau một cách tốt hơn.
Mỗi hành động đúng, cử chỉ ngoan sẽ luôn được động viên một cách kịp thời để lấy đó làm động lực cho trẻ
Ba mẹ phải luôn nhớ rằng “kỉ luật tích cực là không sử dụng đòn roi với trẻ”, trong quá trình ba mẹ áp dụng kỉ luật tích cực với con, cho dù bản thân trẻ đôi lúc có mắc phải những sai lầm thì ba mẹ cũng không nên trách móc hay đánh mắng trẻ. Dẫu cho hành động đó được xuất phát từ những nguyên nhân nào thì cũng dễ gây tổn thương cho trẻ.
Bạo lực sẽ không giải quyết được gốc rễ của vấn đề, vì thế ba mẹ hãy kiên trì để uốn nắn con theo hướng dần tích cực hơn
Hơn nữa việc lạm dụng đòn roi đôi khi khiến trẻ trở nên “lì đòn” khó bảo hơn. Chính điều đó sẽ làm khó ba mẹ khi ngay cả biện pháp nặng mà trẻ cũng khó nghe thì những biện pháp khác chắc sẽ chẳng có tác dụng gì trong quá trình giáo dục trẻ.
Bày tỏ sự yêu thương với trẻ
Nhiều khi chỉ vì một hành động nóng nảy của cha mẹ (một câu mắng/ một cái đánh…) cũng sẽ là vết thương “in hằn” rất lâu trong tâm trí trẻ. Ba mẹ nào cũng mong muốn con ngoan ngoãn, trưởng thành nhưng không phải vì thế mà việc trách móc hay đánh mắng sẽ đem lại tác dụng.
Hãy luôn khoan dung với trẻ, hãy để trẻ cảm nhận được tình yêu thương vô điều kiện mà cha mẹ dành cho mình. Chính tình yêu thương vô điều kiện ấy sẽ là sợi dây liên kết giữa cha mẹ và con cái để từ đó trẻ sẽ điều chỉnh hành vi và biết cách cư xử đúng với kỳ vọng mà cha mẹ đề ra.
Nguồn: Green School