Thông tin và thủ tục để bán điện năng lượng mặt trời cho evn
Rất nhiều khách hàng khi liên hệ tư vấn và lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tại Mysolar thắc mắc, không biết thủ tục bán điện năng lượng mặt trời cho evn có khả thi hay không và được tiến hành như thế nào?
Tạo nguồn thu nhập từ điện năng lượng mặt trời
Điện năng lượng mặt trời đang được khai thác ngày càng nhiều, đã có rất nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp sau một thời gian sử dụng điện có thể thu hồi vốn và bán điện dư thừa cho công ty điện lực.
Điều này giúp khách hàng không chỉ được tiếp cận nguồn năng lượng xanh, không phụ thuộc điện lưới mà còn tiết kiệm chi phí tiêu thụ điện năng mỗi tháng và có thêm nguồn thu nhập.
Theo Ông Lê Văn Lực - phó cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công thương. Điện mặt trời áp mái sẽ có những chính sách mạnh mẽ hơn để thu hút các trường hợp có mặt bằng từ tòa nhà, chung cư... Cơ chế giá điện mặt trời trên mái nhà cũng sẽ có những tính toán hợp lý hơn.
Ngày 27/03/2019, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã ra văn bản số 1532/EVN-KD về việc hướng dẫn thực hiện đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà. Theo đó giá mua điện hiện tại là 2.134 VNĐ (chưa bao gồm thuế GTGT).
Chương trình này được áp dụng cho tất cả dự án điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà, các công trình xây dựng do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ đầu tư có đấu nối và bán điện lên lưới điện của EVN. Các dự án điện mặt trời trên mái nhà được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều.
Công suất phù hợp
Tổng công suất lắp đặt của các dự án đấu nối vào lưới điện phải đảm bảo không được vượt quá công suất định mức của đường dây, máy biến áp phân phối tại khu vực đó. Vì thế nhân viên của công ty Điện Lực trong khu vực sẽ xuống kiểm tra để chọn công suất hệ thống phù hợp nhất.
Cách tính giá thu mua điện
Các dự án điện mặt trời trên mái nhà được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận của công tơ điện đo đếm hai chiều. Điện sẽ được thu mua lại với giá 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố (chưa bao gồm GTGT).
Con số này sẽ thay đổi mỗi năm dựa trên tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và USD, con số này đã tăng từ 2.086 đồng/kWh trong năm 2017 và lên tới 2.134 đồng/kWh đến hết năm 2019.
Từ năm 2020 và các năm tiếp theo, giá mua điện (chưa bao gồm GTGT) được xác định theo từng năm và được tính bằng tiền Việt Nam đồng (tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày cuối cùng của năm trước.
Hình thức thanh toán
Tiền điện thanh toán bằng đồng Việt Nam (VNĐ) được xác định cho từng năm, với hình thức thanh toán bằng cách chuyển khoản và phí này do chủ đầu tư chịu.
Các Tổng Công ty Điện lực (TCTĐL) đã uỷ quyền cho Công ty Điện lực/Điện lực (CTĐL/ĐL) ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán điện, từ các dự án điện mặt trời trên mái nhà đấu nối vào lưới điện thuộc phạm vi quản lý của đơn vị. Do đó bạn chỉ cần đến công ty Điện Lực đang quản lý lưới điện tại địa phương của bạn để đăng ký.
Trước 03 ngày so với ngày dự kiến hoàn thành lắp đặt dự án, chủ đầu tư gửi một bộ hồ sơ đề nghị bán điện cho CTĐL/ĐL bao gồm:
- Giấy đề nghị bán điện.
- Hồ sơ kỹ thuật:
Rất nhiều khách hàng khi liên hệ tư vấn và lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tại Mysolar thắc mắc, không biết thủ tục bán điện năng lượng mặt trời cho evn có khả thi hay không và được tiến hành như thế nào?
Tạo nguồn thu nhập từ điện năng lượng mặt trời
Điện năng lượng mặt trời đang được khai thác ngày càng nhiều, đã có rất nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp sau một thời gian sử dụng điện có thể thu hồi vốn và bán điện dư thừa cho công ty điện lực.
Điều này giúp khách hàng không chỉ được tiếp cận nguồn năng lượng xanh, không phụ thuộc điện lưới mà còn tiết kiệm chi phí tiêu thụ điện năng mỗi tháng và có thêm nguồn thu nhập.
Theo Ông Lê Văn Lực - phó cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công thương. Điện mặt trời áp mái sẽ có những chính sách mạnh mẽ hơn để thu hút các trường hợp có mặt bằng từ tòa nhà, chung cư... Cơ chế giá điện mặt trời trên mái nhà cũng sẽ có những tính toán hợp lý hơn.
Chương trình này được áp dụng cho tất cả dự án điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà, các công trình xây dựng do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ đầu tư có đấu nối và bán điện lên lưới điện của EVN. Các dự án điện mặt trời trên mái nhà được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều.
Công suất phù hợp
Tổng công suất lắp đặt của các dự án đấu nối vào lưới điện phải đảm bảo không được vượt quá công suất định mức của đường dây, máy biến áp phân phối tại khu vực đó. Vì thế nhân viên của công ty Điện Lực trong khu vực sẽ xuống kiểm tra để chọn công suất hệ thống phù hợp nhất.
- Dự án có công suất lắp đặt < 03 kWp: Đấu nối vào lưới điện hạ áp bằng 01 pha hoặc 03 pha tuỳ theo hiện trạng sẵn có.
- Dự án có công suất lắp đặt ≥ 03 kWp: Đấu nối vào lưới điện hạ áp bằng 03 pha. Nếu chủ đầu tư là hộ gia đình sử dụng điện đang đấu nối vào lưới điện hạ áp bằng 01 pha, sẽ lắp đặt hệ thống với công suất ≥ 03 kWp thì mới có thể sử dụng công tơ 2 chiều.
Cách tính giá thu mua điện
Các dự án điện mặt trời trên mái nhà được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận của công tơ điện đo đếm hai chiều. Điện sẽ được thu mua lại với giá 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố (chưa bao gồm GTGT).
Con số này sẽ thay đổi mỗi năm dựa trên tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và USD, con số này đã tăng từ 2.086 đồng/kWh trong năm 2017 và lên tới 2.134 đồng/kWh đến hết năm 2019.
Từ năm 2020 và các năm tiếp theo, giá mua điện (chưa bao gồm GTGT) được xác định theo từng năm và được tính bằng tiền Việt Nam đồng (tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày cuối cùng của năm trước.
Hình thức thanh toán
Tiền điện thanh toán bằng đồng Việt Nam (VNĐ) được xác định cho từng năm, với hình thức thanh toán bằng cách chuyển khoản và phí này do chủ đầu tư chịu.
- Chủ đầu tư là doanh nghiệp có phát hành hóa đơn: CTĐL/ĐL nhận hóa đơn, kiểm tra và thanh toán tiền điện theo hóa đơn do chủ đầu tư phát hành theo quy định.
- Chủ đầu tư là hộ gia đình và cá nhân không phát hành hóa đơn: CTĐL/ĐL sẽ lập bảng kê thanh toán tiền điện trên hệ thống CMIS để thanh toán tiền điện cho chủ đầu tư (tiền thanh toán không bao gồm thuế GTGT).
Các Tổng Công ty Điện lực (TCTĐL) đã uỷ quyền cho Công ty Điện lực/Điện lực (CTĐL/ĐL) ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán điện, từ các dự án điện mặt trời trên mái nhà đấu nối vào lưới điện thuộc phạm vi quản lý của đơn vị. Do đó bạn chỉ cần đến công ty Điện Lực đang quản lý lưới điện tại địa phương của bạn để đăng ký.
Trước 03 ngày so với ngày dự kiến hoàn thành lắp đặt dự án, chủ đầu tư gửi một bộ hồ sơ đề nghị bán điện cho CTĐL/ĐL bao gồm:
- Giấy đề nghị bán điện.
- Hồ sơ kỹ thuật:
- Tài liệu kỹ thuật về tấm pin quang điện, bộ inverter.
- Giấy chứng nhận xuất xưởng/chứng nhận chất lượng thiết bị của nhà sản xuất.
- Giấy chứng nhận thử nghiệm các đặc tính kỹ thuật của hệ thống điện năng lượng mặt trời nối vào lưới điện hạ áp đáp ứng quy định hiện hành bởi một đơn vị có đủ năng lực.
- Bổ sung quy hoạch phát triển điện mặt trời.
- Thủ tục cấp phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư 16/2017/TT-BCT, Thông tư số 12/2017/TT-BCT ngày 31/7/2017 của Bộ Công Thương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.