- Tham gia
- 6/6/22
- Bài viết
- 10
- Thích
- 0
- Điểm
- 1
Chế độ dinh dưỡng trở nên vô cùng quan trọng đối với các bé khi bước vào giai đoạn 2 tuổi bởi đây được xem là tiền đề cho sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của các bé trong tương lai. Khi lên 2, bé rất năng động, bé thích vui chơi đùa nghịch cả ngày nên nhu cầu về nguồn năng lượng cũng cần được tăng cả về số lượng và chất lượng.
I. Nhu cầu dinh dưỡng đối với trẻ 2 tuổi
Nhu cầu năng lượng ở lứa tuổi này là 110 Kcal/kg cân nặng, ước chừng trẻ nặng khoảng 9 – 13kg do đó năng lượng cung cấp là 900 – 1300 Kcal. Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng nên là: đạm 15%, béo 20%, đường bột 65%.
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, bé 2 tuổi tốt nhất nên ăn 5 bữa/ngày. Trong đó bao gồm 3 bữa ăn chính và 2 bữa ăn phụ.
Giai đoạn này trẻ đã mọc đủ 20 chiếc răng sữa, vì thế các bé có thể dễ dàng nhai thức ăn, ăn đa dạng các loại thực phẩm hơn so với lúc nhỏ khi răng chưa mọc hết.
Vì vậy hãy cho bé ăn cơm nát thường xuyên 2 bữa/ngày thay vì chỉ ăn cháo và uống sữa. Các loại thực phẩm trong bữa ăn cũng cần đa dạng bao gồm thịt, cá, tôm, cua, trứng, đậu, rau xanh, hoa quả... Mỗi ngày bé cần uống 500 - 600ml sữa, bao gồm cả sữa (có thể sữa tươi, sữa công thức), sữa chua và các chế phẩm từ sữa.
II. Lưu ý bổ sung thêm một số chất cho trẻ 2 tuổi.
Đối với những bé có chế độ ăn không đa dạng và thiếu cân bằng thì việc bổ sung thêm vitamin là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, với những trẻ ít ăn thịt, ngũ cốc tăng cường chất sắt hay các loại rau giàu sắt thì việc bổ sung sắt là rất quan trọng. Việc tiêu thụ một lượng lớn sữa mỗi ngày cũng có thể cản trở sự hấp thu sắt thích hợp, do đó làm tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
Bé nên uống 16 ounces (480 mL) sữa ít béo hoặc không béo mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cung cấp hầu hết lượng canxi mà trẻ cần cho sự phát triển của xương mà vẫn không cản trở sự thèm ăn của trẻ đối với các loại thực phẩm khác, đặc biệt là những loại cung cấp chất sắt.
Theo học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị trẻ em nên uống sữa nguyên chất cho đến khi hai tuổi tuổi, trừ khi có lý do để chuyển em bé sang sữa ít béo sớm hơn. Sữa nguyên chất chứa khoảng 4% chất béo sữa. Nó có thể giúp bé chuyển dần từ sữa nguyên chất sang sữa ít béo hơn. Do đó, nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên rằng trẻ nên giảm sữa (2%) trong vài tuần trước khi chuyển sang sữa ít béo (1%) hoặc không béo (tách kem).
Theo báo cáo lâm sàng của AAP, trẻ dưới 12 tháng cần 400 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày, trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên cần 600 IU mỗi ngày. Lượng vitamin D này có thể ngăn ngừa bệnh còi xương. Tình trạng bệnh còi xương được đặc trưng bởi sự mềm và yếu của xương. Hãy đưa bé đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để biết bé có thiếu vitamin D hay không và bổ sung vitamin D cho bé một cách hợp lý nhất.
III. Một số gợi ý thực đơn cho trẻ 2 tuổi
Thứ 2:
Bữa sáng (6g30 - 7g30): Ăn sáng súp cua trứng cút
Bữa phụ sáng (9g): Uống sữa
Bữa trưa (11g - 11g30): Cơm mềm, canh đậu hũ cà chua, cá kho thơm, chuối
Phụ xế (14g00 - 14g30): Uống sữa, bánh flan
Chiều (17g00 - 17g30): Cơm mềm, canh rau dền tôm, thịt trứng chưng nấm rơm, sa bô chê
Tối (20g00 - 20g30): Uống sữa
Thứ 3:
Bữa sáng (6g30 - 7g30): Phở bò, bánh su kem
Bữa phụ sáng (9g): Uống sữa
Bữa trưa (11g - 11g30): Cơm mềm canh cải bó xôi thịt băm, tôm thịt sốt cà, đu đủ
Phụ xế (14g00 - 14g30): Uống sữa, Yaourt
Chiều (17g00 - 17g30): Cơm mềm, canh mướp, nấm rơm gan gà, thịt gà kho nấm, nho
Tối (20g00 - 20g30): Uống sữa
Thứ 4:
Bữa sáng (6g30 - 7g30): Xôi đậu xanh, nước cam
Bữa phụ sáng (9g): Uống sữa
Bữa trưa (11g - 11g30): Cơm mềm, canh cải thảo, cà rốt tôm, thịt kho trứng, dưa hấu
Phụ xế (14g00 - 14g30): Uống sữa, chè chuối
Chiều (17g00 - 17g30): Cháo thập cẩm, thanh long
Tối (20g00 - 20g30): Uống sữa
Thứ 5:
Bữa sáng (6g30 - 7g30): Bánh cuốn, nho
Bữa phụ sáng (9g): Uống sữa
Bữa trưa (11g - 11g30): Cơm mềm, canh bông cải xanh, cà rốt nấu sườn, mực dồn thịt chiên, sinh tố mãng cầu
Phụ xế (14g00 - 14g30): Uống sữa, đậu hũ nước đường
Chiều (17g00 - 17g30): Cơm mềm, canh cải xoong thịt băm, xíu mại, vú sữa
Tối (20g00 - 20g30): Uống sữa
Thứ 6:
Bữa sáng (6g30 - 7g30): Cháo thịt gan, yaourt
Bữa phụ sáng (9g): Uống sữa
Bữa trưa (11g - 11g30): Cơm mềm, canh chua thơm cá, cá muối chiên, dưa lê
Phụ xế (14g00 - 14g30): Uống sữa, bánh bông lan
Chiều (17g00 - 17g30): Cơm mềm, canh khoai mỡ tép, bò kho, đu đủ
Tối (20g00 - 20g30): Uống sữa
Thứ 7:
Bữa sáng (6g30 - 7g30): Súp bắp, bánh flan
Bữa phụ sáng (9g): Uống sữa
Bữa trưa (11g - 11g30): Bún mọc, bơ xay
Phụ xế (14g00 - 14g30): Uống sữa, chè đậu xanh
Chiều (17g00 - 17g30): Cơm mềm, canh bí đỏ thịt, thịt gà ram, quýt
Tối (20g00 - 20g30): Uống sữa
Chủ Nhật:
Bữa sáng (6g30 - 7g30): Hoành thánh, chuối
Bữa phụ sáng (9g): Uống sữa
Bữa trưa (11g - 11g30): Cà ri cá - bánh mì, nước thơm
Phụ xế (14g00 - 14g30): Uống sữa, dưa gang đường
Chiều (17g00 - 17g30): Cơm mềm, canh cải ngọt thịt băm, sườn xào chua ngọt, trái hồng
Tối (20g00 - 20g30): Uống sữa
I. Nhu cầu dinh dưỡng đối với trẻ 2 tuổi
Nhu cầu năng lượng ở lứa tuổi này là 110 Kcal/kg cân nặng, ước chừng trẻ nặng khoảng 9 – 13kg do đó năng lượng cung cấp là 900 – 1300 Kcal. Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng nên là: đạm 15%, béo 20%, đường bột 65%.
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, bé 2 tuổi tốt nhất nên ăn 5 bữa/ngày. Trong đó bao gồm 3 bữa ăn chính và 2 bữa ăn phụ.
Giai đoạn này trẻ đã mọc đủ 20 chiếc răng sữa, vì thế các bé có thể dễ dàng nhai thức ăn, ăn đa dạng các loại thực phẩm hơn so với lúc nhỏ khi răng chưa mọc hết.
Vì vậy hãy cho bé ăn cơm nát thường xuyên 2 bữa/ngày thay vì chỉ ăn cháo và uống sữa. Các loại thực phẩm trong bữa ăn cũng cần đa dạng bao gồm thịt, cá, tôm, cua, trứng, đậu, rau xanh, hoa quả... Mỗi ngày bé cần uống 500 - 600ml sữa, bao gồm cả sữa (có thể sữa tươi, sữa công thức), sữa chua và các chế phẩm từ sữa.
II. Lưu ý bổ sung thêm một số chất cho trẻ 2 tuổi.
Đối với những bé có chế độ ăn không đa dạng và thiếu cân bằng thì việc bổ sung thêm vitamin là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, với những trẻ ít ăn thịt, ngũ cốc tăng cường chất sắt hay các loại rau giàu sắt thì việc bổ sung sắt là rất quan trọng. Việc tiêu thụ một lượng lớn sữa mỗi ngày cũng có thể cản trở sự hấp thu sắt thích hợp, do đó làm tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
Bé nên uống 16 ounces (480 mL) sữa ít béo hoặc không béo mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cung cấp hầu hết lượng canxi mà trẻ cần cho sự phát triển của xương mà vẫn không cản trở sự thèm ăn của trẻ đối với các loại thực phẩm khác, đặc biệt là những loại cung cấp chất sắt.
Theo học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị trẻ em nên uống sữa nguyên chất cho đến khi hai tuổi tuổi, trừ khi có lý do để chuyển em bé sang sữa ít béo sớm hơn. Sữa nguyên chất chứa khoảng 4% chất béo sữa. Nó có thể giúp bé chuyển dần từ sữa nguyên chất sang sữa ít béo hơn. Do đó, nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên rằng trẻ nên giảm sữa (2%) trong vài tuần trước khi chuyển sang sữa ít béo (1%) hoặc không béo (tách kem).
Theo báo cáo lâm sàng của AAP, trẻ dưới 12 tháng cần 400 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày, trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên cần 600 IU mỗi ngày. Lượng vitamin D này có thể ngăn ngừa bệnh còi xương. Tình trạng bệnh còi xương được đặc trưng bởi sự mềm và yếu của xương. Hãy đưa bé đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để biết bé có thiếu vitamin D hay không và bổ sung vitamin D cho bé một cách hợp lý nhất.
III. Một số gợi ý thực đơn cho trẻ 2 tuổi
Thứ 2:
Bữa sáng (6g30 - 7g30): Ăn sáng súp cua trứng cút
Bữa phụ sáng (9g): Uống sữa
Bữa trưa (11g - 11g30): Cơm mềm, canh đậu hũ cà chua, cá kho thơm, chuối
Phụ xế (14g00 - 14g30): Uống sữa, bánh flan
Chiều (17g00 - 17g30): Cơm mềm, canh rau dền tôm, thịt trứng chưng nấm rơm, sa bô chê
Tối (20g00 - 20g30): Uống sữa
Thứ 3:
Bữa sáng (6g30 - 7g30): Phở bò, bánh su kem
Bữa phụ sáng (9g): Uống sữa
Bữa trưa (11g - 11g30): Cơm mềm canh cải bó xôi thịt băm, tôm thịt sốt cà, đu đủ
Phụ xế (14g00 - 14g30): Uống sữa, Yaourt
Chiều (17g00 - 17g30): Cơm mềm, canh mướp, nấm rơm gan gà, thịt gà kho nấm, nho
Tối (20g00 - 20g30): Uống sữa
Thứ 4:
Bữa sáng (6g30 - 7g30): Xôi đậu xanh, nước cam
Bữa phụ sáng (9g): Uống sữa
Bữa trưa (11g - 11g30): Cơm mềm, canh cải thảo, cà rốt tôm, thịt kho trứng, dưa hấu
Phụ xế (14g00 - 14g30): Uống sữa, chè chuối
Chiều (17g00 - 17g30): Cháo thập cẩm, thanh long
Tối (20g00 - 20g30): Uống sữa
Thứ 5:
Bữa sáng (6g30 - 7g30): Bánh cuốn, nho
Bữa phụ sáng (9g): Uống sữa
Bữa trưa (11g - 11g30): Cơm mềm, canh bông cải xanh, cà rốt nấu sườn, mực dồn thịt chiên, sinh tố mãng cầu
Phụ xế (14g00 - 14g30): Uống sữa, đậu hũ nước đường
Chiều (17g00 - 17g30): Cơm mềm, canh cải xoong thịt băm, xíu mại, vú sữa
Tối (20g00 - 20g30): Uống sữa
Thứ 6:
Bữa sáng (6g30 - 7g30): Cháo thịt gan, yaourt
Bữa phụ sáng (9g): Uống sữa
Bữa trưa (11g - 11g30): Cơm mềm, canh chua thơm cá, cá muối chiên, dưa lê
Phụ xế (14g00 - 14g30): Uống sữa, bánh bông lan
Chiều (17g00 - 17g30): Cơm mềm, canh khoai mỡ tép, bò kho, đu đủ
Tối (20g00 - 20g30): Uống sữa
Thứ 7:
Bữa sáng (6g30 - 7g30): Súp bắp, bánh flan
Bữa phụ sáng (9g): Uống sữa
Bữa trưa (11g - 11g30): Bún mọc, bơ xay
Phụ xế (14g00 - 14g30): Uống sữa, chè đậu xanh
Chiều (17g00 - 17g30): Cơm mềm, canh bí đỏ thịt, thịt gà ram, quýt
Tối (20g00 - 20g30): Uống sữa
Chủ Nhật:
Bữa sáng (6g30 - 7g30): Hoành thánh, chuối
Bữa phụ sáng (9g): Uống sữa
Bữa trưa (11g - 11g30): Cà ri cá - bánh mì, nước thơm
Phụ xế (14g00 - 14g30): Uống sữa, dưa gang đường
Chiều (17g00 - 17g30): Cơm mềm, canh cải ngọt thịt băm, sườn xào chua ngọt, trái hồng
Tối (20g00 - 20g30): Uống sữa