Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh Thực hiện ghép xương trong Implant

trunghieu1763

Thành viên cấp 1
Tham gia
6/3/19
Bài viết
112
Thích
2
Điểm
18
Website
nhakhoadinhtienhoang.com
#1
Đối với trường hợp bị mất răng của một số bệnh nhân, cấy ghép Implant là giải pháp giúp tạo ra chân răng giả và hoàn chỉnh một chiếc răng sứ giống như răng thật. Tuy nhiên, có một số trường hợp cụ thể, do bị chấn thương hoặc tùy thuộc vào cơ địa, cần phải được ghép xương trước.
TRƯỜNG HỢP CẦN PHẢI GHÉP XƯƠNG KHI CẤY IMPLANT
Muốn cấy được trụ chân răng nhân tạo vào trong khung xương hàm, thì cần phải có thể tích và mật độ xương phải đảm bảo đủ thì trụ mới đứng vững được trong xương hàm mà không có hiện tượng bị lỏng lẻo, yếu hoặc bị đào thải.
Ghép xương trong Implant
Đối với những trường hợp chỉ mới mất răng, thông thường thì xương hàm sẽ không bị tiêu hõm, cho nên không cần phải ghép thêm xương. Do đó, nếu tình trạng răng của bạn bị mất lâu ngày thì cần phải xác định trước khả năng cần ghép xương trước khi trồng răng.
CÁC KỸ THUẬT GHÉP XƯƠNG TRONG IMPLANT
Hiện tại, ghép xương trong Implant có 3 kỹ thuật, tùy thuộc vào tình trạng xương hàm của khách hàng như thế nào mà các bác sĩ sẽ tư vấn về kỹ thuật mang lại hiệu quả cao nhất.
  • Ghép xương:
Với kỹ thuật này có thể dùng xương tự thân (là xương cằm hay xương góc hàm), nhưng thông thường là sử dụng bột xương nhân tạo. Tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể mà các bác sĩ sẽ quyết định có được cắm trụ Implant và cấy xương cùng một lúc được không hay là phải đợi một khoảng thời gian là 1 năm cho vùng ghép xương hoàn toàn lành và ổn định thì mới cắm trụ được.
Ghép xương
  • Nâng xoang:
Đối với trường hợp xương hàm thấp và gần với nền xoang hàm thì các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để nâng xoang để tăng chiều cao của xương hàm rồi mới cấy Implant. Nâng xoang thì có 2 kỹ thuật được thực hiện để tăng chiều cao của xương.
  • Phương pháp mở: Đây là phương pháp mổ dọc theo đáy hành lang (ngách tiền đình) ở vị trí răng tiền cối trên, rồi tiến hành mở cửa sổ xương, sau đó các bác sĩ sẽ nâng xoang hàm trên lên bằng dụng cụ chuyên biệt và đặt xương vào. Qúa trình cấy ghép Implant có thể được thực hiện sau 1 năm hoặc ngay lập tức từ trên đỉnh của sóng hàm.
  • Phương pháp đóng: Đây là phương pháp nâng xoang hàm trên thông qua lỗ khoan để đặt trụ Implant ngay trên đỉnh sóng hàm và đưa xương vào. Tiếp sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gắn Implant vào đúng vị trí lỗ khoan. Đối với phương pháp này, bạn chỉ cần thực hiện phẫu thuật 1 lần là có thể vừa nâng xoang vừa cấy Implant, việc chăm sóc sau giai đoạn hậu phẫu cũng tương đối dễ dàng.
  • Cấy xương nâng xoang
Đây là một trong những thủ thuật tương đối khó khi cấy ghép xương trong Implant nha khoa Ngọc Trai. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ thực hiện một lần cho việc cấy xương và cắm Implant. Do đó, sự tiêu xương sau giai đoạn cấy ghép là khó xảy ra. Phương pháp này còn mang lại tính thẩm mỹ cao do sóng hàm giữ được from tròn đều, đặc biệt nướu bên trên không bị thâm và sẫm màu.
 

Đối tác

Top