- Tham gia
- 4/3/19
- Bài viết
- 478
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Đi du học tự túc đòi hỏi bạn và gia đình phải có điều kiện kinh tế nhất định. Dù thế nào đi nữa thì bạn cũng nên biết cách để tiết kiệm chi phí khi du học nước ngoài.
1. Tiền thuê nhà
Tiền thuê nhà ở Mỹ rất đắt, có thể nói đây là chi phí đắt thứ 2 sau tiền học. Tiền thuê một căn nhà (apartment) tại Mỹ rất khác biệt tùy theo địa điểm và khu dân cư. Ngay cả những bang khác nhau thì giá nhà thuê cũng khác nhau. Do đó, trước khi chọn trường, hãy tham khảo thật kỹ giá nhà thuê nếu bạn dự định thuê nhà ở riêng cho thoải mái. Ở ký túc xá cũng vui, nhưng sẽ bị bó buộc về một điều như phải share phòng với người khác, không được nấu ăn trong phòng và tiền thuê ký túc xá cũng không rẻ hơn tiền thuê apartment hay ở host family là bao nhiêu cả. Giá thuê nhà ở Cali và New York là đắt nhất, nếu muốn tìm một giá nhà vừa phải, hãy chọn một số tiểu bang khác như Texas hoặc Colorado.
2. Tiền đi lại
Mua một chiếc xe hơi đồng nghĩa với trả thêm tiền xăng, tiền gas, tiền bảo hiểm, tiền bảo trì xe, tiền thay nhớt, tiền rửa xe và vô số tiền khác. Đấy là chưa kể tiền mua phiếu đậu xe (parking). Nhất là những khu trường học, giá một vé parking có khi lên đến 7$. Do đó, hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định mua xe. Đa phần các trường đều có tuyến xe buýt, hay xe điện ngầm khá tiện lợi. Hãy tận dụng phương tiện giao thông công cộng, vừa đỡ phải tập trung lái xe, vừa thoải mái đọc sách và an toàn.
3. Tiền ăn
Hãy cố gắng tự nấu ăn. Giá thức ăn ở các nhà hàng Mỹ khá đắt, ngay cả những tiệm fastfood như McDonalds, KFC, Tacobell hay Subway. Trung bình một phần ăn là 5$, nhân lên 3 lần là 1 ngày tốn 15$, một tháng sẽ là 450$ (đủ để đóng tiền cả môn học chứ chẳng chơi). Thay vì thế, hãy đi chợ mỗi tuần, mua thịt và rau để trong tủ lạnh, nhân dịp cuối tuần có thời gian thì đem ra tẩm ướp, rồi mỗi ngày trong tuần chỉ cần đem ra xào nấu trong vòng mấy phút là có bữa ăn ngon lành rồi. Tính ra thì tiết kiệm được những 2/3 so với ăn ở ngoài hàng ý. Nhưng lâu lâu cũng tự thưởng cho mình bát phở nóng hay là vài cái đùi gà rán KFC giòn thơm nhé.
4. Tiền sách
Sách ở Mỹ rất đắt so với sách vở ở Việt Nam vì họ bảo vệ bản quyền trí tuệ rất gắt gao. Sách dành cho chương trình học có thể tốn từ 1000-1500$ cho một semester nếu bạn mua toàn sách mới. Do đó, hãy tìm mua sách cũ ngay tại nhà sách trong trường hoặc những nhà sách xung quanh trường. Nếu có thời gian, hãy lên amazon.com, ebay.com hoặc half.com để tìm mua những cuốn sách cần thiết. Để chắc chắn mình mua đúng sách, ngay sau khi đăng ký lớp, hãy email ngay cho professor để hỏi tựa sách. Vừa giúp mình mua sách chính xác và giá rẻ, lại vừa gây ấn tượng được với giáo viên đấy.
5.Tranh thủ đồ hạ giá
Thông thường, những tờ rơi quảng cáo ở Mỹ được nhét vào từng mailbox của từng nhà. Hãy chịu khó theo dõi để biết nơi nào có discount để đến gom hàng chứ, phải không nào? Gì chứ ở Mỹ, discount quần áo cứ gọi là hàng ngày, không hiệu này thì hiệu khác. Có lần, tớ vớ được chiếc áo A&F chỉ có 9$, hay là chiếc quần Levi’s nhìn rất cool với giá chỉ 14.9$. Bình thường có khi tớ phải trả đến 59$ cho chiếc quần ấy đấy!
1. Tiền thuê nhà
Tiền thuê nhà ở Mỹ rất đắt, có thể nói đây là chi phí đắt thứ 2 sau tiền học. Tiền thuê một căn nhà (apartment) tại Mỹ rất khác biệt tùy theo địa điểm và khu dân cư. Ngay cả những bang khác nhau thì giá nhà thuê cũng khác nhau. Do đó, trước khi chọn trường, hãy tham khảo thật kỹ giá nhà thuê nếu bạn dự định thuê nhà ở riêng cho thoải mái. Ở ký túc xá cũng vui, nhưng sẽ bị bó buộc về một điều như phải share phòng với người khác, không được nấu ăn trong phòng và tiền thuê ký túc xá cũng không rẻ hơn tiền thuê apartment hay ở host family là bao nhiêu cả. Giá thuê nhà ở Cali và New York là đắt nhất, nếu muốn tìm một giá nhà vừa phải, hãy chọn một số tiểu bang khác như Texas hoặc Colorado.
2. Tiền đi lại
Mua một chiếc xe hơi đồng nghĩa với trả thêm tiền xăng, tiền gas, tiền bảo hiểm, tiền bảo trì xe, tiền thay nhớt, tiền rửa xe và vô số tiền khác. Đấy là chưa kể tiền mua phiếu đậu xe (parking). Nhất là những khu trường học, giá một vé parking có khi lên đến 7$. Do đó, hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định mua xe. Đa phần các trường đều có tuyến xe buýt, hay xe điện ngầm khá tiện lợi. Hãy tận dụng phương tiện giao thông công cộng, vừa đỡ phải tập trung lái xe, vừa thoải mái đọc sách và an toàn.
3. Tiền ăn
Hãy cố gắng tự nấu ăn. Giá thức ăn ở các nhà hàng Mỹ khá đắt, ngay cả những tiệm fastfood như McDonalds, KFC, Tacobell hay Subway. Trung bình một phần ăn là 5$, nhân lên 3 lần là 1 ngày tốn 15$, một tháng sẽ là 450$ (đủ để đóng tiền cả môn học chứ chẳng chơi). Thay vì thế, hãy đi chợ mỗi tuần, mua thịt và rau để trong tủ lạnh, nhân dịp cuối tuần có thời gian thì đem ra tẩm ướp, rồi mỗi ngày trong tuần chỉ cần đem ra xào nấu trong vòng mấy phút là có bữa ăn ngon lành rồi. Tính ra thì tiết kiệm được những 2/3 so với ăn ở ngoài hàng ý. Nhưng lâu lâu cũng tự thưởng cho mình bát phở nóng hay là vài cái đùi gà rán KFC giòn thơm nhé.
4. Tiền sách
Sách ở Mỹ rất đắt so với sách vở ở Việt Nam vì họ bảo vệ bản quyền trí tuệ rất gắt gao. Sách dành cho chương trình học có thể tốn từ 1000-1500$ cho một semester nếu bạn mua toàn sách mới. Do đó, hãy tìm mua sách cũ ngay tại nhà sách trong trường hoặc những nhà sách xung quanh trường. Nếu có thời gian, hãy lên amazon.com, ebay.com hoặc half.com để tìm mua những cuốn sách cần thiết. Để chắc chắn mình mua đúng sách, ngay sau khi đăng ký lớp, hãy email ngay cho professor để hỏi tựa sách. Vừa giúp mình mua sách chính xác và giá rẻ, lại vừa gây ấn tượng được với giáo viên đấy.
5.Tranh thủ đồ hạ giá
Thông thường, những tờ rơi quảng cáo ở Mỹ được nhét vào từng mailbox của từng nhà. Hãy chịu khó theo dõi để biết nơi nào có discount để đến gom hàng chứ, phải không nào? Gì chứ ở Mỹ, discount quần áo cứ gọi là hàng ngày, không hiệu này thì hiệu khác. Có lần, tớ vớ được chiếc áo A&F chỉ có 9$, hay là chiếc quần Levi’s nhìn rất cool với giá chỉ 14.9$. Bình thường có khi tớ phải trả đến 59$ cho chiếc quần ấy đấy!