Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh Hà Nội TIÊU CHÍ 4C

Tierra Diamond VN

Thành viên cấp 1
Tham gia
13/7/22
Bài viết
16
Thích
0
Điểm
1
#1
TIÊU CHÍ 4C
1. Cut – Giác cắt của kim cương
Giác cắt của kim cương không chỉ đề cập đến hình dạng kim cương mà còn đề cập đến khả năng phản chiếu ánh sáng của kim cương trong mắt người xem. Một viên kim cương được mài cắt với tỷ lệ thích hợp sẽ rực rỡ và lấp lánh hơn. Ngược lại, kim cương được cắt quá nông hoặc quá sâu sẽ bị tối và thiếu sức sống.
Kim cương được cắt đúng tỷ lệ sẽ có đường kính lớn hơn. Chính vì vậy, việc cắt một viên kim cương theo tỷ lệ hoàn hảo không chỉ giúp nó trở nên sáng hơn mà còn giúp nó trông lớn hơn so với những viên kim cương khác có cùng trọng lượng.
Nhiều người thường nghĩ việc cắt mài (Cut) là để thay đổi hình dạng kim cương nhưng thật ra giác cắt sẽ tác động chủ yếu đến khả năng phản chiếu ánh sáng trên các giác cắt của kim cương. Một viên kim cương được cắt mài tốt khi có ánh sáng đi vào sẽ có tỷ lệ phản chiếu tối đa vào mắt người xem. Điều này khiến viên kim cương trông lớn hơn so với những viên có cùng kích cỡ. Ngược lại, kim cương được cắt quá nông hoặc quá sâu sẽ bị tối, xỉn màu và thiếu sức sống hơn.
Trong tất cả các đặc tính 4C thì đây là yếu tố khó phân tích và phức tạp nhất về kỹ thuật. Phong cách nghệ thuật và tay nghề tỉ mỉ của thợ thủ công là mấu chốt để tạo nên viên kim cương có tỷ lệ, độ đối xứng và độ bóng chuẩn, phản chiếu được tối đa ánh sáng vào mắt người nhìn.
Kim cương có giác cắt lý tưởng
Kim cương có giác cắt lý tưởng là kim cương dạng hình tròn được cắt theo tỷ lệ hoàn hảo, có độ bóng và độ cân xứng tuyệt vời. GIA (Viện ngọc học Hoa Kỳ) đã phân loại các cấp độ cắt tổng thể cho từng viên kim cương tròn theo các mức độ: Xuất sắc (Excellent), Rất tốt (Very Good), Tốt (Good), Khá (Fair) hoặc Kém (Poor). Một viên kim cương được cắt tốt sẽ có mô hình các giác cắt đồng đều ở các vùng sáng và tối. Khi có ánh sáng trắng chiếu vào kim cương, các giác cắt sẽ phản xạ ánh sáng với nhau, sau đó phản xạ ra bề mặt kim cương thành những tia sáng rực rỡ trong mắt người nhìn.
Kim cương Hearts and Arrows (Trái tim và Mũi tên)
Heart and Arrow (Trái tim và mũi tên) được tạo thành từ kiểu giác cắt hoàn mỹ nhất của kim cương tròn. Bởi từ sự chính xác của các góc và độ đối xứng, sẽ tạo nên những hoa văn trái tim và mũi tên (hearts and arrows) trên viên kim cương. Từ góc nhìn trực diện trên bề mặt kim cương sẽ thấy có những mũi tên hướng ra ngoài, còn các hình trái tim có thể nhìn thấy từ chóp dưới (pavilion) khi úp viên kim cương xuống. Nếu viên kim cương đó chính xác là Hearts and Arrows, các hoa văn này sẽ được nhận ra trong nháy mắt, chứng tỏ kim cương có tính đối xứng quang học hoàn hảo.
Bộ sưu tập kim cương của Tierra đa phần đều đạt Hearts and Arrows, tượng trưng hoàn hảo cho đích đến cuối cùng của tình yêu. Mỗi viên kim cương từ bộ sưu tập này là một kiệt tác trường cửu và tuyệt hảo. Không chỉ mang ý nghĩa về tình yêu, mà Hearts and Arrows còn sở hữu các giác cắt lớn giúp sự phản xạ ánh sáng và tán sắc tốt hơn nên viên kim cương trông sẽ sống động và rực rỡ hơn.
Tại Tierra Diamond, chúng tôi tự hào chỉ giới thiệu những viên kim cương Hearts and Arrows chất lượng nhất. Mỗi viên kim cương chúng tôi bán ra đều được cắt và đánh bóng ở độ phóng đại 100 lần.
Tìm hiểu về độ rực rỡ, độ phân tán và độ tán sắc của kim cương
Kim cương được cắt tốt phải hội tụ đủ 3 yếu tố: độ rực rỡ, độ phân tán, và độ tán sắc. Ánh sáng chiếu vào bề mặt kim cương sẽ phản chiếu vào mặt phẳng lớn nhất đã được đánh bóng hoặc chiếu thẳng vào toàn bộ viên kim cương. Ánh sáng phản chiếu từ viên kim cương được gọi là độ rực rỡ (Brilliance). Độ rực rỡ chính là điều đầu tiên khiến bạn phải chú ý khi nhìn vào một viên kim cương. Đa số mọi người còn cho rằng một viên kim cương có được xem là đẹp hay không hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố này.
Khi ánh sáng truyền qua kim cương, viên kim cương đóng vai trò như một lăng kính, tách ánh sáng thành các tia sáng bảy màu của quang phổ phản xạ ngược vào mắt người gọi là sự phân tán (Fire). Đây là một trong những hiệu ứng kỳ diệu nhất của kim cương. Nó có một loạt màu sắc giống như pháo hoa và bạn có thể thấy nhiều màu sắc như màu vàng, màu xanh và màu tím khi nhìn viên kim cương ở nhiều góc độ khác nhau, gọi là ánh lửa.
Độ tán sắc (Scintillation) là sự lấp lánh khi kim cương thay đổi vị trí tương đối với nguồn sáng. Sự lấp lánh này được tạo thành do các vùng sáng và tối phản chiếu ánh sáng bên trong khi bạn di chuyển qua lại viên kim cương.


Table: Bề mặt lớn nhất của viên kim cương
2. Color – Màu sắc của kim cương
Bạn có biết màu sắc của kim cương (hay thường gọi là nước kim cương) sẽ phản ánh đúng nhất giá trị đích thực của nó. Một viên kim cương tinh khiết về mặt hóa học và có cấu trúc hoàn hảo sẽ không có màu, và rất hiếm có trong tự nhiên, nên nó càng có giá trị cao hơn. Bảng phân loại cấp độ nước kim cương D-Z của GIA đã đưa ra các thông số đo lường độ không màu, bằng cách soi kim cương dưới các chùm sáng trong điều kiện quan sát tại phòng thí nghiệm, để kiểm tra lượng màu của kim cương. Một viên kim cương có càng ít màu thì giá trị của nó càng cao.
Theo thang đo của GIA, các cấp độ nước kim cương chia thành 5 nhóm: Không màu (Colorless), gần như không màu (Near Colorless), Mờ (Faint), vàng sáng (Very Light), ngả vàng (Light). Kim cương có thể mang tất cả các màu của quang phổ nhưng màu chủ yếu mà bạn nhìn thấy là màu vàng do sự xuất hiện của nguyên tố nitơ trong môi trường địa chất.
Thông thường, hai viên kim cương cần được so sánh về màu sắc phải cách nhau ít nhất hai tông màu mới thấy được sự khác biệt. Theo những hình ảnh dưới đây, nếu quan sát viên kim cương từ trên xuống, bạn gần như không thể nhìn thấy bất kỳ màu nào. Nhưng khi quan sát từ bên cạnh sang, một số màu có thể được phát hiện. Tuy nhiên, chỉ khi quan sát từ trên xuống mới chiêm ngưỡng được vẻ đẹp tuyệt hảo của một viên kim cương.
Kim cương không màu (D-F)
Kim cương trong phạm vi không màu là nhóm có độ không màu cao nhất, hiếm nhất và có giá trị nhất trong số tất cả những viên kim cương khác trên thang màu. Kim cương nhóm này sẽ được phân loại theo thứ tự là D - E - F. Bởi đều là 3 nước kim cương không màu nên chỉ bằng mắt thường sẽ không thể phân biệt được đâu là màu D, E và F.
Kim cương loại D hoàn toàn không có vệt màu nào, là loại kim cương được săn đón và tìm kiếm nhiều nhất, bởi chúng được xem là viên kim cương hoàn hảo nhất cho một chiếc nhẫn đính hôn. Kim cương màu E và F đều có những vệt màu rất nhỏ và chỉ có thể được phát hiện trong điều kiện quan sát tại phòng thí nghiệm.

Kim cương gần như không màu (G-J)
Kim cương trong phạm vi gần như không màu bao gồm loại G - H - I - J, chứa các vệt màu bên trong và chỉ được phát hiện khi quan sát viên kim cương úp xuống trong phòng thí nghiệm. Một viên kim cương loại G sẽ có màu gần giống với loại không màu D-E-F (nhóm Colorless). Kim cương thuộc nhóm H, I, J sẽ có lượng màu sắc nhỉnh hơn theo cấp độ. Tuy không giá trị bằng nhóm Colorless nhưng Near Colorless cũng là lựa chọn phổ biến cho nhẫn đính hôn vì giá thành phải chăng hơn.

Kim cương màu hơi vàng (K-M)
Kim cương thuộc nhóm Mờ (Faint) gồm K - L - M, có thể được nhận thấy bằng mắt thường khi lật úp viên kim cương xuống. Đặc biệt, bạn có thể thấy rõ sự khác biệt về độ không màu khi so sánh kim cương nhóm Faint với kim cương nhóm Colorless và Near Colorless. Kim cương loại L và M nếu quan sát kĩ trong hầu hết các điều kiện ánh sáng cũng sẽ thấy có màu hơi vàng. Tuy nhiên đối với những người không quá nhạy cảm với màu sắc thì đây là một lựa chọn tuyệt vời. Nhiều người thậm chí còn xem đây là màu kim cương yêu thích của mình.

Mặc dù màu chủ yếu nhất trong kim cương là màu vàng, nhưng việc một viên kim cương có màu nâu cũng không phải là hiếm. Nguyên nhân là do sự dị dạng về cấu trúc thường xuyên kết hợp với tạp chất như nitơ khiến các hạt nhỏ bên trong viên kim cương bị chuyển màu.
 

Đối tác

Top