Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Tiêu chuẩn iso 45001 và chứng nhận iso 45001

Chu Ngoc Anh

Thành viên cấp 1
Tham gia
2/7/20
Bài viết
77
Thích
0
Điểm
6
#1
Tiêu chuẩn ISO 45001 và các doanh nghiệp trên toàn thế giới
Một doanh nghiệp được cho là "tốt" không chỉ dừng lại ở việc là có mức lương cao. Mà còn cung cấp được một môi trường làm việc chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho cán bộ, công nhân viên ở đó. Điều này sẽ giúp cho toàn bộ nhân viên có thêm động lực làm việc và cải thiện đời sống vật chất tinh thần của mình hơn. Chính vì thế, rất nhiều doanh nghiệp đã và đang triển khai thực hiện hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001 được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành và phát triển.
https://isocert.org.vn/tieu-chuan-iso-45001-pdf

Tiêu chuẩn ISO 45001 và các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

1. Điểm mới của tiêu chuẩn ISO 45001
Với tiêu chuẩn ISO 45001 này, các doanh nghiệp, tổ chức sẽ phải cân nhắc nhiều hơn các vấn đề liên quan đến sức khỏe an toàn nghề nghiệp và xem xét, đánh giá lại những gì mà người lao động, xã hội mong đợi gì vào doanh nghiệp đối với vấn đề trên.

Phạm vi áp dụng: Là tiêu chuẩn quốc tế, phổ biến và được công nhận, áp dụng rộng rãi trên 165 nước đều là thành viên của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa.

Cấu trúc của tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn ISO 45001 được xây dựng dựa trên hệ thống cấu trúc tiêu chuẩn ISO cao, chặt chẽ. Hay còn gọi là HLS - ISO High Level Structure nó được áp dụng cho tất cả tiêu chuẩn ISO. Tương tự các tiêu chuẩn trước đó như ISO 9001 về quản lý chất lượng và ISO 14001 về quản lý môi trường. Tiêu chuẩn ISO 45001 cũng chú trọng đến cấu trúc tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn ISO 45001 sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể chứng nhận tích hợp với các tiêu chuẩn khác trong hệ thống quản lý.

Xác định bối cảnh tổ chức: Tiêu chuẩn ISO 45001 yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức xác định rõ bối cảnh bên ngoài và bên trong của mình. Đây là một trong những yêu cầu mới, tiến bộ hơn trước. Bên cạnh đó, ISO 45001 cũng xem xét đến các quy trình mà doanh nghiệp thuê ngoài hay cũng như những người không được tuyển dụng chính thức hay làm việc thường xuyên tại doanh nghiệp nhưng vẫn thuộc trách nhiệm quản lý của doanh nghiệp đó. Nhằm để đảm bảo doanh nghiệp có thể nhận thức được tình trạng thực tại của mình. Từ đó sẽ thiết lập được một hệ thống phù hợp ngay từ đầu.

Xác định rõ nhu cầu và mong đợi của người lao động: ISO 45001 tập trung vào nhu cầu, mong đợi của người lao động. Có sự tham gia đầy đủ của người lao động khi bắt đầu hoạch định hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Điều này với mục đích nhằm xác định chính xác nhu cầu từ người lao động. Ngoài ra, nó còn thiết lập biện pháp quản lý, kiểm soát thiết thực và hiệu quả.

Sự tham gia và tham vấn của người lao động: Tiêu chuẩn ISO 45001 có nêu rõ về yêu cầu cần có sự tham gia, tham vấn của người lao động. Tiêu chí này cần được thực hiện ngay từ đầu khi hoạch định các biện pháp thực thi, kiểm soát, đo lường và theo dõi hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp.

Tiêu chuẩn ISO 45001 và các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Quản lý cơ hội và rủi ro: ISO 45001 đưa ra các yêu cầu về nhận diện cơ hội, rủi ro cũng như hoạch định quá trình nhằm hạn chế rủi ro phát sinh, tận dụng được hết những cơ hội. Doanh nghiệp cần phải xem xét, xác định trước khi cần thực hiện hành động để giải quyết bất kỳ cơ hội hay rủi ro nào. Điều này, có thể tác động (tích cực hoặc tiêu cực) đến các mục tiêu về đảm bảo an toàn sức khỏe nghề nghiệp đã được thiết lập trước đó.

Sự cam kết của ban lãnh đạo: ISO 45001 đã nhấn mạnh hơn vào sự tích cực tham gia và cần phải chịu trách nhiệm về tính hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của ban lãnh đạo cao nhất trong tổ chức đó.

2. Chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 45001 phù hợp với loại hình doanh nghiệp nào?
Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp/tổ chức nào trên thế giới. Với bất kể quy mô lớn hay nhỏ, loại hình hoạt động, địa điểm ở đâu, lĩnh vực nào. Bất kể tổ chức đó là các công ty, doanh nghiệp nhỏ, tập đoàn,, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức từ thiện hay là tổ chức của chính phủ, tổ chức đào tạo, trường học,...

Tiêu chuẩn ISO 45001 và các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Miễn là tổ chức đó có người làm việc hoặc những người có thể bị ảnh hưởng bởi những hoạt động khi làm việc của tổ chức. Đồng thời, doanh nghiệp có mong muốn giảm thiểu những rủi ro liên quan đến sức khỏe an toàn nghề nghiệp cho người lao động, nhân viên, khách đến thăm cũng như nhà cung ứng, cung cấp dịch vụ,... thì hãy tiến hành chứng nhận hệ thống quản lý sức khỏe an toàn nghề nghiệp tại Tổ chức đánh giá và cấp chứng nhận ISOCERT của chúng tôi cho doanh nghiệp của mình!

3. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 45001 sẽ mang đến những lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Mục đích của chứng nhận hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001 là giảm thiểu được những mối nguy hại, rủi ro gây ra những tổn thương và bệnh tật ở nơi làm việc. Thế nhưng, trong phạm vi có thể thì hoàn toàn tránh được những rủi ro ấy. Vì thế, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ những cơ hội để đưa hướng phát triển chiến lược của mình phù hợp với hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Ngoài ra, giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001 cũng nhấn mạnh trách nhiệm của ban lãnh đạo. Từ đó, mở rộng qua phạm vi đào tạo kiến thức và nhận thức của nhân viên.

4. Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 có thay thế được tiêu chuẩn OHSAS 18001 hay không?
Câu trả lời là: Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 đã được xác nhận là sẽ thay thế hoàn toàn cho OHSAS 18001. Với doanh nghiệp đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 thì có thể chuyển đổi hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp sang tiêu chuẩn ISO 45001 dễ dàng. Những doanh nghiệp lựa chọn chuyển đổi chứng nhận sang ISO 45001:2018 sẽ có những sự kế thừa liên quan.

Tiêu chuẩn ISO 45001 và các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

5. Giấy chứng nhận sẽ được chuyển đổi hay cấp như thế nào?
Hiện nay, doanh nghiệp đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 đều có thể chuyển đổi hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp của mình sang tiêu chuẩn 45001. Đây được xem là cơ sở cho việc chứng nhận của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF). Chính vì thế, đối với doanh nghiệp lựa chọn chuyển đổi và đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn OHSAS 18001, mọi thay đổi và đặc điểm cụ thể mà ISO 45001 kế thừa đều có sự liên quan. Theo sự công bố chính thức của tiêu chuẩn, sẽ có thời hạn chuyển tiếp là ba năm để chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 45001. Doanh nghiệp sẽ có thời gian chuyển đổi kể từ ngày công bố tiêu chuẩn cho đến tháng 03 năm 2021.

6. Điều gì đã khiến tiêu chuẩn ISO 45001 khác biệt với các hệ thống quản lý khác?
Tiêu chuẩn ISO 45001 là bộ tiêu chuẩn đạt chuẩn quốc tế và minh bạch về hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Nó có thể áp dụng cho mọi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, với mọi quy mô lớn nhỏ khác nhau. Ngược lại, với những chứng chỉ khác như: Chứng chỉ SCCP (Chứng chỉ về nhà thầu an toàn trong ngành hóa dầu) chỉ có hiệu lực đối với nhà cung cấp dịch vụ trong ngành hóa dầu. Chứng chỉ SCC (Chứng chỉ về nhà thầu phụ an toàn) có hiệu lực đối với nhà thầu phụ trong lĩnh vực chuyên môn. Chứng chỉ SCJP (Chứng chỉ về cho thuê nhân lực đảm bảo an toàn) chỉ có hiệu lực đối với nhà cung cấp dịch vụ quản lý nhân lực. Thế nhưng, cùng với các lĩnh vực chuyên môn hóa ấy, ISO 45001 lại là một giải pháp tổng thể cho công tác quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp đã được chứng nhận ở cấp độ quốc tế.

7. An toàn nghề nghiệp có tầm quan trọng như thế nào trong giai đoạn hiện nay?
Theo một tính toán và thống kê vào năm 2017 của tổ chức Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO. Vào mỗi năm đã có khoảng 2,78 triệu vụ tai nạn gây chết người xảy ra tại nơi làm việc. Điều đó đồng nghĩa với việc mỗi ngày có khoảng gần 7,700 người chết vì các bệnh có liên quan đến công việc. Ngoài ra, vào mỗi năm còn có khoảng 374 triệu thương tích khác và bệnh tật không gây tử vong.

Đã trường hợp dẫn đến hậu quả là người lao động phải nghỉ làm trong một khoảng thời gian dài, ảnh hưởng xấu đến thu nhập cá nhân cũng như thể chất và tinh thần của họ. Điều này đã cho chúng ta thấy rằng một hiện thực rõ nét về nơi làm việc ngày nay. Nơi mà người lao động có thể phải chịu những hậu quả nghiêm trọng do đơn giản chỉ là họ đang "làm việc".

Tiêu chuẩn ISO 45001 và các doanh nghiệp trên toàn thế giới.
 

Đối tác

Top