- Tham gia
- 2/7/20
- Bài viết
- 77
- Thích
- 0
- Điểm
- 6
Chứng nhận VietGAP là tiêu chuẩn áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt cho lĩnh vực trồng trọt.. Nếu quý khách hàng đang sản xuất, sơ chế, hay kinh doanh rau sạch thì hãy tìm hiểu ngay về giấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGap trồng trọt này để có thể đưa sản phẩm của mình ra thị trường với tính cạnh tranh cao nhất.
Tiêu chuẩn VietGAP và VietGAP trồng trọt là gì?
Tiêu chuẩn VietGAP được viết tắt của cụm từ Vietnamese Good Agricultural Practices là tiêu chuẩn dành riêng cho ngành nông nghiệp của Việt Nam. Nó bao gồm tiêu chuẩn, quy phạm quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp như trồng trọt.
Tiêu chuẩn bao gồm những trình tự, nguyên tắc, thủ tục để hướng dẫn các doanh nghiệp hay cá nhân sản xuất, sơ chế, thu hoạch nhằm đảm bảo sản phẩm tạo ra an toàn và đạt chất lượng. Đồng thời, đảm bảo được chế độ phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người dùng, bảo vệ môi trường xung quanh và truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.
Tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt được biên soạn và phát triển dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam như: Luật an toàn thực phẩm, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật tài nguyên đất,... Ngoài ra còn có các hướng dẫn của FAO và tham khảo những quy định tại các tiêu chuẩn như AseanGAP, EurepGAP, GlobalGAP, HACCP.
Ngày 17 tháng 10 năm 2017, Bộ Khoa học và công nghệ đã ban hành Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11892-1:2017 Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt - Phần 1: Trồng trọt. Theo đó, tiêu chuẩn này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày này.
Các căn cứ pháp lý liên quan đến tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt
Một số tiêu chuẩn, thư mục có liên quan mà doanh nghiệp, người nông dân cần tham khảo khi muốn xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt trong quá trình tham gia sản xuất, sơ chế, đóng gói sản phẩm trồng trọt bao gồm:
Chứng nhận VietGAP trồng trọt là hoạt động đánh giá và xác nhận của tổ chức chứng nhận VietGAP do Tổng cục đo lường chất lượng cấp phép hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn VietGAP.
Sau khi áp dụng tiêu chuẩn vào quy trình sản xuất của mình thì các doanh nghiệp, nhà nông tiến hành đăng ký dịch vụ đánh giá chứng nhận. ISOCERT sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành đánh giá. Nếu doanh nghiệp áp dụng phù hợp với những quy định, điều khoản trong tiêu chuẩn này. ISOCERT sẽ cấp cho doanh nghiệp, nhà nông 01 giấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP.
Giấy chứng nhận VietGAP trồng trọt sẽ có hiệu lực tối đa là 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận. Trong 03 năm này, sẽ có những cuộc đánh giá, giám sát thường niên không quá 12 tháng/lần. Do đó, doanh nghiệp hay nhà nông cần chú ý duy trì những quy trình sản xuất, sơ chế hay đóng gói sản phẩm trồng trọt đúng theo yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn TCVN 11892-1:2017 (tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt) để có thể đảm bảo giấy chứng nhận vẫn có giá trị trong thời gian còn hiệu lực.
Trường hợp kinh doanh, cơ sở sản xuất có nhiều địa điểm sản xuất đăng kí đánh giá cùng một thời điểm thì: Giấy chứng nhận VietGAP trồng trọt phải ghi rõ tên sản phẩm, địa chỉ, diện tích nuôi trồng, diện tích sản xuất, dự kiến số lượng hay sản lượng theo từng địa điểm cụ thể.
Trường hợp tại cùng một địa điểm sản xuất có nhiều thành viên khác nhau: Giấy chứng nhận VietGAP trồng trọt phải có danh sách thành viên cụ thể như họ và tên, địa chỉ, tên của sản phẩm, diện tích nuôi trồng, diện tích sản xuất, dự kiến sản lượng kèm theo giấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP.
Mã số chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP: Mã số chứng nhận VietGAP theo hướng dẫn tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc cấp mã số chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP tự động qua Website được thực hiện từ ngày 01/01/2013 theo hướng dẫn của Tổng cục.
(Tài liệu tham khảo thêm: Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT quy định về chứng nhận sản phẩm chăn nuôi, thủy sản được sản xuất phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và Thông tư số 06/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT về chứng nhận sản phẩm trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi được sản xuất phù hợp với quy trình thực hành sản xuất tốt).
Với những thông tin của bài viết mà ISOCRET chia sẻ hi vọng sẽ giúp quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về khái niệm và giấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, có những cái nhìn đúng đắn hơn cũng như đưa ra những lựa chọn phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Tiêu chuẩn VietGAP và VietGAP trồng trọt là gì?
Tiêu chuẩn VietGAP được viết tắt của cụm từ Vietnamese Good Agricultural Practices là tiêu chuẩn dành riêng cho ngành nông nghiệp của Việt Nam. Nó bao gồm tiêu chuẩn, quy phạm quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp như trồng trọt.
Tiêu chuẩn bao gồm những trình tự, nguyên tắc, thủ tục để hướng dẫn các doanh nghiệp hay cá nhân sản xuất, sơ chế, thu hoạch nhằm đảm bảo sản phẩm tạo ra an toàn và đạt chất lượng. Đồng thời, đảm bảo được chế độ phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người dùng, bảo vệ môi trường xung quanh và truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.
Tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt được biên soạn và phát triển dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam như: Luật an toàn thực phẩm, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật tài nguyên đất,... Ngoài ra còn có các hướng dẫn của FAO và tham khảo những quy định tại các tiêu chuẩn như AseanGAP, EurepGAP, GlobalGAP, HACCP.
Ngày 17 tháng 10 năm 2017, Bộ Khoa học và công nghệ đã ban hành Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11892-1:2017 Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt - Phần 1: Trồng trọt. Theo đó, tiêu chuẩn này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày này.
Các căn cứ pháp lý liên quan đến tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt
Một số tiêu chuẩn, thư mục có liên quan mà doanh nghiệp, người nông dân cần tham khảo khi muốn xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt trong quá trình tham gia sản xuất, sơ chế, đóng gói sản phẩm trồng trọt bao gồm:
- Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cây lúa (Ban hành kèm theo Quyết định 2998/QĐ-BNN-TT vào ngày 09/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cây cà phê (Ban hành kèm theo Quyết định 2999/QĐ-BNN-TT vào ngày 09/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cây rau quả tươi an toàn tại Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN vào ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cây chè búp tươi an toàn tại Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 1121/QĐ-BNN-KHCN vào ngày 14/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Chứng nhận VietGAP trồng trọt là hoạt động đánh giá và xác nhận của tổ chức chứng nhận VietGAP do Tổng cục đo lường chất lượng cấp phép hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn VietGAP.
Sau khi áp dụng tiêu chuẩn vào quy trình sản xuất của mình thì các doanh nghiệp, nhà nông tiến hành đăng ký dịch vụ đánh giá chứng nhận. ISOCERT sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành đánh giá. Nếu doanh nghiệp áp dụng phù hợp với những quy định, điều khoản trong tiêu chuẩn này. ISOCERT sẽ cấp cho doanh nghiệp, nhà nông 01 giấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP.
Giấy chứng nhận VietGAP trồng trọt sẽ có hiệu lực tối đa là 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận. Trong 03 năm này, sẽ có những cuộc đánh giá, giám sát thường niên không quá 12 tháng/lần. Do đó, doanh nghiệp hay nhà nông cần chú ý duy trì những quy trình sản xuất, sơ chế hay đóng gói sản phẩm trồng trọt đúng theo yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn TCVN 11892-1:2017 (tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt) để có thể đảm bảo giấy chứng nhận vẫn có giá trị trong thời gian còn hiệu lực.
Trường hợp kinh doanh, cơ sở sản xuất có nhiều địa điểm sản xuất đăng kí đánh giá cùng một thời điểm thì: Giấy chứng nhận VietGAP trồng trọt phải ghi rõ tên sản phẩm, địa chỉ, diện tích nuôi trồng, diện tích sản xuất, dự kiến số lượng hay sản lượng theo từng địa điểm cụ thể.
Trường hợp tại cùng một địa điểm sản xuất có nhiều thành viên khác nhau: Giấy chứng nhận VietGAP trồng trọt phải có danh sách thành viên cụ thể như họ và tên, địa chỉ, tên của sản phẩm, diện tích nuôi trồng, diện tích sản xuất, dự kiến sản lượng kèm theo giấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP.
Mã số chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP: Mã số chứng nhận VietGAP theo hướng dẫn tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc cấp mã số chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP tự động qua Website được thực hiện từ ngày 01/01/2013 theo hướng dẫn của Tổng cục.
(Tài liệu tham khảo thêm: Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT quy định về chứng nhận sản phẩm chăn nuôi, thủy sản được sản xuất phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và Thông tư số 06/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT về chứng nhận sản phẩm trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi được sản xuất phù hợp với quy trình thực hành sản xuất tốt).
Với những thông tin của bài viết mà ISOCRET chia sẻ hi vọng sẽ giúp quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về khái niệm và giấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, có những cái nhìn đúng đắn hơn cũng như đưa ra những lựa chọn phù hợp với doanh nghiệp của mình.