Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Tìm đến đơn vị phân phối sỉ rượu nếp với nhiều ưu đãi hấp dẫn khách hàng

HanBui

Thành viên cấp 1
Tham gia
10/8/22
Bài viết
67
Thích
0
Điểm
6
#1
Rượu thuốc hay rượu dân tộc là tên gọi chỉ các loại rượu ngâm rất phổ biến trong hệ thống đồ uống của ẩm thực Việt Nam truyền thống. Từ đó, dẫn truyền thuốc vào đúng những nơi đang gặp vấn đề trong ngũ tạng để khôi phục khí huyết, đã thông kinh mạch và mang đến tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Bạn có thể dùng rượu để ngâm hoặc tẩm với các vị thuốc khác, từ đó hỗ trợ một số chứng bệnh, tăng cường sức khỏe và sinh lực cho con người.

Mặc dù rượu là một vị thuốc tốt nhưng không thể lạm dụng sử dụng một cách bừa bãi. Bởi trong rượu vẫn chứa những độc tính có thể gây hại cho sức khỏe, bởi vậy nên dùng rượu thuốc đúng liều lượng. Lựa chọn được kho phân phối sỉ rượu nếp và rượu thảo dược uy tín sẽ đảm bảo được tính chất lượng và an toàn khi sử dụng hơn.

Dùng rượu gì cũng có thể ngâm được thảo dược?


Đây là một trong những quan niệm sai lầm khi ngâm rượu. Vì không phải dùng rượu nào cũng có thể ngâm được thảo dược. Thảo dược ngâm rượu thành phần chủ chốt chính là rượu và thảo dược. Do đó khâu chọn loại rượu nào phù hợp để ngâm thảo dược là vô cùng quan trọng. Rượu tốt, rượu đủ nồng độ có thể chiết suất được hoạt chất của thảo dược, ngược lại nếu rượu không tốt sẽ không chiết suất được hoạt chất và không mang đến nhiều giá trị khi sử dụng.

Lý tưởng nhất, thảo dược ngâm rượu cần dùng rượu có nồng độ trên 40 độ trở lên. Bạn nên mua rượu ở các cơ sở uy tín, vì hiện tại trên thị trường xuất hiện nhiều loại rượu tồn dư các chất độc hại, đặc biệt là rượu pha cồn công nghiệp methanol.

Cách sử dụng thảo dược ngâm rượu


Tác dụng chủ yếu của các loại rượu thuốc thường là khu phong hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc và bồi bổ cơ thể. Có nghĩa là làm cho huyết mạch lưu thông thì sẽ đỡ mệt mỏi, giảm đau xương khớp. Tuy nhiên theo các chuyên gia, với một số rượu thảo mộc, người dân cần chú ý chỉ nên dùng với liều lượng rất ít.

Nếu uống với số lượng nhiều sẽ gây nguy hại đến sức khoẻ. Mỗi ngày chỉ nên uống các loại rượu thuốc tối đa 20-50ml, nên uống vào buổi tối, không nên uống vào buổi sáng sẽ gây kích thích dạ dày. Ngoài ra đối với những người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh gan thận, đái tháo đường, tuyệt đối không nên sử dụng rượu thuốc với bất kỳ thành phần thảo dược hay động vật gì.

Vậy để nâng cao chất lượng rượu truyền thống trước hết chúng ta cần:


Thứ nhất, chuẩn hóa nguyên liệu, đặc biệt là nguyên liệu để sản xuất bánh men rượu

Bánh men trong sản xuất rượu có vai trò quan trọng. Nó không những ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất của quá trình lên men. Mà còn góp phần tạo hương vị đặc trưng cho từng loại rượu. Tạo nên các sản phẩm rượu độc đáo đã được nhân dân ta lưu truyền đến tận ngày nay. Bánh men dùng cho lên men rượu truyền thống do các gia đình tự sản xuất. Theo kinh nghiệm và bí quyết riêng của mình.

Rượu truyền thống được sản xuất nguyên liệu chính là gạo nếp và bánh men rượu. Có bốn loại bánh men rượu: men thuốc bắc, men thuốc nam, men thuốc tây. Không dùng thuốc bắc hay thuốc nam mà dùng kháng sinh và men bánh lá dân tộc. Vi sinh vật sử dụng trong sản xuất bánh men. Đó là nấm mốc Rhizoppus hoặc Mucor và nấm men Saccharomyces Cereviciae. Các nguyên liệu phụ khác như: nhóm chất điều chỉnh pH. Nhóm chất sát trùng, nhóm chất dinh dưỡng cung cấp cho quá trình lên men.

Trong sản xuất bánh men gạo thuốc bắc chúng ta sử dụng 36 vị thuốc bắc chính. Như đại hồi, tiểu hồi, đinh hương, quế chi, thảo quả, nhục đậu khấu, cam thảo, thăng ma, xuyên khung, tế tân, liên kiều, sa nhân, cát cánh, xuyên khung,... Theo bí quyết, công thức riêng của từng gia đình. Mà các bài thuốc bắc có sự thay đổi theo từng vị khác nhau.

Thứ hai, ủ men với công thức truyền thống


Những công thức này cùng với kĩ thuật ủ men nhiều khi không được truyền cho người ngoài. Nhằm được giữ bí quyết chất lượng rượu của nghệ nhân tạo ra nó. Theo ông Nguyễn Văn Hiệu (2009), mỗi vị thuốc bắc đều chứa nhiều chất khác nhau. Đến nay ngành đông y vẫn chưa xác định hết các chất này. Có thể tạm chia thành 3 nhóm. Nhóm chất có giá trị dinh dưỡng đối với các vi sinh vật gồm: protein, glucid, lipid, vitamin. Chất khoáng và các chất kích thích sinh trưởng.
 

Đối tác

Top