Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Tìm hiểu 5 khó khăn của doanh nghiệp khi quản lý tài sản cố định

sallytran1996

Thành viên cấp 1
Tham gia
14/6/19
Bài viết
87
Thích
0
Điểm
6
#1
Việc quản lý tài sản cố định sẽ giúp doanh nghiệp biết được tài sản đầu tư đã được sử dụng có hiệu quả chưa, có đúng chức năng không, có đạt năng suất mong muốn không? Và cùng từ đó, doanh nghiệp có thể tính toán được bài toán chi phí đầu tư để có sự điều chỉnh cho hợp lý.

Tuy nhiên, việc quản lý tài sản cố định của doanh nghiệp là vấn đề khó khăn, nhất là các doanh nghiệp có quy mô lớn thì điều đó lại càng được thể hiện rõ hơn. Một số lý do phổ biến như sau:
1. Phân loại tài sản cố định chưa thống nhất với tính chất tham gia.



Khó khăn của doanh nghiệp khi quản lý tài sản cố định?

Tài sản cố định của các doanh nghiệp có giá trị lớn, khi đầu tư chắc chắn sẽ dự tính đem đến những lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp lớn thì việc phân loại các loại tài sản cố định không phải là điều dễ dàng.

Một tài sản hữu hình khi đưa vào sử dụng cần tuân thủ các điều kiện kỹ thuật để đảm bảo vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Những, các tài sản cố định không thể hạn chế được những sự ăn mòn của thời gian do nhiều tác động như thời tiết, môi trường… nhưng hầu như doanh nghiệp nào cũng đã bỏ quên đi điều này.

Khi hiểu được điều này thì doanh nghiệp sẽ có những kế hoạch cụ thể thu hồi tài sản cố định sau một thời gian sử dụng để bảo trì, bảo hành – đây chính là cách để doanh nghiệp vừa quản lý vừa sử dụng tài sản một cách tốt nhất.

2. Sử dụng phương pháp khấu hao bất hợp lý

Khâu quản lý tài sản cố định doanh nghiệp là công tác quan trọng, nhất là ở quản lý kế toán. Việc quản lý và sử dụng tốt sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận kinh doanh…, tiết kiệm được nguồn vốn đầu tư tài sản cố định mới. Ngoài ra, đây còn là biện pháp hữu hiệu để có thể khắc phục những tổn thất khi tài sản cố định bị hao mòn.

3. Sai nguyên giá, giá trị hao mòn của tài sản cố định khi định giá

Đây là một một khó khăn cũng là một lỗi do khâu kế toán kê khai khấu trừ thuế nhưng không đủ điều kiện để được khấu trừ. Việc này nhìn thì đơn giản, nhưng sẽ dẫn đến việc định sai giá trị hao mòn, nguyên giá của tài sản cố định ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động, chi phí đầu tư cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
4. Không xác định được sự hao mòn dẫn đến phát sinh chi phí sửa chữa lớn

Việc gia tăng giá trị quyết toán, từ nâng cấp thành sửa chữa tài sản cố định sẽ khiến cho chi phí phải bỏ ra của doanh nghiệp tăng lên. Điều này vừa ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp vừa tạo gánh nặng cho các đơn vị sửa chữa, bảo hành.


Doanh nghiệp cần có kế hoạch chi tiết để quản lý tài sản cố định hiệu quả

5. Quản lý tài sản cố định doanh nghiệp không liên tục khiến cho việc kiểm soát bị nhiễu

Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, khả năng sản xuất, tỷ suất hao phí, sinh lời… là những chỉ tiêu quan trọng trong quá khứ cần được đảm bảo các thông tin liên tục để việc kiểm soát dễ dàng và đưa ra các báo cáo đúng thời điểm.

Trên thực tế, việc đưa ra các quyết định ví dụ sửa chữa, đổi mới thiết bị máy móc, cải tiến dây chuyền sản xuất hoặc năng cấp để tăng năng suất kinh doanh… thì cần có những tiêu chí đó với con số cụ thể từ quá khứ để tiến hành phân tích và đưa ra phương án lựa chọn thích hợp nhất đối với doanh nghiệp.

Trong xã hội mà nền tảng công nghệ 4.0 bùng nổ như hiện nay thì việc tối ưu hóa quy trình trong doanh nghiệp cần được chú trọng nhiều hơn. Vừa tạo điều kiện tiện lợi giúp việc quản lý diễn ra dễ dàng, đơn giản hóa quy trình so với phương pháp truyền thống trước đây. Ngoài ra còn đem lại giá trị lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và tiết kiệm chi phí quản lý. Hãy cùng tìm hiểu về phần mềm quản lý tài sản cho doanh nghiệp tại đây hoặc liên hệ qua số hotline 0913 957 079 để được tư vấn chi tiết.
 

Đối tác

Top