Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Tìm hiểu chi tiết về dòng máy ép kiện thủy lực

Nin Nin

Thành viên cấp 1
Tham gia
29/7/22
Bài viết
418
Thích
0
Điểm
16
#1
Máy ép kiện thủy lực là máy máy ép sử dụng xi lanh thủy lực để tạo ra lực nén, hay còn có thể hiểu là máy sử dụng áp lực tác động lên chất lỏng để nén ép hoặc đè bẹp một vật hay chất liệu nào đó tùy theo nhu cầu của con người.

Cấu tạo máy ép kiện hàng thủy lực
Máy ép kiện hàng thuỷ lực có kích thước lớn với nhiều bộ phận, linh kiện như: Xi lanh chủ động, xi lanh bị động, đầu ép, thân ép, ghim giữ bàn làm việc, cột, kệ giữ bàn làm việc, bàn làm việc, khớp cút nối,…

Cụ thể, máy ép kiện được cấu thành từ 3 bộ phận chính như sau:

  • Hệ thống thủy lực: Bộ phận này có chức năng ép thuỷ lực gồm có 2 xi lanh thủy lực với kích thước khác nhau. Nhờ khả năng tạo ra được áp lực mạnh mà máy giúp con người trong các hoạt động sản xuất mà không phải mất nhiều công sức.
  • Phần khung máy: Cấu thành lên phần khung máy là những loại vật liệu có độ bền cao, chắc chắn, giúp bảo vệ các linh kiện, bộ phận chính của máy một cách an toàn và bền bỉ.
  • Hệ thống điều khiển: Là bộ phận quan trọng nhất của máy ép thủy lực, giúp con người dễ dàng điều khiển ép thuỷ lực theo ý muốn một cách nhuần nhuyễn và trơn tru nhất.
Nguyên lý hoạt động của máy ép thuỷ lực
Nguyên lý tạo ra lực ép chính cho máy được sản xuất theo định luật truyền áp suất trong chất lỏng. Dựa vào nguyên lý của định luật Pascal. Khi áp suất được áp dụng trên các chất lỏng ở một hệ thống kín, thì áp lực trong toàn hệ thống khép kín đó sẽ không đổi.

Các loại máy ép sử dụng xi lanh thủy lực sẽ được trang bị hai chiếc xi lanh dung tích khác nhau. Hai xi lanh này đường ống nối với nhau. Trong từng xi lanh lại có một piston vừa khít. Ở hệ thống này, có một piston hoạt động như một máy bơm với một lực cơ khí khiêm tốn trên diện tích mặt cắt ngang nhỏ. Một piston khác với diện tích lớn hơn tạo ra một lực tương ứng lớn trên toàn bộ diện tích của piston đó.

Điều đó giải thích tại sao máy ép thủy lực lại có áp lực lớn đến như vậy.

Phân loại máy ép kiện thủy lực
Tùy theo cách phân loại mà người ta phân máy ép kiện thủy lực thành nhiều loại khác nhau, dưới đây là 2 loại máy ép kiện chính:

Máy ép kiện thủy lực đứng
Là loại máy phù hợp để ép kiện có công suất nhỏ khoảng 200kg/ 2 phút và nó hoạt động được tối đa là dưới 10 tấn/ngày. Thiết kế làm việc đứng ứng với tên gọi.

Máy ép kiện hàng nằm ngang
Là loại máy có thể hoạt động với công suất lớn. Do đó nó rất phù hợp để sử dụng trong ngành phế liệu, may mặc, giấy, rác thải thành, giúp ép thành kiện gọn gàng, tiện lợi để chuyên chở đi xa. Thiết kế nằm ngang phù hợp với tên gọi.

Ứng dụng của máy ép kiện thủy lực
Máy ép kiện thủy lực hoạt động hiệu quả và có độ chính xác cao, do đó nó được ứng dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp và trong các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Máy ép kiện thủy lực là bộ phận quan trọng trong sản xuất, gia công công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất, cơ khí giúp nén ép vật liệu, phế liệu, sửa chữa, sản xuất linh kiện, cơ khí chế tạo máy, luyện kim, xử lý rác, chế biến nhựa, ép rác, ép hàng hóa thành kiện,...

Lưu ý với thông số lực ép của máy ép thuỷ lực
Các bạn cần chú ý khi nói lực ép bao nhiêu tấn thì cần phải biết lực ép tối đa đó đạt được ở áp suất bao nhiêu. Với các máy đạt lực ép lớn mà áp suất càng nhỏ thì giá trị máy các lớn. Nên ở cùng một lực ép thì giá máy ép thủy lực vẫn có giá trị khác nhau. Ví dụ máy ép thủy lực 10 tấn ở áp suất 14Mpa thông thường sẽ đắt hơn máy ép thủy lực 10 tấn ở áp suất 20Mpa

+ Áp suất: Áp suất này là áp suất tối đa mà máy có thể đạt được mà thiết bị thủy lực vẫn sử dụng an toàn và bình thường. Khi chạy không tải áp suất của máy sẽ thấp chỉ vài atm, áp suất chỉ tăng lên khi xilanh bắt đầu ép, áp suất này gọi là áp suất làm việc của máy. Thông thường với các máy ép thủy lực thông thường, máy ép thủy lực nhỏ áp suất trung bình là <14Mpa.

Ở áp suất này phù hợp với đa số thiết bị thủy lực tại Việt Nam, ở áp suất cao hơn máy vẫn hoạt động được nhưng tuổi thọ của máy không cao. Với các máy ép thủy lực có lực ép lớn thì áp suất khi lực ép đạt lớn nhất thì áp suất có thể lên đến 40Mpa. Việc này sẽ giúp xilanh có kích thước nhỏ hơn, ở áp suất cao tất cả các thiết bị thủy lực phải có chất lượng tốt đủ tiêu chuẩn để chạy ở áp suất cao.

+ Hành trình xilanh: Hành trình xilanh là chiều dài ty xilanh đẩy ra được hay là chiều dài ty xilanh đẩy ra tối đa trừ đi chiều dài ty xilanh lúc thụt về ngắn nhất. Máy ép thủy lực càng có hành trình lớn thì máy càng có giá trị cao.

+ Hành trình máy (khoảng hở của máy): là khoảng cách từ bàn máy đến đầu ty xilanh khi đầu ty xilanh thụt về hết hành trình xilanh

+ Kích thước bàn làm việc: Kích thước bàn làm việc là kích thước rộng, kích thước chiều sâu của bàn làm việc. Kích thước này do bên sử dụng ra yêu cầu cho phù hợp với công việc của mình.

+ Tốc độ ép của xilanh: Tốc độ ép của xilanh được chia ra là 3 loại tốc độ

+ Tốc độ rút lên của xilanh: ty xilanh càng to thì tốc độ rút về của xilanh càng nhanh

+ Tốc độ ép không tải: là tốc tộ của xilanh khi chưa thực hiện vào quá trình ép của vật thể

+ Tốc độ ép có tải: là tốc độ khi xilanh đã bắt đầu chạm vào vật thể. Thông thường khi bắt đầu chạm vào vật thể thì áp suất làm việc sẽ tăng dần đồng thời tốc độ xilanh sẽ giảm xuống. Với một số máy ép thủy lực đặc biệt thì tốc độ ép khi có tải có thể nhanh do yêu cầu của công việc.

Chú ý an toàn khi sử dụng máy ép kiện hàng thủy lực
Máy ép kiện thủy lực là loại máy dùng cho các hoạt động công nghiệp, có kích thước lớn. Do đó, người sử dụng cần chú ý đảm bảo an toàn khi sử dụng, một số lưu ý mà bạn cần nắm được như sau:

  • Để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành, hệ thống các thiết bị điện là rất quan trọng. Bạn cần kiểm tra công tắc, dây dẫn, thiết bị điều khiển,... trước khi cho máy hoạt động.
  • Mỗi loại máy sẽ có những quy định về mức công suất làm việc tối đa khác nhau, tuyệt đối không được để máy hoạt động vượt quá công suất cho phép.
  • Không được đứng gần hay đứng dưới ngay vị trí làm việc của máy, không để nơi đông người và nơi có trẻ con thường xuyên qua lại.
  • Giảm áp suất trong môi trường làm việc, vì áp suất cao có thể sẽ làm cho máy dầu đốt bị nóng, làm ảnh hưởng đến thiết bị và người sử dụng, thậm chí nó còn có thể gây ra cháy nổ.
  • Trong quá trình sử dụng máy ép thuỷ lực nên sử dụng đầy đủ những dụng cụ bảo hộ.
  • Sau khi sử dụng xong, cần hạ các thiết bị điều khiển của máy xuống đất, cần phải làm trước khi làm các công việc khác hay trước khi tháo xi lanh,…
  • Nếu như muốn bảo dưỡng máy thì bạn hãy tắt máy và để cho máy nghỉ khoảng 30 phút. Không nên bảo dưỡng hay sửa chữa khi máy đang hoạt động hoặc vừa mới hoạt động xong.
 

Đối tác

Top