- Tham gia
- 18/1/22
- Bài viết
- 71
- Thích
- 0
- Điểm
- 6
Với sự phát triển của các công nghệ điện tử, việc điều khiển một chiếc ô tô đã trở nên dễ dàng và an toàn hơn rất nhiều. Trong bài viết này, danhgiaXe sẽ giới thiệu đến độc giả hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng Adaptive Cruise Control (ACC), không chỉ hoạt động ở một tốc độ được người lái lựa chọn mà không cần tác động vào chân ga, ACC còn có khả năng giữ khoảng cách với xe phía trước cũng như tự điều chỉnh tốc độ khi phát hiện các vật cản khác.
Xem thêm: Các công nghệ an toàn điện tử phổ biến trên ô tô hiện nay
Sơ lược về chức năng
Về cơ bản, hệ thống kiểm soát hành trình Cruise Control có khả năng giữ xe ở một tốc độ được người lái chọn sẵn mà không cần phải đặt chân lên bàn đạp ga. Khi cần, người lái chỉ việc đạp phanh (hoặc côn) là hệ thống sẽ tự tắt và trả lại quyền điều khiển chân ga cho người lái. Hệ thống này đặc biệt hữu ích trên những chặng đường xa trên cao tốc hoặc xa lộ, giúp người lái giảm mỏi và đau chân khi phải giữ ga trong một khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó, tính năng này cũng giúp người lái đảm bảo xe không đi quá tốc độ cho phép trên xa lộ.
Thành phần cấu tạo và quá trình hoạt động
Về cơ bản, hệ thống kiểm soát hành trình điều khiển tốc độ của xe tương tự như cách của người lái – điều khiển chân ga. Với những xe sử dụng các cơ cấu cơ khí và dây cáp để nối từ bàn đạp ga đến bướm ga, Cruise Control sử dụng thêm một dây cáp nối từ bộ chấp hành điện tử đến bướm ga, qua đó giúp điều khiển độ mở của bướm ga một cách độc lập và tự động so với quá trình điều khiển thủ công của người lái.
Xem thêm: Cách sử dụng hệ thống điều khiển hành trình - Cruise Control
Khi hệ thống được bật, bộ chấp hành di chuyển dây cáp để điều khiển bướm ga nhưng đồng thời cũng di chuyển luôn sợi cáp nối với bàn đạp ga trong xe. Đây là lý do mà bàn đạp ga cũng tự di chuyển lên xuống khi hệ thống hoạt động.
Trong hình trên, bạn có thể thấy một sợi cáp nối bướm ga với bàn đạp, sợi còn lại nối với bộ chấp hành điện tử sử dụng áp suất chân không từ động cơ (tương tự như nguyên lý của bầu trợ lực phanh).
Từ cơ sở này, hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng tiến thêm một bước khi sử dụng các cảm biến, radar phía sau lưới tản nhiệt của xe để xác định tốc độ và khoảng cách của phương tiện phía trước. Từ đó, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh tốc độ của xe để đảm bảo khoảng cách an toàn với xe phía trước.
Cụ thể hơn, khi hệ thống cảm biến phát hiện xe đi trước giảm tốc độ hoặc khi có vật cản khác xuất hiện, hệ thống sẽ giảm ga hoặc thậm chí là phanh để giảm tốc độ của xe (sử dụng bơm từ hệ thống chống bó cứng phanh ABS). Sau khi khoảng cách an toàn đã được đảm bảo hoặc đường trống hơn, hệ thống sẽ tự tăng tốc xe trở lại với giá trị được chọn sẵn.
Với những ưu điểm như vậy nên ACC vừa phù hợp cho những cung đường xa trên quốc lộ, cao tốc, vừa hợp với những khoảng thời gian cao điểm, đông xe khi quá trình lưu thông thay đổi liên tục giữa dừng và chạy. Nói đến vấn đề này, ta cũng có thể chia ACC ra làm hai loại chính là “full range ACC” – hoạt động trên toàn dải tốc độ từ 0 đến trên 100 km/h với giá trên $2000 và “partial ACC” – chỉ hoạt động ở tốc độ khoảng từ 35 – 40km/h với giá rẻ hơn tầm $500 đến $1000.
Xem thêm: Mẹo lái xe tiết kiệm nhiên liệu với Cruise Control
Quá trình sử dụng ACC
Việc sử dụng ACC cũng tương tự như những hệ thống kiểm soát hành trình truyền thống. Người lái cần đưa xe đến tốc độ mong muốn và chọn nút “set” trên vô lăng để kích hoạt hệ thống. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể dùng nút “+/-“ để tinh chỉnh chính xác tốc độ với bước chuyển 1 – 5 km/h. Cuối cùng, người lái cũng cần chọn khoảng cách tối thiểu mong muốn giữa hai xe trước khi ACC can thiệp giảm tốc độ của xe.
Do những ưu điểm của mình, ACC đang ngày càng tích hợp trên nhiều dòng xe. Tuy nhiên, khi về Việt Nam, trang bị này thường bị cắt đi, một phần là do tình hình giao thông khá hỗn loạn ở nước ta có vẻ chưa phát huy được hết công dụng của hệ thống này, một phần cũng là để giảm chi phí từ đó giảm giá thành sản phẩm.
Hy vọng qua bài viết này, danhgiaXe đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích và cơ bản nhất về Adaptive Cruise Control – hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng. Qua đó, giúp bạn có thêm kiến thức và những tiêu chí cần thiết để lựa chọn cho mình chiếc xe ưng ý và phù hợp nhất.
Xem thêm: Kinh nghiệm sử dụng Cruise Control, số D và số S để tiết kệm nhiên liệu cùng Ford EcoSport
Xem thêm: Các công nghệ an toàn điện tử phổ biến trên ô tô hiện nay
Sơ lược về chức năng
Về cơ bản, hệ thống kiểm soát hành trình Cruise Control có khả năng giữ xe ở một tốc độ được người lái chọn sẵn mà không cần phải đặt chân lên bàn đạp ga. Khi cần, người lái chỉ việc đạp phanh (hoặc côn) là hệ thống sẽ tự tắt và trả lại quyền điều khiển chân ga cho người lái. Hệ thống này đặc biệt hữu ích trên những chặng đường xa trên cao tốc hoặc xa lộ, giúp người lái giảm mỏi và đau chân khi phải giữ ga trong một khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó, tính năng này cũng giúp người lái đảm bảo xe không đi quá tốc độ cho phép trên xa lộ.
Xem thêm: Tìm hiểu hệ thống treo khí nén sử dụng trí tuệ nhân tạo của Audi
Tuy nhiên, Cruise Control chỉ phát huy tác dụng trên những xa lộ đường đẹp và trống xe. Khi giao thông trở nên đông đúc, tình hình các phương tiện phía trước phải tăng tốc, giảm tốc liên tục thì hệ thống này không còn nhiều hiệu quả. Từ cơ sở đó, hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng Adaptive Cruise Control được ra đời với khả năng theo dõi tốc độ của xe phía trước, từ đó điều chỉnh tốc độ của phương tiện để đảm bảo được khoảng cách an toàn mà không cần sự can thiệp của người lái.Thành phần cấu tạo và quá trình hoạt động
Về cơ bản, hệ thống kiểm soát hành trình điều khiển tốc độ của xe tương tự như cách của người lái – điều khiển chân ga. Với những xe sử dụng các cơ cấu cơ khí và dây cáp để nối từ bàn đạp ga đến bướm ga, Cruise Control sử dụng thêm một dây cáp nối từ bộ chấp hành điện tử đến bướm ga, qua đó giúp điều khiển độ mở của bướm ga một cách độc lập và tự động so với quá trình điều khiển thủ công của người lái.
Xem thêm: Cách sử dụng hệ thống điều khiển hành trình - Cruise Control
Khi hệ thống được bật, bộ chấp hành di chuyển dây cáp để điều khiển bướm ga nhưng đồng thời cũng di chuyển luôn sợi cáp nối với bàn đạp ga trong xe. Đây là lý do mà bàn đạp ga cũng tự di chuyển lên xuống khi hệ thống hoạt động.
Trong hình trên, bạn có thể thấy một sợi cáp nối bướm ga với bàn đạp, sợi còn lại nối với bộ chấp hành điện tử sử dụng áp suất chân không từ động cơ (tương tự như nguyên lý của bầu trợ lực phanh).
Từ cơ sở này, hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng tiến thêm một bước khi sử dụng các cảm biến, radar phía sau lưới tản nhiệt của xe để xác định tốc độ và khoảng cách của phương tiện phía trước. Từ đó, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh tốc độ của xe để đảm bảo khoảng cách an toàn với xe phía trước.
Cụ thể hơn, khi hệ thống cảm biến phát hiện xe đi trước giảm tốc độ hoặc khi có vật cản khác xuất hiện, hệ thống sẽ giảm ga hoặc thậm chí là phanh để giảm tốc độ của xe (sử dụng bơm từ hệ thống chống bó cứng phanh ABS). Sau khi khoảng cách an toàn đã được đảm bảo hoặc đường trống hơn, hệ thống sẽ tự tăng tốc xe trở lại với giá trị được chọn sẵn.
Xem thêm: Tìm hiểu hệ thống cảnh báo va chạm Pre-Collision System trên ô tô
Ngày nay, hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng thường được tích hợp cùng với hệ thống cảnh báo va chạm, sử dụng chung các cảm biến của hệ thống này để tự giảm tốc độ xe cũng như cảnh báo người lái về khả năng va chạm với xe phía trước.Với những ưu điểm như vậy nên ACC vừa phù hợp cho những cung đường xa trên quốc lộ, cao tốc, vừa hợp với những khoảng thời gian cao điểm, đông xe khi quá trình lưu thông thay đổi liên tục giữa dừng và chạy. Nói đến vấn đề này, ta cũng có thể chia ACC ra làm hai loại chính là “full range ACC” – hoạt động trên toàn dải tốc độ từ 0 đến trên 100 km/h với giá trên $2000 và “partial ACC” – chỉ hoạt động ở tốc độ khoảng từ 35 – 40km/h với giá rẻ hơn tầm $500 đến $1000.
Xem thêm: Mẹo lái xe tiết kiệm nhiên liệu với Cruise Control
Quá trình sử dụng ACC
Việc sử dụng ACC cũng tương tự như những hệ thống kiểm soát hành trình truyền thống. Người lái cần đưa xe đến tốc độ mong muốn và chọn nút “set” trên vô lăng để kích hoạt hệ thống. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể dùng nút “+/-“ để tinh chỉnh chính xác tốc độ với bước chuyển 1 – 5 km/h. Cuối cùng, người lái cũng cần chọn khoảng cách tối thiểu mong muốn giữa hai xe trước khi ACC can thiệp giảm tốc độ của xe.
Do những ưu điểm của mình, ACC đang ngày càng tích hợp trên nhiều dòng xe. Tuy nhiên, khi về Việt Nam, trang bị này thường bị cắt đi, một phần là do tình hình giao thông khá hỗn loạn ở nước ta có vẻ chưa phát huy được hết công dụng của hệ thống này, một phần cũng là để giảm chi phí từ đó giảm giá thành sản phẩm.
Hy vọng qua bài viết này, danhgiaXe đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích và cơ bản nhất về Adaptive Cruise Control – hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng. Qua đó, giúp bạn có thêm kiến thức và những tiêu chí cần thiết để lựa chọn cho mình chiếc xe ưng ý và phù hợp nhất.
Xem thêm: Kinh nghiệm sử dụng Cruise Control, số D và số S để tiết kệm nhiên liệu cùng Ford EcoSport