Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Tìm hiểu STP là gì và nó được ứng dụng thế nào trong marketing

maihan1712

Thành viên cấp 1
Tham gia
9/11/20
Bài viết
53
Thích
0
Điểm
6
Nơi ở
Tp.HCM
Website
vivablast.com
#1
Đối với những marketers thì khái niệm STP là gì hẳn không có gì xa lạ nữa. Tuy nhiên để hiểu được nó một cách kỹ càng và ứng dụng nó thật hiệu quả vào digital marketing chưa chắc ai cũng làm được. Bạn đã nghĩ đến việc ứng dụng mô hình STP thế nào trong marketing chưa?



Chiến lược STP là gì? Mô hình chiến lược này ứng được ứng dụng như thế nào?
Trước khi tìm hiểu về những ứng dụng STP là gì, hãy cùng điểm qua khái niệm của chiến lược này nhé. STP là từ viết tắt của 3 từ tượng trưng cho một quy trình có 3 giai đoạn: Segmentation, Targeting và Positioning. Quy trình này là một quy trình chiến lược marketing cơ bản nhất mà bất kì một doanh nghiệp hay công ty nào cũng cần phải nắm nếu muốn đưa sản phẩm, dịch vụ của mình tiếp cận người dùng.


Hiểu nôm na thì STP là một chuỗi những hoạt động từ phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm trong lòng những đối tượng khách hàng mục tiêu ấy. Nghe qua thì có vẻ đơn giản nhưng thực chất cũng không hẳn. Vì chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ số, nơi Internet cũng như mạng xã hội phát triển, lượng thông tin về các sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng rất nhiều. Tuy nhiên, vì xã hội đang bị “gã khổng lồ” Internet “thao túng” nên nếu hiểu rõ STP là gì và áp dụng nó hợp lý thì đây không phải là nỗi lo của bạn.


Vậy STP được ứng dụng vào marketing như thế nào? Cùng đọc kĩ hơn về 3 bước đã điểm qua ở phần trên nhé:


  • Segmentation (phân khúc thị trường toàn cảnh): Giai đoạn này chia một thị tường lớn thành những phần thị trường nhỏ hơn. Có thể dựa vào 3 tiêu chí dưới đây:
  • Địa lý: khu vực, lãnh thổ, quốc gia,...
  • Nhân khẩu học: độ tuổi, giới tính, tầng lớp xã hội,...
  • Hành vi: đối tượng thường có thói quen sử dụng sản phẩm/ dịch vụ đó như thế nào,...
  • Targeting (lựa chọn khách hàng mục tiêu): Dựa vào 3 tiêu chí đã nêu phần trên, lọc ra những đối tượng khách hàng phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ của công ty hoặc doanh nghiệp của mình.
  • Positioning (định vị sản phẩm): Tiến hành xây dựng những đặc điểm nhận diện thương hiệu, tạo nên sự khác biệt của sản phẩm/ dịch vụ của mình so với đối thủ để tăng nhận diện thương hiệu trong lòng khách hàng.

Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã hiểu STP là gì và nó được ứng dụng cho sản phẩm như thế nào qua 3 bước đơn giản. Đây là một chiến lược khá phổ biến và hiệu quả, chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận nếu bạn hiểu và thực hiện nó đúng đắn.
 

Đối tác

Top