Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Tìm hiểu về hoạt động bảo trì đài phun nước

chutien

Thành viên cấp 1
Tham gia
21/1/19
Bài viết
1,924
Thích
1
Điểm
38
#1
thiet ke dai phun nuoc nghe thuat? bảo trì chúng ra sao? có sự khác biệt gì với những mẫu đài phun nước thông thường Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn và hướng dẫn vận hành và bảo trì đài phun nước như thế nào chuẩn



Đài phun nước nghệ thuật là công trình kiến trúc rất đặc thù, vì thế trước khi bàn giao bất kỳ công trình nào cho khách hàng, công ty Sân vườn á đông luôn hướng dẫn tỉ mỉ cách vận hành, sử dụng và bảo trì đài phun nước để đảm bảo hoạt động, tuổi thọ và thẩm mỹ cho đài phun. thiet ke dai phun nuoc nghe thuat


Chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể và chi tiết hướng dẫn vận hành và bảo trì đài phun nước do công ty Sân vườn á đông thiết kế thi công. Giới thiệu chi tiết nguyên lý hoạt động chính của đài phun nước và hướng dẫn cách sử dụng, vận hành và bảo trì, vệ sinh đài phun. Cách khắc phục một số sự cố cơ bản xảy ra trong quá trình vận hành.

1. Hệ thống Máy bơm chìm đài phun nước



Hệ thống bơm trong các công trình đài phun nước được sử dụng là máy bơm chìm chuyên dụng trục ngang (hoặc trục đứng) đặt trong lòng bể (chìm trong nước). Nguồn nước sử dụng sẽ được lấy ngay trong bể, nước được hút vào máy bơm, sau khi đã được tính toán kỹ về lưu lượng và áp lực, máy bơm sẽ đẩy nước tới các đường ống bằng ống và thông qua các van điều khiển để tới các hệ thống phun tạo hình - đây là một quy trình tuần hoàn nước ngay trong bể. thiet ke dai phun nuoc nghe thuat



Những điều cần biết trước khi lắp bơm:

Cắt gioăng bảo quản tại đường hút và đường đẩy của bơm chìm

Kiểm tra cánh bơm tại buồng bơm, dùng tay quay thử cánh bơm

Kiểm tra 03 cuộn điện của bơm bằng đồng hồ

Kiểm tra thiết bị điều khiển của từng bơm như (MCCB, Contactor, Relay).



=> Chỉ được phép thử bơm khi bơm đó ở dưới nước, nước phải ngập toàn bộ thân bơm.



Khi hoạt động chạy thử thì người sử dụng phải kiểm tra mức nước trong hồ (mức nước trong bể luôn phải cao hơn thân bơm 200mm) nếu không đảm bảo thì bơm chìm không được hoạt động. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì loại bơm chìm không được phép chạy không tải vậy nên người sử dụng phải chú ý điều này khi làm các công tác bảo dưỡng, bảo trì thiết bị đài phun.



2. Hệ thống đầu phun nước nghệ thuật cho đài phun nước



Đây là hệ thống tạo nên giá trị thẩm mỹ cho đài phun nước, có thể tạo ra rất nhiều hiệu ứng phun nước khác nhau tùy vào loại đầu phun nước nghệ thuật như: hiệu ứng phun tia, phun sủi bọt, phun cây thông, phun hình nấm, phun hình đài hoa, phun hình quạt, phun múa... thiet ke dai phun nuoc nghe thuat



Một số lưu ý khi lắp đặt và vận hành vòi phun nước nghệ thuật:

Đầu vòi phải luôn nằm trên mặt nước từ 5-7cm

Dùng các que sắt hoặc nhựa cứng để thông soi các lỗ phun. Không được dùng búa đóng hoặc que sắt to hơn lỗ phun.

Với những vật vướng vào quá chắc hay quá lớn thì mới buộc phải tháo đầu phun ra. Đầu phun được ghép nối với đường ống nên khi tháo thì tháo ở đoạn tiếp xúc với ren.

Đối với hệ thống phun nước: Khi bị tắc thì vòi phun thường không lên nước hoặc tia nước, cột nước bị rác chặn đường ra gây biến dạng hiệu ứng nước. Gặp trường hợp trên thì phải dựng que nhỏ để thông vòi. Nếu không có tác dụng thì phải tháo thân vòi phun lên để kiểm tra.



3. Hệ thống đèn chiếu sáng cho đài phun nước

Thường sử dụng loại đèn Led dưới nước đơn sắc hoặc đổi màu có công suất từ 3W đến 54W, đạt tiêu chuẩn chống nước IP 68, tiết kiệm điện năng. Nhờ có hệ thống đèn Led chiếu sáng mà đài phun nước trở nên lung linh và rực rỡ hơn.

Đèn Led âm nước đổi màu chuyên dụng cho đài phun nước

Một số lưu ý khi vận hành và bảo trì hệ thống đèn Led âm nước:
Kiểm tra biến áp 220V/24VAC 12 tháng/1 lần xem đảm bảo điện áp đầu ra 24VAC
Kiểm tra MCB bảo vệ hệ thống đèn
Vệ sinh mặt đèn 1 tháng/ 1 lần để đảm bảo ánh sáng chiếu.
4. Hệ thống tủ điện điều khiển đài phun nước

Tủ điện điều khiển cho đài phun nước được thiết kế theo tiêu chuẩn IEC76, và tiêu chuẩn TCVN về kỹ thuật điện. Được tính toán phù hợp với khí hậu thời tiết nhiệt đới ẩm thấp. Bên ngoài vỏ tủ được sơn tĩnh điện bảo vệ chống rỉ sét. Tủ được thiết kế theo kiểu bán tự động, dễ sử dụng và vận hành ổn định, mặt tủ phía trước được bố trí các thiết bị hiển thị và thao tác dễ dàng cho việc vận hành và theo dõi. thiet ke dai phun nuoc nghe thuat

Tủ điện có thể sử dụng loại 1 lớp cánh hoặc 2 lớp cánh. Bên trong tủ được bố trí lắp đặt các thiết bị điều khiển và bảo vệ hệ thống. Khi thao tác vận hành cho đài phun nước chỉ cần bật các áptomat MCCB tổng, MCB điều khiển, MCCB của từng bơm và MCB của đèn.

a) Hệ thống thiết bị đóng cắt

Hệ thống thiết bị đóng cắt của tủ bao gồm điều khiển đóng cắt cho hệ thống bơm và đèn. Các thiết bị bơm chuyên dụng được bảo vệ chống quá tải và ngắn mạch, hoặc các sự cố khác qua các Aptomat, khởi động từ và thiết bị chống đảo pha mất pha MX 100. Hệ thống đèn chiếu sáng màu được bảo vệ bằng Aptomat MCB 2P.
Aptomat: là một loại khí cụ điện đóng cắt và bảo vệ chính trong mạch điện hạ áp. Nó được sử dụng để đóng cắt từ xa và tự động cắt mạch điện khi thiết bị điện hoặc đường dây phía sau nó bị ngắn mạch hoặc quá tải.
Contactor: Là một loại thiết bị điện dùng để điều khiển từ xa việc đóng cắt cho các động cơ.
RơLe nhiệt: Là thiết bị bảo vệ cho các máy bơm khi có sự cố quá tải, thường dùng kèm với contactor. Rơle nhiệt không có nhiệm vụ bảo vệ ngắn mạch vì có quán tính nhiệt lớn phải có thời gian để phát nóng.
MX 100: Là thiết bị bảo vệ pha khi các pha gặp một số sự cố như thấp áp (điện áp < 380V), quá áp (điện áp > 400V), mất pha, lệch pha... Thiết bị sẽ nhận biết và cắt mạch điều khiển của tủ điện .
Timer hẹn giờ loại điện tử cho hệ thống bơm và đèn: Là thiết bị hẹn giờ quá trình làm việc (tắt, bật) của hệ thống).

b) Phím chức năng đóng mở bằng tay:

Tùy theo vị trí của công tắc mà đồng hồ ở chế độ luôn đóng vị trí 1 (ON) luôn ngắt vị trí 0 (OFF) hoặc theo chế độ thiết lập ở giữa (ON+OFF).
Rơle trung gian điều khiển: Định thời gian hoạt động của sơ đồ rơle bảo vệ, để chống tác động nhầm lẫn, đảm bảo yêu cầu chọn lọc cho các lại sơ đồ bảo vệ.

c) Phần cơ cấu thiết bị điều khiển

Các thiết bị điều khiển và rơ le định thời được thiết kế theo dạng tối giản, bố trí hợp lý thuận tiện cho vận hành và bảo dưỡng.
Bộ Siemens S7-1200+ Modul mở rộng: được viết phần mềm theo yêu cầu công nghệ và hoạt động theo các nguyên lý lôgic, sự tổ hợp lôgic các rơle đầu ra sẽ cho ta các kiểu phun nước khác nhau theo chu trình lên xuống, ra lệnh chạy, dừng. Nó có chức năng điều khiển các rơle trung gian đóng mở các tiếp điểm trên mạch điều khiển, qua đó tạo ra các kiểu phun khác nhau .
Biến tần điều khiển: Là thiết bị điều khiển tần số động cơ bơm để nhằm tạo hiệu ứng kiểu phun
Rơle trung gian: Là thiết bị đóng cắt các cặp tiếp điểm trung gian khi mạch điều khiển cấp điện điều khiển các chương trình làm việc .
Khóa chuyển mạch 3 vị trí: Là thiết bị gồm công tắc chuyển 3 vị trí khác nhau: 02 vị trí ON( ON ngày và ON đêm) và 01 vị trí OFF.

d) Báo lỗi khi hệ thống gặp sự cố và cách khắc phục

Khi hệ thống gặp sự cố thì toàn bộ hệ thống sẽ dừng hoạt động. Hãy mở tủ và kiểm tra những thiết bị sau:
MX 100 báo lỗi: mất 1 đèn báo ở thiết bị, lúc này điện áp cấp vào tủ có thể cao áp, thấp áp, mất pha, hay lệch pha.

=> Cách khắc phục: Dùng đồng hồ đo điện kiểm tra lại nguồn điện lưới cấp vào tủ điện xem có những lỗi như trên không. Không được vận hành tủ khi nguồn điện lưới cấp vào tủ chưa đạt yêu cầu.

Tắt Aptomat tổng 250A sau đó chờ trong khoảng 2 đến 5 phút rồi bật lại Aptomat tổng lên nếu 2 đèn báo ở thiết bị sáng thì cho hệ thống hoạt động bình thường.

Nếu vẫn bị mất 1 đèn báo ở thiết bị: Tắt Aptomat tổng 250A và đảo pha nguồn cấp vào sau đó bật lại Aptomat tổng 250A đến khi đèn báo đỏ và xanh ở thiết bị sáng hết thì cho hệ thống hoạt động bình thường .
Biến tần báo lỗi: Do quá dòng, quá áp, mất pha, bị kẹt cánh bơm, hoặc tắt mở liên tục khi biến tần đang hoạt động.

=> Cách khắc phục: Kiểm tra lại nguồn điện, dây điện, mối nối dây bơm. Kiểm tra có vật cản( rác, nilon, dây dứa…) quấn vào cánh bơm. Tránh bật tắt liên tục khi biến tần đang hoạt động ( Nếu tắt nguồn phải đợi cho biến tần dừng hẳn sau đó mới bật nguồn lại).
Bộ S7 – 1200 chạy mà van điện từ không hoạt động: Do nguồn điện cấp đến van không đảm bảo( đứt dây, sụt áp), Van bị tắc rác, Van bị hỏng.

=> Cách khắc phục: Khi Bộ lập trình chạy mà van điện từ không mở thì dùng đồng hộ vạn năng kiểm tra nguồn điện từ máy biến áp cấp cho van, hoặc tháo van điện từ xem có vật cản làm tắc van hay không. Kiểm tra mối nối dây cho Van điện từ.
Rơle nhiệt nhảy: Khi Contactor của một bơm nào đó không hút

=> Cách khắc phục : Cho dừng hệ thống và ấn nút reset lại Rơle nhiệt 1 đến 2 lần, nếu thấy rơle nhiệt đó vẫn nhảy thì cho dừng hệ thống, đồng thời cho người kiểm tra buồng bơm và làm sạch rác trong hố bơm và quay lại cánh bơm.

Lưu ý : lỗi này thường gặp do hố bơm bẩn, cánh bơm bị kẹt do rác quấn vào cánh bơm.
Aptomat nhánh: khi thấy một Aptomat nhánh nào đó bị nhảy. Nguyên nhân: do mất pha nhánh hoặc bị ngắn mạch nhánh

=> Cách khắc phục: kiểm tra khởi động từ dưới Aptomat đó xem có bị mất pha hoặc bị ngắn mạch hay không .
Chú ý:

+ Trong quá trình vận hành phải có nhật ký vận hành để lại quá trình hoạt động của hệ thống và các lỗi, sự cố nhỏ ....

+ Thường xuyên vặn các đai ốc trên các thiết bị điện, quan sát và ghi chép lại các chỉ số trên đồng hồ báo vào nhật ký vận hành khi thấy không bình thường ...
 

Đối tác

Top