- Tham gia
- 23/7/24
- Bài viết
- 99
- Thích
- 0
- Điểm
- 6
Kế toán doanh nghiệp sản xuất cơ khí là một lĩnh vực đặc thù và đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng ở cả kinh tế và kỹ thuật. Ngoài nghiệp vụ ngành kế toán, người làm trong ngành này còn cần hiểu rõ về quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Cùng TNUT E-Learning tìm hiểu khái niệm công việc này, vai trò và những thách thức của nó qua bài viết sau!
1. Thế nào là một kế toán doanh nghiệp sản xuất cơ khí
Kế toán doanh nghiệp là bộ phận quan trọng và giữ vai trò thu thập, tiến hành xử lý và viết báo cáo về các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hơn nữa, kế toán còn có nhiệm vụ cung cấp những thông tin tài chính quan trọng cho các bên như người quản lý, cơ quan thuế, cổ động và các đối tác kinh doanh.
Đối với những ngành sản xuất cốt lõi và có quy trình công nghệ phức tạp như cơ khí thì vị trí của một kế toán doanh nghiệp sản xuất cơ khí càng trở nên quan trọng. Kế toán viên trong lĩnh vực cơ khí cần quản lý việc nhập nguyên liệu, linh kiện, bộ phận cần thiết cho sản xuất hoặc lắp đặt. Họ còn phải hạch toán và quản lý chi phí sản xuất, công nợ, lưu chuyển tài chính và quản lý quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Những ghi chép, báo cáo tài chính của họ sẽ là cơ sở để các nhà lãnh đạo có thể đưa ra những kế hoạch gia công và sản xuất hiệu quả. Vì vậy, họ cần phải có kiến thức nền tảng về kỹ thuật cũng như toàn bộ quy trình công nghệ mà nhà máy đang vận hành. Hơn nữa, một kế toán doanh nghiệp sản xuất cơ khí phải có khả năng thích ứng với sự thay đổi và cải tiến công nghệ cũng nhu cầu biến động trên thị trường.
2. Những đặc điểm của công việc kế toán doanh nghiệp sản xuất cơ khí
Là dạng doanh nghiệp có đặc thù quy trình công nghệ phức tạp, công việc của kế toán doanh nghiệp sản xuất cơ khí sẽ đòi hỏi nhiều yếu tố. Những đặc điểm mà bạn cần chú ý trước khi lựa chọn học tập và làm việc trong ngành này gồm:
Trong sản xuất và phân phối, các loại máy móc cơ khí có thể được chia thành các nhóm nhỏ gồm:
Để trở thành một kế toán doanh nghiệp sản xuất cơ khí, bạn cần có kiến thức về quy trình vận hành sản xuất của nhà máy đó. Nhìn chung, có 3 dạng quy trình sản xuất cơ khí chính:
Người làm công việc này cần phải nắm rõ quy trình của nhà máy
Trở thành một kế toán doanh nghiệp sản xuất cơ khí, bạn sẽ đối mặt với những thách thức sau:
Với rất nhiều những yêu cầu và thách thức để làm việc trong ngành, học viên sẽ cần chọn cho mình một cơ sở đào tạo chất lượng, uy tín. Và ngành kinh tế công nghiệp của Đại học Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên (TNUT) trong chương trình đào tạo từ xa sẽ là lựa chọn phù hợp với những bạn theo đuổi ngành này.
TNUT là ngôi trường hiện đang tổ chức chương trình đào tạo hệ đại học từ xa các khối ngành kỹ thuật. Hệ đào tạo từ xa ngành kinh tế công nghiệp của TNUT cam kết đào tạo đầy đủ kiến thức và kỹ năng giúp học viên làm việc phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực kế toán doanh nghiệp sản xuất cơ khí. Đặc biệt, hiện trường đang triển khai hệ thống E-Learning, một công cụ 4.0 thông minh hỗ trợ học viên tối ưu trong quá trình đào tạo tại trường.
Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là với lĩnh vực cơ khí, thì kế toán là công việc không thể thiếu. Nó giúp các nhà lãnh đạo theo dõi thông tin tài chính và đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả. Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ và cạnh tranh gay gắt trong nghề, kế toán viên cần không ngừng học hỏi và hoàn thiện kỹ năng để phát triển trong ngành kế toán doanh nghiệp sản xuất cơ khí.
1. Thế nào là một kế toán doanh nghiệp sản xuất cơ khí
Kế toán doanh nghiệp là bộ phận quan trọng và giữ vai trò thu thập, tiến hành xử lý và viết báo cáo về các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hơn nữa, kế toán còn có nhiệm vụ cung cấp những thông tin tài chính quan trọng cho các bên như người quản lý, cơ quan thuế, cổ động và các đối tác kinh doanh.
Đối với những ngành sản xuất cốt lõi và có quy trình công nghệ phức tạp như cơ khí thì vị trí của một kế toán doanh nghiệp sản xuất cơ khí càng trở nên quan trọng. Kế toán viên trong lĩnh vực cơ khí cần quản lý việc nhập nguyên liệu, linh kiện, bộ phận cần thiết cho sản xuất hoặc lắp đặt. Họ còn phải hạch toán và quản lý chi phí sản xuất, công nợ, lưu chuyển tài chính và quản lý quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Những ghi chép, báo cáo tài chính của họ sẽ là cơ sở để các nhà lãnh đạo có thể đưa ra những kế hoạch gia công và sản xuất hiệu quả. Vì vậy, họ cần phải có kiến thức nền tảng về kỹ thuật cũng như toàn bộ quy trình công nghệ mà nhà máy đang vận hành. Hơn nữa, một kế toán doanh nghiệp sản xuất cơ khí phải có khả năng thích ứng với sự thay đổi và cải tiến công nghệ cũng nhu cầu biến động trên thị trường.
2. Những đặc điểm của công việc kế toán doanh nghiệp sản xuất cơ khí
Là dạng doanh nghiệp có đặc thù quy trình công nghệ phức tạp, công việc của kế toán doanh nghiệp sản xuất cơ khí sẽ đòi hỏi nhiều yếu tố. Những đặc điểm mà bạn cần chú ý trước khi lựa chọn học tập và làm việc trong ngành này gồm:
Trong sản xuất và phân phối, các loại máy móc cơ khí có thể được chia thành các nhóm nhỏ gồm:
- Các loại thiết bị, máy móc gia công theo khuôn mẫu: máy hàn, máy phay, máy cắt,…
- Các thiết bị liên quan đến xử lý nhiệt: lò cao tần, lò trung tần, lò nung,…
- Các công cụ gia công: phay cầu, phay ngón,…
- Linh kiện thay thế và vật tư, chi tiết hao mòn: ốc vít, bulông, đai,…
- Việc nhập nguyên liệu và phân phối chi tiết máy, linh kiện có thể được triển khai tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc,…
- Đặc trưng công việc của kế toán doanh nghiệp sản xuất cơ khí
Để trở thành một kế toán doanh nghiệp sản xuất cơ khí, bạn cần có kiến thức về quy trình vận hành sản xuất của nhà máy đó. Nhìn chung, có 3 dạng quy trình sản xuất cơ khí chính:
- Quy trình sản xuất đại trà: Đầu tiên, doanh nghiệp cần tiến hành khảo sát thị trường và thiết kế, lập định mức và kế hoạch sản xuất. Sản phẩm sẽ được nhập kho và phân khối đến các địa điểm tiêu thụ như cửa hàng, đại lý và sàn thương mại điện tử.
- Quy trình sản xuất theo đặt hàng: Doanh nghiệp sẽ nhận đơn đặt hàng từ khách hàng rồi thiết kế và lên kế hoạch sản xuất. Sau khi lập lệnh sản xuất và tạo ra thành phẩm, chúng sẽ được nhập kho và vận chuyển đến tận tay khách hàng.
- Quy trình sản xuất dạng gia công: Từ vật liệu ban đầu, nhà máy sẽ chế tạo phôi sau đó tiến hàng gia công. Thành phẩm tiếp tục trải qua công đoạn sơn, tráng, mạ,…và phân phối (với sản phẩm là linh kiện) hoặc lắp ráp và phân phối (với sản phẩm là máy móc).
- Người làm công việc này cần phải nắm rõ quy trình của nhà máy
Người làm công việc này cần phải nắm rõ quy trình của nhà máy
Trở thành một kế toán doanh nghiệp sản xuất cơ khí, bạn sẽ đối mặt với những thách thức sau:
- Phải tổng hợp, tính toán và thống kê lượng nhập hàng và các đơn đặt hàng tự nhiều đại lý, cửa hàng hoặc khách hàng khác nhau.
- Cần kiểm soát và quản lý được các chính sách giá và chiết khấu cho nhiều loại mặt hàng và đối tượng phân phối khác nhau.
- Không ngừng cập nhật và xử lý chênh lệch tỷ giá giữa các quốc gia nhập và xuất hàng khác nhau.
- Theo dõi dòng tài chính của doanh nghiệp như chi phí, công nợ, doanh thu và lợi nhuận.
Với rất nhiều những yêu cầu và thách thức để làm việc trong ngành, học viên sẽ cần chọn cho mình một cơ sở đào tạo chất lượng, uy tín. Và ngành kinh tế công nghiệp của Đại học Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên (TNUT) trong chương trình đào tạo từ xa sẽ là lựa chọn phù hợp với những bạn theo đuổi ngành này.
TNUT là ngôi trường hiện đang tổ chức chương trình đào tạo hệ đại học từ xa các khối ngành kỹ thuật. Hệ đào tạo từ xa ngành kinh tế công nghiệp của TNUT cam kết đào tạo đầy đủ kiến thức và kỹ năng giúp học viên làm việc phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực kế toán doanh nghiệp sản xuất cơ khí. Đặc biệt, hiện trường đang triển khai hệ thống E-Learning, một công cụ 4.0 thông minh hỗ trợ học viên tối ưu trong quá trình đào tạo tại trường.
Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là với lĩnh vực cơ khí, thì kế toán là công việc không thể thiếu. Nó giúp các nhà lãnh đạo theo dõi thông tin tài chính và đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả. Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ và cạnh tranh gay gắt trong nghề, kế toán viên cần không ngừng học hỏi và hoàn thiện kỹ năng để phát triển trong ngành kế toán doanh nghiệp sản xuất cơ khí.