Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, taxi và vận tải hành khách theo tuyến cố định tới đây sẽ phải đáp ứng được quy định về số lượng xe kinh doanh tối thiểu mới được tham gia vào lĩnh vực này.
Có lộ trình cho doanh nghiệp chuyển đổi
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Khuất Việt Hùng - Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, tới đây, khi dự thảo sửa đổi Nghị định 91 của Thủ tướng Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, vấn đề quy mô doanh nghiệp vận tải sẽ được quy định chặt chẽ hơn trước để khắc phục tình trạng doanh nghiệp vận tải nhỏ bé, manh mún.
Theo ông Hùng, cần phải đưa ra quy định cụ thể để một đơn vị vận tải có thể đáp ứng được các quy định của pháp luật về các điều kiện, kinh doanh và đảm bảo ATGT. Hiện nay, do chưa quy định cụ thể về số lượng xe tối thiểu cần có, quy mô tối thiểu của doanh nghiệp như thế nào, nên việc thực hiện các điều kiện kinh doanh vận tải - vốn rất thiết thực đối với kinh doanh bền vững của doanh nghiệp, chỉ được thực hiện một cách hình thức và mang tính đối phó.
Ông Trần Quang Bình - Vụ trưởng Vụ Vận tải - Pháp chế (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết: Cần phải có quy định quy mô tối thiểu của doanh nghiệp và các hợp tác xã vận tải phải đảm bảo mức doanh thu, có thể trang trải cho các yêu cầu về quản lý điều hành doanh nghiệp tập trung thì mới được hoạt động. Hiện nay, còn nhiều doanh nghiệp vận tải quá nhỏ bé, không thể đáp ứng được các yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về điều kiện ATGT. Việc quy định quy mô cũng sẽ có lộ trình để các doanh nghiệp thích ứng hoặc chuyển đổi.
Tối thiểu bao nhiêu xe là đủ?
Dự thảo sửa đổi Nghị định 91 dự kiến quy định: Toàn bộ các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải container phải có tối thiểu 5 xe vận tải trở lên. Các đơn vị kinh doanh vận tải khách tuyến cố định liên tỉnh và taxi phải có tối thiểu 10 đầu xe vận tải. Riêng với các doanh nghiệp và các hợp tác xã có trụ sở thuộc địa bàn các tỉnh miền núi thì tối thiểu cũng phải có 5 xe.
Ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN cho biết, tối thiểu doanh nghiệp vận tải phải có 20 đầu xe trở lên, chứ quy định ở mức 10 xe chưa giải quyết vấn đề gì. Với vận tải container không phải quá bó buộc như vận tải khách, nhưng cũng cần quy định quy mô ở mức lớn hơn, chứ 5 xe là quá manh mún. Doanh nghiệp dứt khoát phải đủ lớn để có bộ máy điều hành tập trung, có thể ứng dụng các tiến bộ về quản lý, khoa học công nghệ, ATGT, nếu không thì vận tải không thể phát triển được. Vận tải container cũng cần phải quy tụ lại, không thể để như bây giờ.
Ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ cho biết: Điều tra của Tổng cục Đường bộ VN cho thấy, số lượng doanh nghiệp hiện có 1, 2 hoặc 3 đầu xe chiếm tỷ lệ khá lớn. Đưa ra quy định tối thiểu như vậy để các doanh nghiệp có quy mô nhỏ có điều kiện tích tụ, sắp xếp lại. Nếu quy định quy mô lớn hơn nữa thì số lượng doanh nghiệp phải sắp xếp lại sẽ quá nhiều, nhưng nếu quy mô nhỏ hơn sẽ lại không đảm bảo quản lý điều hành tập trung và ATGT. Hiện tại, với quy mô khoảng 30 đầu xe kinh doanh trên một doanh nghiệp là tương đối phù hợp để có thể đáp ứng các quy định về quản lý tập trung.
Xung quanh quy định này vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều từ phía doanh nghiệp. Ông Nguyễn Vĩ Đức, thuộc Công ty CP vận tải, khách Thái Bình cho biết, nguyên nhân TNGT hiện nay xảy ra với xe khách phần lớn do quản lý lỏng lẻo, doanh nghiệp để cho lái xe tùy tiện, không quản lý giám sát được. Hoạt động vận tải không phát triển được, TNGT nhiều là do quy mô quá nhỏ bé, 1-2 xe cũng mở được doanh nghiệp.
“Ít nhất doanh nghiệp phải có 20 xe trở lên mới có thể đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh vận tải hiện nay. Làm ăn quy mô đó mới có lời lãi để quan tâm đến tập huấn rèn luyện tay nghề, giáo dục văn hóa ứng xử cho lái xe, tích lũy kinh nghiệm điều hành xe, điều hành doanh nghiệp, đầu tư đổi mới phương tiện”- ông Đức nói.
Ở chiều ngược lại, ông Hoàng Quang Ngọc - Giám đốc Công ty TNHH vận tải Hoàng Hà cũng cho biết, vận tải hàng hóa chuyên dụng bằng xe đầu kéo chủ yếu là công ty TNHH, do tư nhân làm ăn tích lũy được mở ra, ban đầu 1-2 xe là rất phổ biến. Nếu bây giờ yêu cầu phải có 5 xe trở lên mới được kinh doanh, thì nhiều doanh nghiệp dưới 5 xe phải giải tán?
“Nhà nước yêu cầu như thế nào mới được kinh doanh thì phải quy định rõ ràng, có lộ trình để doanh nghiệp biết lượng sức mình, có hướng hoặc đầu tư tích lũy dần hoặc có kế hoạch chuyển sang kinh doanh lĩnh vực khác” - ông Ngọc kiến nghị.
Có lộ trình cho doanh nghiệp chuyển đổi
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Khuất Việt Hùng - Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, tới đây, khi dự thảo sửa đổi Nghị định 91 của Thủ tướng Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, vấn đề quy mô doanh nghiệp vận tải sẽ được quy định chặt chẽ hơn trước để khắc phục tình trạng doanh nghiệp vận tải nhỏ bé, manh mún.
Theo ông Hùng, cần phải đưa ra quy định cụ thể để một đơn vị vận tải có thể đáp ứng được các quy định của pháp luật về các điều kiện, kinh doanh và đảm bảo ATGT. Hiện nay, do chưa quy định cụ thể về số lượng xe tối thiểu cần có, quy mô tối thiểu của doanh nghiệp như thế nào, nên việc thực hiện các điều kiện kinh doanh vận tải - vốn rất thiết thực đối với kinh doanh bền vững của doanh nghiệp, chỉ được thực hiện một cách hình thức và mang tính đối phó.
Ông Trần Quang Bình - Vụ trưởng Vụ Vận tải - Pháp chế (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết: Cần phải có quy định quy mô tối thiểu của doanh nghiệp và các hợp tác xã vận tải phải đảm bảo mức doanh thu, có thể trang trải cho các yêu cầu về quản lý điều hành doanh nghiệp tập trung thì mới được hoạt động. Hiện nay, còn nhiều doanh nghiệp vận tải quá nhỏ bé, không thể đáp ứng được các yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về điều kiện ATGT. Việc quy định quy mô cũng sẽ có lộ trình để các doanh nghiệp thích ứng hoặc chuyển đổi.
Tối thiểu bao nhiêu xe là đủ?
Dự thảo sửa đổi Nghị định 91 dự kiến quy định: Toàn bộ các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải container phải có tối thiểu 5 xe vận tải trở lên. Các đơn vị kinh doanh vận tải khách tuyến cố định liên tỉnh và taxi phải có tối thiểu 10 đầu xe vận tải. Riêng với các doanh nghiệp và các hợp tác xã có trụ sở thuộc địa bàn các tỉnh miền núi thì tối thiểu cũng phải có 5 xe.
Ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN cho biết, tối thiểu doanh nghiệp vận tải phải có 20 đầu xe trở lên, chứ quy định ở mức 10 xe chưa giải quyết vấn đề gì. Với vận tải container không phải quá bó buộc như vận tải khách, nhưng cũng cần quy định quy mô ở mức lớn hơn, chứ 5 xe là quá manh mún. Doanh nghiệp dứt khoát phải đủ lớn để có bộ máy điều hành tập trung, có thể ứng dụng các tiến bộ về quản lý, khoa học công nghệ, ATGT, nếu không thì vận tải không thể phát triển được. Vận tải container cũng cần phải quy tụ lại, không thể để như bây giờ.
Ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ cho biết: Điều tra của Tổng cục Đường bộ VN cho thấy, số lượng doanh nghiệp hiện có 1, 2 hoặc 3 đầu xe chiếm tỷ lệ khá lớn. Đưa ra quy định tối thiểu như vậy để các doanh nghiệp có quy mô nhỏ có điều kiện tích tụ, sắp xếp lại. Nếu quy định quy mô lớn hơn nữa thì số lượng doanh nghiệp phải sắp xếp lại sẽ quá nhiều, nhưng nếu quy mô nhỏ hơn sẽ lại không đảm bảo quản lý điều hành tập trung và ATGT. Hiện tại, với quy mô khoảng 30 đầu xe kinh doanh trên một doanh nghiệp là tương đối phù hợp để có thể đáp ứng các quy định về quản lý tập trung.
Xung quanh quy định này vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều từ phía doanh nghiệp. Ông Nguyễn Vĩ Đức, thuộc Công ty CP vận tải, khách Thái Bình cho biết, nguyên nhân TNGT hiện nay xảy ra với xe khách phần lớn do quản lý lỏng lẻo, doanh nghiệp để cho lái xe tùy tiện, không quản lý giám sát được. Hoạt động vận tải không phát triển được, TNGT nhiều là do quy mô quá nhỏ bé, 1-2 xe cũng mở được doanh nghiệp.
“Ít nhất doanh nghiệp phải có 20 xe trở lên mới có thể đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh vận tải hiện nay. Làm ăn quy mô đó mới có lời lãi để quan tâm đến tập huấn rèn luyện tay nghề, giáo dục văn hóa ứng xử cho lái xe, tích lũy kinh nghiệm điều hành xe, điều hành doanh nghiệp, đầu tư đổi mới phương tiện”- ông Đức nói.
Ở chiều ngược lại, ông Hoàng Quang Ngọc - Giám đốc Công ty TNHH vận tải Hoàng Hà cũng cho biết, vận tải hàng hóa chuyên dụng bằng xe đầu kéo chủ yếu là công ty TNHH, do tư nhân làm ăn tích lũy được mở ra, ban đầu 1-2 xe là rất phổ biến. Nếu bây giờ yêu cầu phải có 5 xe trở lên mới được kinh doanh, thì nhiều doanh nghiệp dưới 5 xe phải giải tán?
“Nhà nước yêu cầu như thế nào mới được kinh doanh thì phải quy định rõ ràng, có lộ trình để doanh nghiệp biết lượng sức mình, có hướng hoặc đầu tư tích lũy dần hoặc có kế hoạch chuyển sang kinh doanh lĩnh vực khác” - ông Ngọc kiến nghị.