- Tham gia
- 4/4/19
- Bài viết
- 485
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Tổng quan về kỹ năng đọc và đọc hiểu
Kỹ năng đọc là kỹ năng cần trau dồi thường xuyên, lâu dài nhất để mỗi cá nhân hình thành và phát triển bền vững năng lực học tập. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về kỹ năng đọc nói chung và các kỹ năng đọc hiểu văn bản nói riêng.
Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp tại Hà Nội ( học thêm toán Edusmart tổng hợp, Edusmart mở lớp học thêm toán 12, lớp học thêm toán 11 , lớp học thêm toán 10, lớp học thêm toán 9, lớp học thêm toán 8, lớp học thêm toán 7, lớp học thêm toán 6)
Tổng quan về kỹ năng đọc
Thực chất thì kỹ năng đọc không phải là một kỹ năng đơn lẻ mà là một tập hợp các kỹ năng. Trong hội thảo giáo dục Giúp con Giỏi Đọc do ConTuHoc tổ chức ngày 1/10/2017, tiến sĩ Trần Hương Quỳnh – Giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội đã diễn giải cho các phụ huynh hiểu tổng quát về các kỹ năng đọc qua hình ảnh sinh động dưới đây:
Như vậy, kỹ năng đọc bao gồm:
Các kỹ năng đọc nền tảng:
Quan niệm về đọc hiểu
Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để lĩnh hội tri thức và bồi dưỡng tâm hồn.
Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ viết, sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe, và dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc.
Hiểu là trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?, tức là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát được nội dung và có thể vận dụng vào đời sống.
Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt.
Khi đọc một văn bản, người đọc hiểu ở mức độ trưởng thành là phải thấy được:
Việc dạy năng lực đọc hiểu trong nhà trường
Cho tới nay, yêu cầu về đọc hiểu trong nhà trường tại Việt Nam chú trọng nhiều về đọc hiểu tác phẩm văn học, và thường hướng tới các vấn đề cụ thể sau:
Phân biệt kỹ năng đọc hiểu (reading comprehenstion skills) và phương pháp đọc hiểu (reading comprehenstion strategies)
Sự phân biệt giữa hai nhóm này không rõ ràng một cách nhất quán, kể cả trong cái tài liệu dạy đọc bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, một số nguồn (ví dụ Skills vs Strategy) cho rằng:
Kỹ năng đọc là kỹ năng cần trau dồi thường xuyên, lâu dài nhất để mỗi cá nhân hình thành và phát triển bền vững năng lực học tập. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về kỹ năng đọc nói chung và các kỹ năng đọc hiểu văn bản nói riêng.
Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp tại Hà Nội ( học thêm toán Edusmart tổng hợp, Edusmart mở lớp học thêm toán 12, lớp học thêm toán 11 , lớp học thêm toán 10, lớp học thêm toán 9, lớp học thêm toán 8, lớp học thêm toán 7, lớp học thêm toán 6)
Tổng quan về kỹ năng đọc
Thực chất thì kỹ năng đọc không phải là một kỹ năng đơn lẻ mà là một tập hợp các kỹ năng. Trong hội thảo giáo dục Giúp con Giỏi Đọc do ConTuHoc tổ chức ngày 1/10/2017, tiến sĩ Trần Hương Quỳnh – Giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội đã diễn giải cho các phụ huynh hiểu tổng quát về các kỹ năng đọc qua hình ảnh sinh động dưới đây:
Như vậy, kỹ năng đọc bao gồm:
Các kỹ năng đọc nền tảng:
- Phát triển các khái niệm về chữ, giấy, bản in: nhận biết rằng chữ viết, hình ảnh mang ý nghĩa thông in, biết cách lật mở các trang sách, biết cách đọc từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, biết các khái niệm chữ cái, từ, câu, đoạn, hiểu biết về các thành phần bìa sách, mục lục sách.
- Ghép vần, đọc thành tiếng: biến chữ thành âm thanh ngôn ngữ. Bắt đầu từ việc nhận diện các chữ cái, ghép vần các từ đơn giản, nhận biết các thành phần cấu tạo tiếng (âm, vần), biết cách đọc thành tiếng những từ dài, khó.
- Phát triển vốn từ vựng: mở rộng dần để có vốn từ vựng phong phú, biết và linh hoạt vận dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, có kỹ năng đoán hiểu nghĩa của từ mới qua văn cảnh. Thông thuộc các từ hay gặp (high frequency words) cũng là một phần cần lưu tâm phát triển cho trẻ nhỏ. Với tiếng Anh thì có thuận lợi là đã có những công trình nghiên cứu chỉ ra danh sách các từ tiếng Anh hay gặp.
- Đọc trôi chảy: đọc diễn cảm, với tốc độ hợp lý khi đọc thành tiếng và ngày càng nhanh khi đọc thầm.
- Các kỹ năng đọc hiểu chung cho mọi văn bản:
- Biết được tác giả
- Hiểu nghĩa các từ và cụm từ trong văn bản, biết các cách để đoán hiểu ý nghĩa của một từ mới trong văn bản.
- Nắm được các ý chính và các chi tiết bổ trợ.
- Hiểu được vấn đề và giải pháp được đề cập trong văn bản.
- Nhận ra được mục đích của tác giả.
- Liên hệ văn bản với thế giới thực hoặc với các văn bản khác có liên quan.
- Các kỹ năng đọc hiểu thể loại văn bản hư cấu (fiction, tác phẩm văn học).
- Nắm được ngữ cảnh, cốt truyện cùng diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu và phân tích được các hình tượng nhân vật.
- Cảm nhận được giá trị đặc sắc của các hình tượng, yếu tố nghệ thuật, và các biện pháp tu từ.
- Các kỹ năng đọc hiểu thể loại văn bản phi hư cấu (non-fiction, sách thông tin, khoa học)
- Biết cách đọc các hình ảnh, nhãn, chú thích, đồ thị.
- Biết phát hiện thông tin mới.
- Biết nhận diện các quan điểm (opinion), các lý do, lập luận (reasons) và các bằng chứng (evidence).
- Nắm được các chủ đề lớn, chủ đề nhỏ, các phần quan trọng và các ý, các dữ kiện liên quan.
- Hệ thống hóa lại được văn bản một cách có cấu trúc.
Quan niệm về đọc hiểu
Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để lĩnh hội tri thức và bồi dưỡng tâm hồn.
Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ viết, sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe, và dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc.
Hiểu là trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?, tức là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát được nội dung và có thể vận dụng vào đời sống.
Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt.
Khi đọc một văn bản, người đọc hiểu ở mức độ trưởng thành là phải thấy được:
- Thể loại của văn bản, nội dung của văn bản; mối quan hệ ý nghĩa của cấu trúc văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng;
- Thấy được tư tưởng, ý đồ, mục đích của tác giả gửi gắm trong tác phẩm;
- Đối với văn bản là tác phẩm văn học: cảm nhận được giá trị đặc sắc của các hình tượng, yếu tố nghệ thuật; ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản.
Việc dạy năng lực đọc hiểu trong nhà trường
Cho tới nay, yêu cầu về đọc hiểu trong nhà trường tại Việt Nam chú trọng nhiều về đọc hiểu tác phẩm văn học, và thường hướng tới các vấn đề cụ thể sau:
- Nhận biết đúng, chính xác về văn bản: Thể loại của văn bản (các phong cách ngôn ngữ như phong cách ngôn ngữ khoa học, báo chí, chính luận, nghệ thuật, hành chính, sinh hoạt); hiểu đề tài, nhan đề, chủ đề, tóm tắt được các nội dung của văn bản; hiểu các phương thức biểu đạt của văn bản (phương thức tự sự, biểu cảm, thuyết minh…); hiểu các thao tác lập luận (thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, bác bỏ…)
- Thông hiểu, đánh giá đúng văn bản: Cảm nhận được những đặc sắc, nổi bật của văn bản (từ ngữ, hình ảnh,chi tiết quan trọng, đặc sắc, các biện pháp tu từ…); hiểu được ý nghĩa hàm ẩn của văn bản, đánh giá được nội dung, ý nghĩa của văn bản bằng kiến thức, kinh nghiệm của mình.
- Vận dụng văn bản để giải quyết một vấn đề cụ thể: Liên hệ mở rộng một vấn đề nào đó từ văn bản bằng suy nghĩ, ý kiến của mình; vận dụng văn bản để trình bày phương hướng, biện pháp giải quyết một vấn đề cụ thể của cuộc sống, của xã hội.
Phân biệt kỹ năng đọc hiểu (reading comprehenstion skills) và phương pháp đọc hiểu (reading comprehenstion strategies)
Sự phân biệt giữa hai nhóm này không rõ ràng một cách nhất quán, kể cả trong cái tài liệu dạy đọc bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, một số nguồn (ví dụ Skills vs Strategy) cho rằng:
- Kỹ năng đọc hiểu nói đến việc trích rút ra các thông tin (kết quả) từ văn bản đã đọc, ví dụ như:
- Nắm được các ý chính và các chi tiết bổ trợ,
- Nắm được ngữ cảnh, cốt truyện cùng diễn biến của câu chuyện,
- Hiểu được vấn đề và giải pháp được đề cập trong văn bản,
- Rút ra được kết luận, hiểu mục đích của tác giả,
- …
- Còn phương pháp đọc hiểu nói đến các hoạt động chủ động tư duy trong quá trình đọc, nhằm giúp người đọc có được các kết quả đọc hiểu một cách sắc sảo, hiệu quả:
- Kích hoạt kiến thức nền,
- Thực hiện các sự kết nối, suy diễn
- Đặt các câu hỏi,
- Tạo hình ảnh trực quan hóa (visualize)
- Tự giám sát trong quá trình đọc,
- …
- Các kỹ năng đọc hiểu
- Xâu chuỗi (sequencing)
- Tìm ý chính (main idea)
- Tóm tắt (Summarize)
- Xác định thành tố truyện (Identify story elements)
- Đọc tìm mối liên hệ (Reading for reference)
- Xác định Mục đích của tác giả (Identify Author’s Purpose)
- Xác định Góc nhìn của tác giả (Identify Author’s Point of View)
- Đọc trôi chảy
- Các phương pháp đọc hiểu
- Hình ảnh hóa (Visualize)
- Đặt câu hỏi (Asking questions)
- Vận dụng kiến thức nền và liên tưởng, kết nối (Activating prior knowledge)
- Suy luận (Make Inferences)
- Dự đoán (Predicting)
- Nói to ra điều mình nghĩ (Think Aloud)
- Quan hệ hỏi – đáp (Question – Answer Relationship)
- So sánh (Compare and Constrast)
- Suy nghĩ, Bắt cặp, Chia sẻ (Think, Pair, Share)