Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc TOP 15 phong cách thiết kế nội thất chung cư 3 phòng ngủ được ưa thích

Nin Nin

Thành viên cấp 1
Tham gia
29/7/22
Bài viết
418
Thích
0
Điểm
16
#1
Nhà ở bao gồm căn hộ chung cư, nhà phố, biệt thự. Thiết kế nội thất chung cư 3 phòng ngủ bao gồm lựa chọn cách phối màu, vật liệu ốp lát, đồ nội thất, tác phẩm nghệ thuật và phụ kiện trang trí. Tùy vào phong cách thiết kế nhà như thế nào, mà các kts nội thất sẽ đưa ra giải pháp phù hợp. Thiết kế nội thất bao hàm cả nghệ thuật và kỹ thuật cũng như đòi hỏi tính chính xác.

15 phong cách nội thất được yêu thích nhất
Sở thích và phong cách nội thất phụ thuộc vào từng cá nhân. Không có phong cách nào xấu hay đẹp. Phong cách tồn tại bền vững. Chỉ có xu hướng nội thất là thay đổi. Nhưng xu hướng thường nhanh chóng bị lãng quên (không bền vững).

Có rất nhiều phong cách thiết kê nội thất. Hãy cùng chúng tôi khám phá những phong cách nội thất được yêu thích nhất.

1. Duyên hải (Coastal)
Là phong cách hoàn hảo cho những ai muốn mang không khí của biển vào cuộc sống. Các yếu tố làm nên phong cách duyên hải bao gồm: không gian mở, ánh sáng tự nhiên, cát, vỏ sò, v.v…Không gian phải nhẹ nhàng với các đường nét và kết cấu dễ chịu.
Màu sắc của phong cách này gồm nhiều sắc thái khác nhau như xanh lam, xanh lá cây, be, trắng. Giống như những gì được tìm thấy trong tự nhiên ở biển.
Đối với các màu nhấn, bạn có thể thêm các màu sắc vui tươi hơn từ đại dương. Màu nước, bọt biển, màu xanh biển sâu hoặc màu san hô đều phù hợp.

2. Phong cách hiện đại
Thiết kế hiện đại là kiểu dáng đẹp nhưng đơn giản. Đôi khi chú trọng chức năng hơn hình thức. Các nhà trang trí sử dụng màu trắng, xám và đen làm chủ đạo. Kiểu dáng sạch sẽ và không có nhiều chi tiết. Các đường thẳng được ưu tiên. Vật liệu sử dụng mang tính công nghệ và được gia công bởi máy móc hiện đại.

3. Đương đại (Contemporary)
Phong cách đương đại là một biến thể nhẹ nhàng hơn của thiết kế hiện đại. Nó thường bị nhầm lẫn với hiện đại, vì nó cũng có vẻ ngoài sạch sẽ với các đường thẳng. Nội thất đương đại khác với phong cách thiết kế hiện đại. Thiết kế đương đại tập trung vào các xu hướng của hiện tại, và không chắc có tính bền vững trong tương lai.

4. Phong cách Glam
Glam là một phong cách thiết kế nội thất luxury, cân bằng hoàn hảo giữa sự sang trọng và chức năng.
Glam kết hợp trang nhã giữa thiết kế đương đại và hiện đại. Đồ nội thất và phụ kiện bằng kim loại thường được sử dụng. Các gam màu thường là màu sáng hoặc trung tính. Khuyến khích những nét mềm mại. Các phụ kiện khác như đèn chùm, gương lớn, vật liệu xù, và đồ trang sức làm tăng thêm nét tinh xảo và đẳng cấp.

5. Phong cách đồng quê (Country)
Phong cách này chú trọng các vật liệu tự nhiên. Những vật liệu có sẳn tại địa phương, cũng như các yếu tố mộc mạc để tạo nên một môi trường gần gũi. Kiểu như một môi trường sống nông trại ngoài trời.

Màu đỏ là màu chủ đạo cùng với các màu nhấn nhẹ nhàng. Giỏ đan, pallet và mảnh sứ trắng là những phụ kiện trang trí phổ biến.

6. Phong cách chiết trung (Eclectic)
Thuật ngữ “chiết trung” xuất phát từ từ eklektikos, trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “chọn lọc”.
Nếu khách hàng không chắc chắn về phong cách họ thích, hoặc thích nhiều phong cách, thì phong cách chiết trung là phù hợp. Các quy tắc của phong cách chiết trung là không thể xác định. Hay nói cách khác, phong cách này là sự pha trộn và kết hợp nhiều yếu tố của các trường phái khác nhau.

7. Bohemian
Có một từ để mô tả phong cách này: táo bạo! Phong cách bohemian tươi sáng và đầy màu sắc. Các màu cơ bản, đỏ, vàng và xanh lam, được sử dụng với các điểm nhấn là hồng, tím đậm và cam.

Đồ nội thất bằng gỗ được bao phủ bởi vật liệu tự nhiên, kết hợp với các họa tiết sọc, hình học và hoa lá. Phong cách Bohemian dành cho những người đam mê du lịch và khám phá văn hóa vùng miền.

8. Phong cách hoài cổ Vintage
Vintage được hình thành từ giữa thế kỷ 20. Là sự pha trộn hài hòa giữa phong cách cổ điển với yếu tố hiện đại. Phong cách này được mặc định là một từ mang ý nghĩa cũ và cổ. Chúng được dùng nhiều trong lĩnh vưc thời trang, nhiếp ảnh, đồ họa và cả nội thất.

Có thể nói đây là phong cách của hoài niệm và mang dậm dấu ấn của thời gian. Vintage kết hợp các thiết kế của quá khứ với các yếu tố của hiện tại để tạo ra một cái nhìn vượt thời gian.

9. Phong cách Á Đông (Asian)
Hay còn gọi là phong cách thiết kế phương Đông. Bao gồm các nền văn hóa của Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan…Các phong cách thiết kế dễ nhận biết nhất là Trung Quốc và Nhật Bản.

Màu đỏ là màu nổi bật trong thiết kế nội thất phong cách Á Đông này, có lẽ vì nó mang ý nghĩa “may mắn”. Các màu sáng khác như vàng và xanh lá cây cũng được sử dụng làm điểm nhấn. Ngoài ra, đèn lồng giấy nhiều màu sắc thường được làm với màu sắc rất rực rỡ. Trong khi tông màu gỗ thường là màu tối.

10. Wabi-Sabi
Phong cách Wabi-sabi là một triết lý của Nhật Bản, coi sự không hoàn hảo là một trạng thái của vẻ đẹp. Bằng cách nhấn mạnh sự đơn giản và thanh thản, wabi-sabi là một lối sống bác bỏ những ý tưởng về sự hoàn hảo và chủ nghĩa vật chất.

Sự khiêm tốn, gần gũi, không đối xứng và in dấu thời gian là những yếu tố chính của wabi-sabi. Hệ tư tưởng này cũng bao hàm mối liên hệ với thế giới tự nhiên. Phong cách nội thất wabi sabi coi trọng dòng chảy liên tục của sự tồn tại, và tính tất yếu của sự không hoàn hảo.

11. Phong cách industrial (công nghiệp)

Lấy cảm hứng từ các nhà máy được cải tạo lại từ cuộc Cách mạng Công nghiệp. Phong cách thiết kế industrial phơi bày các yếu tố kiến trúc, kết cấu lộ ra ngoài như đường ống, gạch, bê tông và triết lý thiết kế tối giản.

12. Scandinavian
Thiết kế Scandinavian là một phong cách thiết kế đặc trưng bởi sự đơn giản nhưng vẫn đầy đủ công năng. Scandinavian xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, sau đó phát triển mạnh mẽ vào những năm 1950 ở năm quốc gia Bắc Âu: Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển và Iceland.
Scandinavian đã ảnh hưởng đến mọi thứ, từ kiến trúc, nội thất đến thiết kế sản phẩm. Những năm 1950, nó được biết đến trên khắp thế giới. Pha trộn giữa chủ nghĩa tối giản và chức năng.

13. Tân cổ điển
Thiết kế Tân cổ điển là một phong cách nghệ thuật làm sống lại các hình thức, họa tiết, thẩm mỹ của Hy Lạp và La Mã.
Thành thật mà nói, phong cách tân cổ điển là một phong cách đặc biệt. Nó phù hợp với những người có trình độ thẫm mỹ cao và một địa vị nhất định. Đủ khả năng tài chính để thực hiện thiết kế một ngôi nhà theo phong cách này.

Nội thất tân cổ điển không chạy theo xu hướng. Người ta có thể sử dụng nó trong nhiều năm liền mà không cần phải thay thế bất cứ thứ gì.

14. Japandi
Phong cách Japandi là sự kết hợp hoàn hảo giữa Scandinavian và chủ nghĩa tối giản mộc mạc wabi-sabi của Nhật Bản.

Nếu bạn đã từng yêu thích phong cách Scandinavian thì thiết kế nội thất Japandi chính là nơi giao thoa giữa hai phong cách này. Cả Scandinavian và Japandi đều bắt nguồn từ các nguyên tắc thiết kế tối giản, tập trung vào chức năng cũng như các yếu tố mang tính tự nhiên.

15. Phong cách Loft
Loft là tên gọi của một phong cách đô thị hiện đại trong thiết kế nội thất. Nội thất. Ví dụ như trần nhà rất cao, tường gạch thô, dầm gỗ, bê tông và các đường ống lộ ra ngoài, v.v…
 

Đối tác

Top