Ngày nay máy phát điện đã trở thành thiết bị không thể thiếu trong các nhà xưởng, công ty, văn phòng và các hộ gia đình.Máy phát điện là thiết bị tạo ra điện năng cung cấp cho máy móc dây chuyền sản xuất… hoặc phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày trong các hộ gia đình khi hệ thống cung cấp điện lưới quốc gia bị ngắt. Tuy vậy không phải ai cũng biết khi sử dụng máy phát điện chúng ta cần chú ý những gì để đảm bảo cho việc sử dụng được an toàn và giúp máy phát điện đạt được hiệu quả cao nhất và nâng cao tuổi thọ của những chiếc máy phát điện.Với bài viết dưới đây điện máy Hạnh Cường xin chia sẻ đến quý khách hàng những nguyên tắc cần tuân thủ khi sử dụng máy phát điện.
Những nguyên tắc tuyệt đối phải tuân thủ khi sử dụng máy phát điện
1. Cần xác định công suất của máy phát điện phải lớn hơn tổng công suất của các phụ tải.
Đây là nguyên tắc đầu tiên mà bạn cần phải tuân thủ khi chọn mua máy phát điện đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng. Trên các thiết bị điện mà bạn sử dụng chỉ cố công suất thường được ghi rõ trên nhãn mác sản phẩm như chỉ số W in trên bóng đèn. Theo khuyến cáo được đưa ra từ các hãng sản suất máy phát điện thì tổng công suất của các thiết bị nên nhỏ hơn hoặc bằng với 80% công suất định mức của máy phát điện.
2. Định kì kiểm tra độ nhớt của máy phát điện
Ở lần sử dụng đầu tiên khoảng 50 – 100 giờ sử dụng bạn nên kiểm tra sự rò rỉ nhớt và nhiên, dây đai quạt gió có hoạt động tốt không?
Sau 500 giờ chạy máy, hãy kiểm tra và vệ sinh sạch hệ thống làm mát, thay mới dầu nhớt và lọc nhớt.
3. Không sử dụng thiết bị ổn áp để kích điện
Với hệ thống điện lưới thì ổn áp là một giải pháp tuyệt với giúp điện áp ổn định nhằm bảo vệ các thiết bị điện trong nhà. Tuy nhiên nếu áp dụng thiết bị này với máy phát điện sẽ rất nguy hiểm bởi vì tần số của máy phát điện không ổn định và các máy phát điện lại có độ đáp ứng chậm. Điểm dễ nhận biết nhất đó là máy ổn áp sẽ phát ra tiếng kêu, tiếng ù, thậm chí máy sẽ nóng ran sau 5 - 10 phút, suy giảm độ bền và ảnh hưởng đến cả 2 thiết bị.
4. Vị trí đặt máy phát điện
Nên đặt máy phát điện tại các không gian thoáng
Không đặt máy phát điện gần cửa sổ hướng vào nhà nhằm loại bỏ nguy cơ ngạt khí Co2 sinh ra trong quá trình sử dụng máy phát điện.
Vị trí đặt máy phát điện nên là mặt phẳng bằng phẳng
Không vận hành máy khi trời mưa hay không khí có độ ẩm ướt cao.
5. Cách đấu nối máy phát điện
Trước khi đấu nối các thiết bị phụ tải với máy phát điện cần chú ý đảm bảo tổng công suất của các thiết bị không vượt quá 80% tổng công suất khuyến cáo của máy phát điện.
Ví dụ máy phát điện HYUNDAI HY 600L (4 – 4,4KW), nghĩa là công suất tối thiểu của nó là 4 KW và tối đa là 4.4KW. Và thiết bị dùng cho máy phát điện là quạt điện, tủ lạnh,... với tổng công suất là 3.2kW thì ta cần phải đấu dây vào máy phát điện để chia tải ra, điều cần lưu ý là không được để tổng công suất của các thiết bị phụ tải vượt mức công suất cho phép của máy phát điện.
Tuyệt đối không được cắm máy phát điện vào ở bảng điện chính trong nhà, điều này sẽ làm cho máy phát điện của bạn trở thành một máy biến thế và làm cho người thân trong ngôi nhà của bạn hoặc nhà hàng xóm bị giật điện liên tục. Nên tắt cầu dao ở trạng thái điện lưới và đảm bảo các thiết bị ở trạng thái OFF.
Lắp đặt thêm các thiết bị hỗ trợ: Bạn cần phải lắp thêm cầu dao đảo nguồn điện để tránh bị "xông điện" khi điện lưới trở lại đột ngột. Trước khi chuyển nguồn bằng cầu dao đảo, ta nên cắt aptomat tổng trước. (Nói thêm về cầu dao đảo: Cầu dao đảo chiều có 3 khớp (3 tiếp điểm), mục đích là để chuyển đổi nguồn điện theo từng trường hợp cụ thể. Ví dụ khi kéo lên sẽ lấy điện lưới, kéo đến giữa cầu dao sẽ tắt điện, kéo xuống thì dùng điện từ máy phát điện).
6. Cách sử dụng máy phát điện an toàn
Trước khi dùng các thiết bị, bạn nên khởi động máy phát điện đúng cách và cho máy chạy trong vòng 5 - 10 phút rồi mới cắm trực tiếp vào máy.
Tuân thủ quy trình tắt máy phát điện theo khuyến cáo nhà sản xuất : rút hết tất các thiết bị đang sử dụng ra ngoài máy phát điện, nhìn lên đồng hồ còn hiển thị số không, nếu còn thì bạn nên tắt nguồn (đưa về trạng thái OFF). Không nên chạm vào máy phát điện hay khởi động máy phát điện khi tay đang ướt.
Nên khởi động máy phát điện một khoảng thời gian 2-3h sau khi không sử dụng trong thời gian dài.
Những nguyên tắc tuyệt đối phải tuân thủ khi sử dụng máy phát điện
1. Cần xác định công suất của máy phát điện phải lớn hơn tổng công suất của các phụ tải.
Đây là nguyên tắc đầu tiên mà bạn cần phải tuân thủ khi chọn mua máy phát điện đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng. Trên các thiết bị điện mà bạn sử dụng chỉ cố công suất thường được ghi rõ trên nhãn mác sản phẩm như chỉ số W in trên bóng đèn. Theo khuyến cáo được đưa ra từ các hãng sản suất máy phát điện thì tổng công suất của các thiết bị nên nhỏ hơn hoặc bằng với 80% công suất định mức của máy phát điện.
2. Định kì kiểm tra độ nhớt của máy phát điện
Ở lần sử dụng đầu tiên khoảng 50 – 100 giờ sử dụng bạn nên kiểm tra sự rò rỉ nhớt và nhiên, dây đai quạt gió có hoạt động tốt không?
Sau 500 giờ chạy máy, hãy kiểm tra và vệ sinh sạch hệ thống làm mát, thay mới dầu nhớt và lọc nhớt.
3. Không sử dụng thiết bị ổn áp để kích điện
Với hệ thống điện lưới thì ổn áp là một giải pháp tuyệt với giúp điện áp ổn định nhằm bảo vệ các thiết bị điện trong nhà. Tuy nhiên nếu áp dụng thiết bị này với máy phát điện sẽ rất nguy hiểm bởi vì tần số của máy phát điện không ổn định và các máy phát điện lại có độ đáp ứng chậm. Điểm dễ nhận biết nhất đó là máy ổn áp sẽ phát ra tiếng kêu, tiếng ù, thậm chí máy sẽ nóng ran sau 5 - 10 phút, suy giảm độ bền và ảnh hưởng đến cả 2 thiết bị.
4. Vị trí đặt máy phát điện
Nên đặt máy phát điện tại các không gian thoáng
Không đặt máy phát điện gần cửa sổ hướng vào nhà nhằm loại bỏ nguy cơ ngạt khí Co2 sinh ra trong quá trình sử dụng máy phát điện.
Vị trí đặt máy phát điện nên là mặt phẳng bằng phẳng
Không vận hành máy khi trời mưa hay không khí có độ ẩm ướt cao.
5. Cách đấu nối máy phát điện
Trước khi đấu nối các thiết bị phụ tải với máy phát điện cần chú ý đảm bảo tổng công suất của các thiết bị không vượt quá 80% tổng công suất khuyến cáo của máy phát điện.
Ví dụ máy phát điện HYUNDAI HY 600L (4 – 4,4KW), nghĩa là công suất tối thiểu của nó là 4 KW và tối đa là 4.4KW. Và thiết bị dùng cho máy phát điện là quạt điện, tủ lạnh,... với tổng công suất là 3.2kW thì ta cần phải đấu dây vào máy phát điện để chia tải ra, điều cần lưu ý là không được để tổng công suất của các thiết bị phụ tải vượt mức công suất cho phép của máy phát điện.
Tuyệt đối không được cắm máy phát điện vào ở bảng điện chính trong nhà, điều này sẽ làm cho máy phát điện của bạn trở thành một máy biến thế và làm cho người thân trong ngôi nhà của bạn hoặc nhà hàng xóm bị giật điện liên tục. Nên tắt cầu dao ở trạng thái điện lưới và đảm bảo các thiết bị ở trạng thái OFF.
Lắp đặt thêm các thiết bị hỗ trợ: Bạn cần phải lắp thêm cầu dao đảo nguồn điện để tránh bị "xông điện" khi điện lưới trở lại đột ngột. Trước khi chuyển nguồn bằng cầu dao đảo, ta nên cắt aptomat tổng trước. (Nói thêm về cầu dao đảo: Cầu dao đảo chiều có 3 khớp (3 tiếp điểm), mục đích là để chuyển đổi nguồn điện theo từng trường hợp cụ thể. Ví dụ khi kéo lên sẽ lấy điện lưới, kéo đến giữa cầu dao sẽ tắt điện, kéo xuống thì dùng điện từ máy phát điện).
6. Cách sử dụng máy phát điện an toàn
Trước khi dùng các thiết bị, bạn nên khởi động máy phát điện đúng cách và cho máy chạy trong vòng 5 - 10 phút rồi mới cắm trực tiếp vào máy.
Tuân thủ quy trình tắt máy phát điện theo khuyến cáo nhà sản xuất : rút hết tất các thiết bị đang sử dụng ra ngoài máy phát điện, nhìn lên đồng hồ còn hiển thị số không, nếu còn thì bạn nên tắt nguồn (đưa về trạng thái OFF). Không nên chạm vào máy phát điện hay khởi động máy phát điện khi tay đang ướt.
Nên khởi động máy phát điện một khoảng thời gian 2-3h sau khi không sử dụng trong thời gian dài.