Chào các bạn. Mình mới sang Đức du học nghề ở Đức lĩnh vực Nhà hàng/khách sạn. Thấy trên hội nhiều bạn hỏi về việc học ngành này như thế nào. Hôm nay mình quyết định dành ngày nghỉ của mình để chia sẻ với các bạn đang và sắp có ý định theo học ngành này. Mình hy vọng bài viết của mình sẽ giúp các bạn ở VN có cái nhìn toàn diện hơn và đưa ra quyết định chính xác hơn cho bản thân khi quyết định chọn du học nghề Đức.
Mình sẽ đi vào 2 phần chính: 1. Thực trạng học nghề NHKS tại Đức 2. Những lý do khiến các sv Việt cảm thấy hụt hẫng khi theo học ngành này, và giải pháp của cá nhân mình cho từng Problem Mình học ở trung tâm, có thể nói đây là trường đào tạo nghề NHKS chuyên nghiệp nhất rồi. Khi đến đây bạn sẽ có 2 khả năng: Một là lên núi ở, hai là được ở tại Wohnheim của trường. Cả hai đều mang đến nhiều bất cập. Lên núi có nghĩa là bạn được điều đi thực tập tại 1 NH/KS ở một nơi ko thuộc khu trung tâm. Ở đây thường khá là vắng vẻ, nhà cửa thưa thớt, ít các trung tâm dịch vụ và mua sắm. Cuộc sống sẽ rất buồn tẻ và nhàm chán, vì nó thường cách trường và zentrum khoảng 1h đi tàu. Khả năng thứ 2 là bạn được thực tập tại trung tâm. Như mình chẳng hạn. Nhà hàng nơi mình thực tập cách trường khoảng 5 điểm Strassenbahn, đi hết 5 phút. Mình sống tại Wohnheim. Khi mới bước vào đây, mình bị vỡ mộng toàn tập vì ko nghĩ ở Đức có thể tồn tại kiểu ktx như ở VN, 2~3, thậm chí 4 người/phòng.
Cứ 3 phòng chung 1 bếp và nhà vệ sinh. Mình may mắn được ở tầng 3, chỉ toàn con gái và phần lớn đều là những người có ý thức nên lúc nào cũng yên tĩnh và tách biệt. Còn từ tầng 2 trở xuống thì ...đậm chất ko gian Việt. Sinh viên nhà ta vẫn ko bỏ thói quen tụ tập, sống kiểu làng xã như ở VN. Ở dưới đó đúng là một nỗi khiếp sợ với mình mỗi lần lướt qua đây. Các phòng nam và nữ ở xen kẽ nhau, mỗi tối đều ầm ĩ tổ chức ăn uống tập thể, hát karaoke đến tận khuya, tụ tập cười nói và chửi bậy. Có lẽ học hành chán nản quá nên nhiều bạn có sở thích nói bậy để xả stress. Ngoài ra, theo thông tin mình được biết thì con trai ở đây còn tổ chức đánh bạc và sử dụng chất gây nghiện - ở Đức có 1 số chất gây nghiện ko bị coi là bất hợp pháp. Có thể nói là 1 cuộc sống đầy sa ngã đối với các bạn nam khi theo học ở đây. Mặc dù học hành rất khó nhưng ở đây ko mấy ai học gì cả. Sau khi ổn định chỗ ở thì sv sẽ được đưa đi thử việc tại 1 NH/KS. Có người thử việc 3 ngày, có người 1 tuần hoặc 2 tuần. Thử việc thì ko có lương. Và sau đó bạn có thể được nhận hoặc bị từ chối. Khi bị từ chối, bạn sẽ tiếp tục đi thử việc tại một nơi khác cho tới khi được nhận. Khi được nhận thì bạn sẽ được ký hợp đồng 3 năm, trong đó 4 tháng đầu vẫn là thử việc, nếu làm ko tốt, bạn vẫn có thể bị đuổi. Yên tâm là 4 tháng này vẫn được nhận trợ cấp như chính thức. Thời gian làm việc thì khá khắc nghiệt. Vì NHKS hay đóng cửa muộn. Có bạn làm thâu đêm, có bạn thì 1~2 giờ sáng mới về đến nhà. Khi về nhà thì luôn trong tình trạng ganz kaputt. Vì ở Đức người ta làm việc rất kinh khủng, cả ngày có khi ko có 1 phút được đứng nghỉ. Tất nhiên vẫn có Pause để ăn trưa. Ở đây đi làm thì tốt nhất để điện thoại vào túi sách và khóa vào tủ, vì ko có kiểu vừa làm việc vừa nt điện thoại. Công việc thì các bạn phải xác định trước là vô cùng nhàm chán và mệt. Mới đến thì khả năng ngôn ngữ còn kém nên nhiều bạn sẽ phải đi lau chùi, dọn dẹp, tùy từng nơi, có bạn sẽ bị vào bếp rửa bát. Có bạn còn bị làm những việc vặt này trong suốt 6 tháng trời mà ko hề được tiếp xúc với khách hàng. Lát nữa mình sẽ nói sâu hơn về vấn đề này. Lên lớp thì học ko hiểu gì vì thầy cô thường nói rất nhanh trong khi sv Việt mình thì khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp thường là kém, cho dù đã có B1 hay B2. Giải pháp là cứ nhằm thằng người Đức mà ngồi gần, vừa đc thực hành tiếng, vừa được chép bài khi cô nói mà ko hiểu. Nhưng cũng tùy, ko phải đứa nào cũng muốn ngồi gần mình đâu.
Về vấn đề tâm trạng: 9/10 bạn mình hỏi thì đều có chung niềm hối hận khi qua đây học. Có bạn vừa sang tới nơi đã đòi về. Hôm qua chứng kiến một bạn phòng mình khóc thút thít khi gọi về cho gia đình, mình cũng thấy tội cho bạn ấy. Vì ở đây bạn ấy ko thích nghi được, công việc thì mệt mỏi và luôn có cảm giác bị coi thường. Mình khuyên bạn ấy hãy mạnh mẽ để quyết định, nếu ko thích ở đây thì hãy dũng cảm về nước. Nhưng bạn ấy nói là ko muốn ở nhưng cũng ko thể về vì đã tiêu tốn của gia đình gần 15.000 eu để sang được đây. Cố nốt 3 năm để đi làm kiếm tiền bù lại, chứ ko thì ko có mặt mũi nào để về cả. Mình cũng ko biết phải khuyên thế nào, vì nếu sống 3 năm liền trong sự chịu đựng này thì quả thật là khó nói trước. Còn 1 bạn nữa phòng mình thì vừa đi làm ở nơi thực tập, vừa làm thêm cho cửa hàng của người quen để mong sớm trả được số tiền đã chi để qua đây. Bạn ấy cứ lầm lũi đi làm mỗi ngày như thế, người thì hao gần đến thật tội. Thường thì mình ko mấy khi biết bạn ấy về lúc nào do là phải nửa đêm mọi người mới về. Giờ mình nói về những lý do chính khiến cho nhiều sv Việt chán nản khi sang Đức
Mình sẽ đi vào 2 phần chính: 1. Thực trạng học nghề NHKS tại Đức 2. Những lý do khiến các sv Việt cảm thấy hụt hẫng khi theo học ngành này, và giải pháp của cá nhân mình cho từng Problem Mình học ở trung tâm, có thể nói đây là trường đào tạo nghề NHKS chuyên nghiệp nhất rồi. Khi đến đây bạn sẽ có 2 khả năng: Một là lên núi ở, hai là được ở tại Wohnheim của trường. Cả hai đều mang đến nhiều bất cập. Lên núi có nghĩa là bạn được điều đi thực tập tại 1 NH/KS ở một nơi ko thuộc khu trung tâm. Ở đây thường khá là vắng vẻ, nhà cửa thưa thớt, ít các trung tâm dịch vụ và mua sắm. Cuộc sống sẽ rất buồn tẻ và nhàm chán, vì nó thường cách trường và zentrum khoảng 1h đi tàu. Khả năng thứ 2 là bạn được thực tập tại trung tâm. Như mình chẳng hạn. Nhà hàng nơi mình thực tập cách trường khoảng 5 điểm Strassenbahn, đi hết 5 phút. Mình sống tại Wohnheim. Khi mới bước vào đây, mình bị vỡ mộng toàn tập vì ko nghĩ ở Đức có thể tồn tại kiểu ktx như ở VN, 2~3, thậm chí 4 người/phòng.
Cứ 3 phòng chung 1 bếp và nhà vệ sinh. Mình may mắn được ở tầng 3, chỉ toàn con gái và phần lớn đều là những người có ý thức nên lúc nào cũng yên tĩnh và tách biệt. Còn từ tầng 2 trở xuống thì ...đậm chất ko gian Việt. Sinh viên nhà ta vẫn ko bỏ thói quen tụ tập, sống kiểu làng xã như ở VN. Ở dưới đó đúng là một nỗi khiếp sợ với mình mỗi lần lướt qua đây. Các phòng nam và nữ ở xen kẽ nhau, mỗi tối đều ầm ĩ tổ chức ăn uống tập thể, hát karaoke đến tận khuya, tụ tập cười nói và chửi bậy. Có lẽ học hành chán nản quá nên nhiều bạn có sở thích nói bậy để xả stress. Ngoài ra, theo thông tin mình được biết thì con trai ở đây còn tổ chức đánh bạc và sử dụng chất gây nghiện - ở Đức có 1 số chất gây nghiện ko bị coi là bất hợp pháp. Có thể nói là 1 cuộc sống đầy sa ngã đối với các bạn nam khi theo học ở đây. Mặc dù học hành rất khó nhưng ở đây ko mấy ai học gì cả. Sau khi ổn định chỗ ở thì sv sẽ được đưa đi thử việc tại 1 NH/KS. Có người thử việc 3 ngày, có người 1 tuần hoặc 2 tuần. Thử việc thì ko có lương. Và sau đó bạn có thể được nhận hoặc bị từ chối. Khi bị từ chối, bạn sẽ tiếp tục đi thử việc tại một nơi khác cho tới khi được nhận. Khi được nhận thì bạn sẽ được ký hợp đồng 3 năm, trong đó 4 tháng đầu vẫn là thử việc, nếu làm ko tốt, bạn vẫn có thể bị đuổi. Yên tâm là 4 tháng này vẫn được nhận trợ cấp như chính thức. Thời gian làm việc thì khá khắc nghiệt. Vì NHKS hay đóng cửa muộn. Có bạn làm thâu đêm, có bạn thì 1~2 giờ sáng mới về đến nhà. Khi về nhà thì luôn trong tình trạng ganz kaputt. Vì ở Đức người ta làm việc rất kinh khủng, cả ngày có khi ko có 1 phút được đứng nghỉ. Tất nhiên vẫn có Pause để ăn trưa. Ở đây đi làm thì tốt nhất để điện thoại vào túi sách và khóa vào tủ, vì ko có kiểu vừa làm việc vừa nt điện thoại. Công việc thì các bạn phải xác định trước là vô cùng nhàm chán và mệt. Mới đến thì khả năng ngôn ngữ còn kém nên nhiều bạn sẽ phải đi lau chùi, dọn dẹp, tùy từng nơi, có bạn sẽ bị vào bếp rửa bát. Có bạn còn bị làm những việc vặt này trong suốt 6 tháng trời mà ko hề được tiếp xúc với khách hàng. Lát nữa mình sẽ nói sâu hơn về vấn đề này. Lên lớp thì học ko hiểu gì vì thầy cô thường nói rất nhanh trong khi sv Việt mình thì khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp thường là kém, cho dù đã có B1 hay B2. Giải pháp là cứ nhằm thằng người Đức mà ngồi gần, vừa đc thực hành tiếng, vừa được chép bài khi cô nói mà ko hiểu. Nhưng cũng tùy, ko phải đứa nào cũng muốn ngồi gần mình đâu.
Về vấn đề tâm trạng: 9/10 bạn mình hỏi thì đều có chung niềm hối hận khi qua đây học. Có bạn vừa sang tới nơi đã đòi về. Hôm qua chứng kiến một bạn phòng mình khóc thút thít khi gọi về cho gia đình, mình cũng thấy tội cho bạn ấy. Vì ở đây bạn ấy ko thích nghi được, công việc thì mệt mỏi và luôn có cảm giác bị coi thường. Mình khuyên bạn ấy hãy mạnh mẽ để quyết định, nếu ko thích ở đây thì hãy dũng cảm về nước. Nhưng bạn ấy nói là ko muốn ở nhưng cũng ko thể về vì đã tiêu tốn của gia đình gần 15.000 eu để sang được đây. Cố nốt 3 năm để đi làm kiếm tiền bù lại, chứ ko thì ko có mặt mũi nào để về cả. Mình cũng ko biết phải khuyên thế nào, vì nếu sống 3 năm liền trong sự chịu đựng này thì quả thật là khó nói trước. Còn 1 bạn nữa phòng mình thì vừa đi làm ở nơi thực tập, vừa làm thêm cho cửa hàng của người quen để mong sớm trả được số tiền đã chi để qua đây. Bạn ấy cứ lầm lũi đi làm mỗi ngày như thế, người thì hao gần đến thật tội. Thường thì mình ko mấy khi biết bạn ấy về lúc nào do là phải nửa đêm mọi người mới về. Giờ mình nói về những lý do chính khiến cho nhiều sv Việt chán nản khi sang Đức