- Tham gia
- 14/5/20
- Bài viết
- 102
- Thích
- 1
- Điểm
- 18
- Triệu chứng của bệnh ghẻ nước:
+ Da nổi nhiều mụn nước: Đây là đấu hiệu đặc trưng, dễ nhận biết nhất của bệnh ghẻ. Trên vùng da bị bệnh sẽ xuất hiện các mụn nước có hình tròn, có chứa nước màu trắng ở bên trong và rất dễ vỡ. Mụn nước xuất hiện nhiều ở vùng kẽ ngón tay, đùi trong và vùng kín, chúng rất dễ lan rộng ra các vị trí khác. Mụn nước ở vùng kín thì sẽ có màu đỏ kích thước nhỏ hơn và gây ngứa rất nhiều.
+ Ngứa: Khi ghẻ đào hang để đẻ trứng sẽ gây ngứa cho người bệnh, vì vậy người bệnh sẽ gãi và chà sát tuy nhiên việc này chỉ kiến ghẻ lan rộng hơn. Vào ban đêm ghẻ nước sẽ hoạt động nhiều hơn vì vậy sẽ gây ngứa hơn rất nhiều.
+ Xuất hiên các rảnh ghẻ: Trên bề mặt da của người bệnh ta có thể thấy các rãnh nhỏ, dài khoảng 2 – 4mm vì ghẻ cái đào hang và đẻ trứng.
- Cách điều trị bệnh ghẻ cho bé?
Tuy bệnh ghẻ không để lại hậu quả nghiêm trọng nên nhiều người thường chủ quan. Nhưng bệnh ghẻ có thể lây lan, gây khó chịu cho bé và người chăm sóc ( cha, mẹ, ông bà,…). Vì vậy cần phải có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, nhiều người thường sử dụng các loại thuốc tây, tuy nhiên một số người vẫn lo sợ các tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé nên họ thường chọn sử dụng các loại lá để tắm cho bé.
Đây là những phương pháp tắm cho bé giá thành vừa hợp lý lại đem lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn khi sử dụng để điều trị bệnh ghẻ nước:
1. Tắm nước lá đào:
Lá đào có túc dụng giúp làm giảm ngứa, sát khuẩn vì vậy nên dân gian thường sử dụng nước lá đào để trị ghẻ lở, mẩn ngứa, chấy rận. Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một nắm lá đào sau đó đun sôi với nước và sử dụng nước này tắm 1 – 2 lần trong một ngày, nên sử dụng liên tục 20 ngày để có thể xoa dịu cơn ngứa và diệt khuẩn ghẻ.
2. Sử dụng nước lá trầu không:
Lá trầu không được dân gian đánh giá là phương thuốc trị ghẻ hiệu quả vì khả năng kháng khuẩn cực mạnh của nó nhưng lại rất an toàn cho trẻ nhỏ. Cách pha nước lá trầu không cũng như cách pha nước lá đào, bạn lấy một nắm lá trầu không thả vào nước và đun sôi để thu được tinh dầu, có thể cắt nhỏ để thu được nhiều tinh dầu hơn. Nếu da của trẻ không quá nhạy cảm có thể cho thêm một chút muối vào trong thời gian đun lá vì muối cũng có công dụng sát khuẩn rất tốt. Nên sử dụng nước lá trầu không đều dặn 4 – 7 ngày để có thể đem lại hiệu quả.
3. Tắm nước lá bạch đằng:
Sử dụng lá bạch đằng tươi rửa sạch, đun lấy nước và pha thêm nước để tắm nhiều lần vì trong lá bạch đằng có tinh dầu có khả năng kháng khuẩn và sát khuẩn cao. Không chỉ vậy, tinh dầu trong lá bạch đằng còn có tác dụng làm lành vết thương da, tránh bị nhiễm trùng.
Trên đây là những cách điều trị bệnh ghẻ nước cho bé mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho mọi người những kiến thức cần thiết, từ đó, giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này cũng như cách điều trị nó từ các loại thảo dược, từ đó giúp duy trì tốt sức khỏe cho bé.
-----Shop Thảo Dược – Quà Tặng Từ Thiên Nhiên-----
Website: shopthaoduoc.net
Phone: (028) 6685 8667
Hotline: 0901 94 9898
Add: 87 Ngô Quyền – Phường Hiệp Phú – Quận 9 – TP. Hồ Chí Minh.