Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh Ưu điểm về kinh tế, chất lượng cũng như đặt tính sử dụng của sơn tĩnh điện là gì?

NTTTrang2406

Thành viên cấp 1
Tham gia
22/1/19
Bài viết
25
Thích
0
Điểm
1
#1
Để những thiết bị kin loại cách điện, cách nhiệt, cách từ thì trong quá trình sản xuất người ta sẽ gia công thêm một lớp sơn tĩnh điện cho các thiết bị này. Vậy sơn tĩnh điện là gì? Có ưu nhược điểm gì so với những loại sơn thông thường. Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện là việc phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt những chi tiết cần che phủ, có 2 loại chất dẻo phổ biến trong sơn tĩnh điện chính là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt cứng. Nhựa nhiệt dẻo chính là chất hình thành 1 lớp phủ mà không cần phải trải qua quá trình biến đổi cấu trúc phân tử (như polyetylen, polypropylene, nylon, polyvinyclorua và nhựa nhiệt dẻo polyester), còn nhựa nhiệt rắn được xếp chéo qua nhau tạo ra 1 lớp màng vĩnh cửu chịu nhiệt và sẽ không bị tan chảy lại (epoxy, hybrit, uretan polyester, acrylic, polyester triglycidyl isoxyanuric).




Quá trình sơn tĩnh điện


Bên cạnh đó, sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì thuộc tính phủ ở dạng bột và khi đưa vào sử dụng nó sẽ được tích 1 dòng điện tích dương (+), khi đi qua 1 thiết bị được gọi là sung sơn tĩnh điện, cùng lúc vật sơn cũng sẽ được tích 1 điện tích âm (-) để tạo ra hiệu ứng giữa bột sơn và vật được sơn.

Bột sơn tĩnh điện là gì?

Bột sơn tĩnh điện là vật liệu được sử dụng trong kỹ thuật sơn tĩnh điện, gồm 3 thành phần: nhựa, bột màu và các chất phụ gia khác.




Bột sơn tĩnh điện

Phân loại bột sơn tĩnh điện

Hiện nay bột sơn tĩnh điện có 4 loại phổ biến: bóng (gloss), mờ (matt), cát (texture), nhăn (wrinkle). Những loại bột sơn được dùng cho 2 điều kiện trong nhà và ngoài trời.
Điều kiện bảo quản bột sơn tĩnh điện
Bột sơn tĩnh điện rất an toàn vì không sợ cháy nổ do nó ở dạng bột khô và không chứa dung môi. Chỉ cần đáp ứng đúng những điều kiện sau là chúng ta có thể bảo quản bột sơn an toàn và hiệu quả:
– Để bột nơi khô ráo và thoáng mát
– Bảo quản ở nhiệt độ dưới 33oC (phù hợp với khí hậu của Việt Nam)
– Lúc chất bột sơn không nên để quá 5 lớp.

Lớp sơn tĩnh điện có bền không?

Sau khi biết được thông tin về bột sơn tĩnh điện thì thắc mắc tiếp theo mà các bạn hay hỏi đó là độ bền của lớp sơn tĩnh điện. Về độ bền của nó vượt trội hơn so với giải pháp sơn truyền thống. Nhưng sẽ tốn chi phí gấp đôi. Màng sơn bám cứng và không bền bỉ. Không phù hợp trong môi trường có sự va đập cao.

>>> Tìm hiểu thêm về sơn tĩnh điện xem tại đây

Ưu điểm nổi bật của kỹ thuật sơn tĩnh điện

Phần lớn các nhà kỹ thuật trên thế giới đều công nhận 1 điều: Rất hiếm có một kỹ thuật hiện địa nào như sơn tĩnh điện, được phát minh và đưa vào sử dụng dùng cho sản xuất, thay thế cho kỹ thuật cũ nhưng mà cho chất lượng cao, hạ được chi phí sản phẩm trong khi chi phí đầu tư vẫn như kỹ thuật cũ.





Ưu điểm về kinh tế

– Không cần phải sử dụng đến sơn lót khi phun sơn bằng kỹ thuật sơn tĩnh điện
– 99% sơn được sử dụng triệt để, trong quá trình phun sơn nếu sơn không bám vào sản phẩm có thể dễ dàng thu hồi và tái sử dụng cho những lần sau.
– Tiết kiệm thời gian hoàn thiện sản phẩm
– Nếu phun sơn không đạt yêu cầu hoặc những khu vực khác bị ảnh hưởng có thể lau chùi dễ dàng.

Ưu điểm về đặc tính sử dụng

– Do dung hệ thống phun sơn bằng súng tự động nên quy trình sơn có thể được thực hiện tự động hóa dễ dàng
– Khi bột sơn bám lên người có thể dễ dàng lau chùi, không cần sử dụng dung môi hay chất tẩy rửa để làm sạch.

Ưu điểm về chất lượng

– Sơn tĩnh điện bền, bóng, mịn tuyệt đối
– Không bị gỉ mặc dù thường xuyên tiếp xúc với những tác động xấu từ thời tiết ngoài trời, nên bạn có thể vô tư để tạo nên các sản phẩm ngoài trời.
– Màu sơn tĩnh điện đa dạng và phong phú.

Ngoài những ưu điểm trên thì sơn tĩnh điện còn có nhiều những ưu điểm khác có lợi cho người sử dụng và nhà sản xuất. Hy vọng những thông tin mà http://www.sonhiepthanh.com.vn cung cấp bên trên về sắt sơn tĩnh điện sẽ giúp mọi người hiểu hơn, đặc biệt là áp dụng trong cuộc sống của mình một cách hiệu quả nhất.
 

Đối tác

Top